Chàng Adam và nàng Eva |
Vũ Tất Tiến
Dù ở phương Đông hay phương Tây, người ta vẫn coi Rắn là một con vật nguy hiểm, đáng sợ. Nhưng không phải loài rắn nào cũng độc.
Trong Thánh Kinh của
đạo Gia Tô giáo, Rắn là hiện thân của quỷ Sa tăng-kẻ thù của chúa Trời.
Từ thuở khai sinh lập địa, chính con Rắn đã xúi nàng Eva hái trái Pôm ăn
và cho chàng Adam ăn, trong lúc Chúa cấm cặp vợ chồng đầu tiên của trái
đất ấy không được ăn trái Pôm, vì ăn trái cấm sẽ biết hết các việc
huyền bí của tạo hóa.
Trong lịch sử Ai
Cập thời cổ đại, Hoàng hậu Cleopatre đã tự sát bằng …nọc Rắn độc. Bị
Octava đánh bại ở trận thủy chiến Actium, Cleopatre nghe nói Octava sẽ
bắt nàng làm tù binh và đem về La Mã bêu riếu. Hoàng hậu liền bắt con
rắn Aspic để lên ngực mình cho nó cắn. Rắn mổ vào núm vú Cleopatre,
truyền nọc độc vào người và không đầy năm phút sau nàng lăn ra chết
ngay.
Trong lịch sử Việt Nam cũng có chuyện Rắn báo oán. Ngày 27 tháng 7
năm Nhâm Tuất (1442) vua Lê Thái Tông (1433-1442) đi tuần du ở miền
Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh (Hải Dương bây giờ). Lúc trở về, nhà
vua được Nguyễn Trãi ra đón và mời Vua ngự tại chùa Côn Sơn (nơi ở của
Nguyễn Trãi). Ngày 4 tháng 8 (âm lịch), Vua ngự giá về đến Lệ Chi Viên
(Vườn vải) huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình-Bắc Ninh), được người
thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ đi theo hầu mời rượu. Đêm đó Vua
chết đột ngột (lúc mới 20 tuổi). Bọn gian thần trong triều đã vu cho
Nguyễn Thị Lộ ám hại Vua và kết tội “tru di tam tộc” (tử hình ba đời)
Nguyễn Trãi. (Ngày 16 tháng 8 năm 1442 Nguyễn Trãi và ba đời họ tộc bị
hành hình).
Theo thần thoại Hy Lạp thì Esculape-con của Apolon nhờ con Rắn thần
ở Epidaure mà chữa khỏi được nhiều bệnh. Do sự tích đó mà ngày nay
người ta vẫn coi Esculape là ông Tổ của ngày y khoa. Vì thế ở cửa các
hiệu thuốc Tây người ta thường vẽ biểu tượng của ngành Y học là hình một
con Rắn cuốn quanh một cốc rượu hoặc một cái ly.
Người Ai Cập lại thờ Thần Rắn. Theo thần thoại Ai Cập thì Rắn Thần
sinh ra Trời-Đất. Trong vũ trụ bao la bất tận, Rắn Thần xuất hiện và
sinh ra một cái trứng. Trứng này tách ra làm hai: một nửa là Vòm trời có
trăng sao, mây gió và các thiên thần…, một nửa là Trái đất có súc vật,
cỏ cây, non nước và con người…
Rắn Thần Cesha |
Như vậy đối với
người Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ thì Rắn là một con vật linh thiêng, giúp cho
loài người, chứ không có hại, cho nên các dân tộc này đều thờ Thần Rắn.
Trong lịch sử các cuộc chiến tranh thời xa xưa cũng có câu chuyện
đại tướng Anibal thắng Hoàng đế La Mã (năm 210 trước công nguyên) nhờ
mưu kế sau đây: Ông cho bắt hàng nghìn con rắn bỏ vào mấy trăm cái hũ
rồi sai thủy thủ ném sang tàu chiến của La Mã. Rắn bò đày tàu, quân lính
La Mã sợ bị rắn cắn chạy tán loạn, không đánh được nữa. Thế là Anibal
cho binh lính đổ bộ chiếm thành Roma. Cũng do bại trận mà viên quan chỉ
huy hải quân La Mã là Caius Claudius Nero ra lệnh cho viên y sĩ
Andromachus phải tìm ra một thứ thuốc trị nọc rắn. Andromachus nghiên
cứu các loài rắn và khám phá ra rằng nếu con rắn có nọc độc thì chính
trong người nó cũng phải có một chất gì đó chống lại nọc độc ấy, nghĩa
là trong cơ thể rắn phải có chất trừ độc. Andromachus yêu cầu binh sĩ La
Mã nào bị rắn cắn, phải kiếm rắn lục, chặt đầu rồi nướng ăn. Theo cách
đó các thủy binh La Mã đã thoát khỏi hiểm nguy của nọc rắn độc. Như vậy
sự khám phá y học về cách loại trừ nọc rắn độc đã có từ hai nghìn năm
trước công nguyên.
Thật ra không phải loài rắn nào cũng có nọc độc. Trên thế giới hiện
nay có khoảng 2,500 loài rắn, trong số đó chỉ có 175 loài rắn độc. Tất
cả các loài rắn đều có ích, vì chúng ăn chuột và săn bắt các loài côn
trùng phá hoại mùa màng. Rắn chỉ cắn người khi nào ta đụng đến nó hoặc
định bắt nó.
Vũ Tất Tiến
0 nhận xét:
Đăng nhận xét