Sinh viên tốt nghiệp đại học đành phải bán nước mía vì không tìm được việc làm. (Hình: báo Tuổi Trẻ) |
Ðược
đào tạo không phù hợp nhu cầu của nền kinh tế, hàng trăm cử nhân, thạc
sĩ tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam đã phải làm mọi việc có thể, từ
bán nước mía đến... chăn vịt...Tình trạng thất
nghiệp càng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây vì nhu cầu tuyển
dụng người tốt nghiệp trường đại học giảm mạnh.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời
bà Lê Thị Thanh Mai, cán bộ trường Ðại Học Quốc Gia ở Sài Gòn nói rằng
sinh viên Việt Nam ngày càng khó tìm việc vì số người tốt nghiệp đại học
dư thừa so với nhu cầu tuyển dụng.
Ông Hoàng Ðức Bình, cán bộ trường Ðại Học Hoa Sen cũng xác nhận rằng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nhiều công ty, nhà máy ở Sài Gòn hiện nay “bằng không.” Trong khi đó, nhiều công ty khác thì lại giảm đáng kể nhân viên để giảm chi phí điều hành hoạt động.
Phúc trình của bà Lương Thị Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Á Châu trình bày tại cuộc hội thảo về nguồn nhân lực mới đây tại Sài Gòn nói rằng, số sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm chiếm tỉ lệ đến 50%. Theo bà, mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục đại học hiện nay không sát nhu cầu của nền kinh tế, làm lãng phí tiền của xã hội rất lớn.
Ông Hoàng Ðức Bình, cán bộ trường Ðại Học Hoa Sen cũng xác nhận rằng nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nhiều công ty, nhà máy ở Sài Gòn hiện nay “bằng không.” Trong khi đó, nhiều công ty khác thì lại giảm đáng kể nhân viên để giảm chi phí điều hành hoạt động.
Phúc trình của bà Lương Thị Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Á Châu trình bày tại cuộc hội thảo về nguồn nhân lực mới đây tại Sài Gòn nói rằng, số sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm chiếm tỉ lệ đến 50%. Theo bà, mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục đại học hiện nay không sát nhu cầu của nền kinh tế, làm lãng phí tiền của xã hội rất lớn.
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, tình trạng sinh
viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm đã là vấn đề “nhức nhối”
từ 5 năm nay. Một sinh viên tốt nghiệp cử nhân một trường đại học lớn ở
Sài Gòn, tên Lê Trung Hiếu, cho biết ra trường từ năm 2008 đến nay vẫn
không tìm được việc làm. Cuối cùng, anh nói rằng đã phải đảm đương công
việc nhà giúp cha mẹ: coi vườn tược và... nuôi vịt đẻ.
Cũng có những sinh viên phải chịu khó “lóc cóc” đạp xe mỗi ngày đến từng nhà học sinh, làm gia sư cho các em để kiếm sống.
Tại quận 12, Sài Gòn, người ta còn thấy xuất hiện một cựu sinh viên trường đại học quốc tế Hồng Bàng đứng bán nước mía cho người qua lại.
Anh Ngô Văn Sa, tốt nghiệp ngành thể dục thể thao trường đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, đi đâu cũng bị từ chối đơn xin việc. Vì vậy, cuối cùng thì anh đành chấp nhận “nghề” bán nước mía để kiếm tiền thuê phòng trọ, sống lây lất qua ngày. (PL)
Cũng có những sinh viên phải chịu khó “lóc cóc” đạp xe mỗi ngày đến từng nhà học sinh, làm gia sư cho các em để kiếm sống.
Tại quận 12, Sài Gòn, người ta còn thấy xuất hiện một cựu sinh viên trường đại học quốc tế Hồng Bàng đứng bán nước mía cho người qua lại.
Anh Ngô Văn Sa, tốt nghiệp ngành thể dục thể thao trường đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, đi đâu cũng bị từ chối đơn xin việc. Vì vậy, cuối cùng thì anh đành chấp nhận “nghề” bán nước mía để kiếm tiền thuê phòng trọ, sống lây lất qua ngày. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét