Ngô Quảng
Ngay sau khi một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) đâm đổ hàng
rào an ninh và bốc cháy sau khi húc vào cầu đá có tên Kim Thủy Kiều trước cổng
Tử Cấm Thành ở quảng trường Thiên An Môn (nơi có treo hình ông Mao Trạch Đông)
vào trưa ngày 28/10/2013 làm cho 5 người thiệt mạng và 39 người khác bị thương,
tin tức kèm theo hình ảnh đã tràn ngập mạng Internet. Các ký giả của đài AFP
(Pháp) và BBC (Anh) và nhiều báo đài quốc tế khác đang có mặt tại Bắc Kinh đã
chạy ngay đến chụp hình, thu tin. Nhiều ký giả bị lực lượng an ninh bắt giữ,
không cho hành nghề, bất kể các thư kháng nghị của nhiều cơ quan truyền thông
quốc tế. Riêng đài truyền hình NHK của Nhật - có thể xem được ở Trung quốc qua
hệ thống vệ tinh - liền bị phá sóng trong phần tin tức 7 giờ sáng ngày hôm sau
vì đưa tin này và chiếu cảnh xe cháy trước quảng trường Thiên An Môn.
Trong cuộc họp báo định kỳ của bộ Ngoại giao Trung quốc, các ký giả nước ngoài đặt câu hỏi về sự kiện xảy ra vào trưa ngày 28, đặc biệt là tai nạn có liên quan đến khủng bố hay không. Nữ phát ngôn nhân Hua Chun Ying (Hoa Xuân Oánh) trả lời là không biết vì chưa được thông báo gì cả. Một ngày sau, báo đài chính thức của Bắc Kinh tuyên bố đây là một vụ tấn công của "bọn khủng bố Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) có tổ chức". Giới bình luận lẫn cư dân mạng lập tức tỏ vẻ nghi ngờ về cáo buộc này và cho rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh đã đắn đo nhiều về nội dung công bố để giảm tác động lên Hội nghị Trung ương Đảng CSTQ lần thứ 18 sẽ tổ chức từ ngày 9 đến 12 tháng 11 gần địa điểm xảy ra sự kiện.
Trong cuộc họp báo định kỳ của bộ Ngoại giao Trung quốc, các ký giả nước ngoài đặt câu hỏi về sự kiện xảy ra vào trưa ngày 28, đặc biệt là tai nạn có liên quan đến khủng bố hay không. Nữ phát ngôn nhân Hua Chun Ying (Hoa Xuân Oánh) trả lời là không biết vì chưa được thông báo gì cả. Một ngày sau, báo đài chính thức của Bắc Kinh tuyên bố đây là một vụ tấn công của "bọn khủng bố Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) có tổ chức". Giới bình luận lẫn cư dân mạng lập tức tỏ vẻ nghi ngờ về cáo buộc này và cho rằng giới lãnh đạo Bắc Kinh đã đắn đo nhiều về nội dung công bố để giảm tác động lên Hội nghị Trung ương Đảng CSTQ lần thứ 18 sẽ tổ chức từ ngày 9 đến 12 tháng 11 gần địa điểm xảy ra sự kiện.
Dân cư mạng Trung Quốc không tin phiên bản của nhà nước vì
trong quá khứ đã có nhiều vụ các Con Ông Cháu Cha đua xe trên đường phố hoặc
lái xe say gây tai nạn. Các vụ này liền được bưng bít nghiêm ngặt. Trong một số
vụ, cả đời hiệu và màu của chiếc xe, như "Corvette đỏ", lập tức trở
thành từ khóa mà dân chúng không lục tìm trên mạng được nữa. Cùng lúc báo đài
đăng những lý do vớ vẩn về "tai nạn". Vụ xảy ra ngày 28/10 có nhiều
chỉ dấu tương tự. Các dân cư mạng còn dẫn chứng nếu bà vợ của cựu Thủ tướng Ôn
Gia Bảo còn dám đưa bị can giả bà Cốc Khai Lai (vợ ông Bạc Hy Lai) ra hầu tòa
thì có việc gì mà công an Trung Quốc không dám làm.
Còn giới phân tích không tin kết luận khủng bố của nhà nước
Trung Quốc đưa ra, trước hết vì trên xe không có chất nổ và cũng không có súng
đạn. Và nếu nói đây là vụ "khủng bố có tổ chức" thì lại càng vô lý
xét theo tiêu chuẩn quốc tế, như vụ hai anh em đặt bom ở Boston vào năm 2012
hay vụ bắt con tin ở khu thương xá tại nước Kenya. Thế giới lại càng khó tin
Bắc Kinh khi Chủ tịch Cộng đồng ngườiUyghur lưu vong là bà Rabiye Qadir lên
tiếng yêu cầu quốc tế cử người đến điều tra và thách thức Bắc Kinh dám để quốc
tế vào điều tra độc lập.
Trước thái độ nghi ngờ của cả công luận Trung Quốc và quốc
tế, nhà cầm quyền Bắc Kinh lại càng cố làm cho sự việc thêm nghiêm trọng. Công
an được lệnh lục soát và bắt giữ bất cứ người gốc Uyghur nào đang ở các khách
sạn tại Bắc Kinh trong lúc báo đài thông tin về "chiến dịch chống khủng
bố".
Nhưng điều làm giới ký giả ngoại quốc ngạc nhiên là một số nhân
sự được biết chắc là thuộc cánh của ông Hồ Cẩm Đào đã ngầm thả tin cho họ rằng:
chính việc ra tay đàn áp người Uyghur do ông Tập Cận Bình chỉ đạo từ tháng 4
cho đến tháng 6 năm nay là nguyên nhân đưa đến vụ việc "trả thù" vừa
rồi. Phe ông Hồ Cẩm Đào còn tiết lộ thêm rằng đã có một cuộc gặp gỡ kín vào
tháng 7/2013 giữa 2 "bố già": cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và
cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Trong cuộc họp này, việc đàn áp người Uyghur
đã bị Hoa Kỳ và các quốc gia Âu châu phản đối kịch liệt và xem đó là trở ngại
lớn trong bang giao với Trung Quốc. Ông Giang Trạch Dân biện hộ bằng lời tố cáo
ngược rằng người Uyghur ở Tân Cương muốn phân chia đất nước Trung quốc nên
chính phủ của ông Tập Cận Bình buộc phải sử dụng biện pháp mạnh, và cá nhân ông
Giang Trạch Dân ủng hộ chính sách đó.
Tưởng cần nhắc lại, trong suốt các thập niên hậu Đặng Tiểu
Bình có 2 phe cánh chính kình nhau ở thượng tầng, đó là cánh "thái
tử", tức các con cháu của những "đại công thần" từ thời Mao
Trạch Đông như Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình, Bạc Hy Lai, v.v...; và cánh
"leo thang từ dưới lên", đặc biệt qua hệ thống đoàn Thanh Niên Cộng
Sản, như Hồ Cẩm Đào, v.v... Vẫn theo "lời dạy" của Đặng Tiểu Bình để
lại, ghế cầm quyền cao nhất được luân phiên giao cho đại diện của mỗi phe giữ
10 năm. Để cùng tồn tại, cả 2 phe ít là cho đến nay đã giữ đúng giao ước này
tuy kình địch nhau gay gắt bên dưới. Cụ thể như khi phe Hồ Cẩm Đào rỉ tai về
việc Tập Cận Bình đàn áp dân tộc thiểu
số Uyghur, tay chân của ông Tập Cận Bình phản pháo ngay bằng những chứng cớ cho
thấy ông Hồ Cẩm Đào trong những năm nắm chức Bí thư Đảng Ủy "khu tự
trị" của dân tộc thiểu số Tây Tạng đã tàn ác hơn nhiều.
Tóm lại, chuyện "khủng bố" đang được cả 2 phe
trong chính trường Trung Quốc xử dụng để sát phạt nhau thẳng tay, đặc biệt
trước và trong cuộc chạy đua giành ghế kịch liệt tại Hội nghị Trung ương Đảng
CSTQ thứ 18 sắp tới./.
Ngô Quảng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét