Cây cầu Rồng |
Nguyên Anh
Một công trình của quan
Thanh xứ Đà khi nhậm chức quan phụ mẫu tỉnh Đà Nẵng, cây cầu Rồng niềm
vinh hạnh của người dân nói chung và quan Thanh nói riêng đang biến
thành cầu Giun.
Cây cầu độc nhất vô nhị trên thế giới vì ngoài nhiệm vụ giao thông nó
còn mang tính cải lương vì phun lửa ào ào đã làm cho nhiều tay bồi bút
thổi đu đủ lên tới tận mây xanh và làm cho nhiều người dân xứ đó tiếp
tay nổ văng xác pháo, thế nhưng họ không biết cây cầu đó là một cây cầu
hoang phí trong khi dân Đà Nẵng tuyệt đại dân số là nghèo, một bộ phận
lớn phải bỏ quê cha đất tổ lây lất vào Sài Gòn bán vé số mưu sinh, làm
đủ thứ nghề để kiếm sống, một số thì ngày tư ngày tết phải nhờ vào lòng
hảo tâm của người dân cả nước cứu trợ vật phẩm cần thiết để đón xuân.
Cây cầu Rồng được làm với kinh phí 1.700 tỷ đồng (85 triệu usd) một số
tiền không nhỏ nếu đầu tư vào giáo dục, y tế hoặc dùng để làm các cầu bê
tông vùng nông thôn hẻo lánh để các em học sinh đến trường thoát nạn đu
dây, đi đò đã được quăng vào một cây cầu hào nhoáng nhằm thỏa mãn cái
bản ngã của ông Nguyễn Bá Thanh người trị vì lúc đó.
Thế nhưng sau khi phát ngôn và khai trương cây cầu có tuổi thọ vĩnh cửu thì bây giờ nó đã nứt toác, thấm nước tè le!
Bây giờ nó đã nứt toác, thấm nước tè le! |
Báo mạng VNExpress dẫn lời ông Nguyễn Hà Nam, phó giám đốc Ban Quản
Lý Dự Án cầu Rồng thuộc Sở Giao Thông-Vận Tải Đà Nẵng xác nhận, những
đường nứt nói trên đã sớm xuất hiện chỉ một tháng sau ngày cầu được đưa
vào hoạt động.
Ông này cho rằng đó là những đường nứt “cấu tạo vì nhiệt độ, chứ
không phải vì kết cấu.” Ông Nam còn viện dẫn rằng, đa số các công trình
xây dựng cầu đều không thể không bị nứt, nhất là vì cầu Rồng có nhiều
nhịp liên hợp, có khối bê tông và chiều dài lớn nên “khó tránh khỏi bị
nứt.”
Ông Nam cam kết rằng đơn vị bảo hành sẽ trát xi măng, không để nước
mưa xâm nhập, ăn mòn khối sắt thép ở mố dầu. Dư luận tỏ ra lo ngại khi
nghe ông này nói rằng “không thể kết luận khi nào cầu Rồng sẽ không còn
nứt.” [1]
Ông Nguyễn Hà Nam phó ban quản lý dự án cầu Rồng ngụy biện đấy là do cấu
tạo nhiệt độ chứ không phải vì kết cấu sẽ dùng xi măng… vá lại các vết
nứt!
thêm một thiên tài bại não cho nó xứng với trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn bá Thanh!
Mà nhiệt độ của miền Trung nói riêng và cả cái nước Việt Nam có gì là lạ, một quốc gia nhiệt đới với gió mùa, nắng mưa và bão.
Hay các nhà thi công người Mỹ xây cây cầu họ tính theo thời tiết xứ họ?
Những chuyên viên nước ngoài không ngu như vậy!
Một cây cầu được cho là vĩnh cửu mà lại nứt toác chỉ có thể lý giải chất
lượng thi công quá tồi, xi măng được dùng không đúng nhãn mác yêu cầu,
chất lượng bên trong bị rút ruột cho nên sau khi đưa vào hoạt động một
thời gian nó đã không chịu nỗi mật độ giao thông mà phải tố cáo sự tắc
trách của các quan trong đó nó cũng cho biết nó bị ăn bớt những gì, từ
sắt thép cho đến vật tư từ đấu thầu cho đến kê khống giá trị thực tế, và
ai đã cùng ăn phần đó mà không biết phần lại quả cho quan phụ mẫu chi
dân?
Cũng như thủy điện Sông Tranh 2, sau khi nứt thì các quan cho người dùng
xi măng trét lại, nhưng trét đầu này nó xì đầu khác, vì nước thấm làm
sao mà chặn? muốn nó hết chỉ có cách đập nát và thi công lại với chất
lượng đúng yêu cầu thì mới có cơ may không thấm nước và cây cầu Rồng
cũng không ngoại lệ.
Quốc Hội của nước Việt Nam đang ngồi họp đó với đại biểu các tỉnh thành
sao không thấy ai lên tiếng hay các vị bại não hết rồi cho nên chỉ bàn
những chuyện bên lề, còn quan Thanh xứ Đà còn đưa cái mặt mốc ngồi đó
làm gì, mau mà về khiêng xi măng trét cho cái câu cầu thế kỷ niềm tự hào
của mình?
Khi cây cầu hoàn thành thì một đám bồi bút lau nhau thi nhau ca ngợi,
còn nay nó nứt tòe loe sao không thấy tên nào nhảy vào bốc phét?
Buồn cho cây cầu đất nước, nó cũng muốn nổi tiếng thành một cây cầu
Golden Gate của Việt Nam nhưng dưới những cái đầu bại não nó đã hóa
thành Golden túi (vì tiền lại quả đã hóa thành vàng chảy vô túi, từ túi
các quan cho đến cái phong bì của anh thợ viết!)
Cho nên nó có xì, có thấm cũng là điều vô cùng dễ hiểu!
Nguyên Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét