Một cảnh đập phá nhà máy Trung Quốc. |
Căng thẳng ở Biển Đông đã gia tăng hừng hực hôm thứ ba 13/5 khi
Trung Quốc trả đòn Hoa Kỳ sau những tuyên bố của Ngoại Trưởng Mỹ John
Kerry khi ông nói hành động của TQ là ‘đầy khiêu khích’.
Phát ngôn nhân Jen Psaki của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay: “Ông
Kerry nhận định chuyện TQ đưa giàn khoan và nhiều tàu vào vùng biển
tranh chấp với VN là một hành động khiêu khích và thúc giục đôi bên cần
kềm chế và giải quyết mâu thuẫn theo luật quốc tế”.
Trung Quốc tỏ ra rất bực bội với các phát biểu này, vì luôn cho là
‘chuyện xung đột ở Biển Đông phải giải quyết trên căn bản song phương’.
Bắc Kinh tố cáo Washington sau khi ‘xoay trục về châu Á’, đã liên kết
với hai ‘thế lực thù địch của TQ là Nhật Bản và Philippines lại’.
Bà Hua Chunyng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ, trong cuộc họp báo thường lệ, đã nói: “Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ cần suy nghĩ chín chắn, thực ra họ muốn chơi ván bài gì đây? Ông Kerry cần nhìn vấn đề Biển Đông một cách khách quan và thận trọng hơn mới phải”.
Bà Hua Chunyng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ, trong cuộc họp báo thường lệ, đã nói: “Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ cần suy nghĩ chín chắn, thực ra họ muốn chơi ván bài gì đây? Ông Kerry cần nhìn vấn đề Biển Đông một cách khách quan và thận trọng hơn mới phải”.
Trong khi đó tin tức từ Biển Đông cho hay các tàu VN và TQ lại xáp
trận phun nước dữ dội, tàu TQ húc mạnh vào tàu VN nhưng không có ai bị
thương. Phía TQ vẫn giữ lập trường cố hữu là ‘tàu bè VN phải chấm dứt
gây hấn và phải rút hết’.
Các quan sát viên quốc tế nhận thấy ‘liên tiếp gần đây tại nhiều
nơi ở VN đã nổ ra những cuộc biểu tình đầy giận dữ của dân chúng chống ý
đồ bành bá của Bắc Kinh mà không bị đàn áp, cho thấy Hà Nội đã thực sự
‘bật đèn xanh’ cho chiến dịch trong công luận tố cáo TQ. Rất đông thanh
niên Việt kéo đến các nhà máy của Trung Quốc tại Bình Dương và các vùng
phụ cận đập phá, nhất là các bảng hiệu tiếng Tàu và các cửa sổ kính.
Taylor Fravel, giáo sư chính trị học tại viện MIT của Mỹ, nhận xét:
“Theo tôi chiến cuộc có thể bùng ra, nhưng không phải là chiến tranh
toàn diện, tình hình mà TQ gặp phải từ VN nguy hiểm hơn từ Philippines
rất nhiều”.
Theo ông Fravel, TQ lần này có vẻ tức giận vì sau khi chiếm Hoàng
Sa từ VNCH năm 1974, Bắc Kinh cứ tưởng họ sẽ ‘độc bá đồ vương’ ở đây nên
họ vừa bất ngờ vừa tức tối trước sự đề kháng rất dữ dội của VN lần này.
Trường Giang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét