Ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là Bầu Kiên, bị kết án 30 năm tù trong phiên xử sơ thẩm ở Hà Nội ngày 9/6/2014. (Hình: AFP/Getty Images) |
Ông
Nguyễn Đức Kiên, thường được gọi là Bầu Kiên, một trong những người
giầu nhất Việt Nam thời cộng sản mở cửa cải cách kinh tế, bị kết án 30
năm tù đối với 4 tội danh bị cáo buộc.
Trong buổi kết án
hôm Thứ Hai 9/6/2014 tại Hà Nội, tòa án đã kết án như trên đối với ông
Nguyễn Đức Kiên, 50 tuổi, với 4 tội danh gồm “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép”.
Đây là một trong những vụ án kinh tế nổi bật trong những năm gần đây
tại Việt Nam mà giới bình luận thời sự tin rằng nó là hậu quả của các
trò đấu đá trong hậu trường chính trị và thế lực “lợi ích nhóm” của nhà
cầm quyền trung ương.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam ngày 21/8/2012, ít ngày sau thì tổng
giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) Lý Xuân Hải bị bắt theo. Dư luận rúng
động và các người có tiền gửi ngân hàng này và nhiều ngân hàng khác hốt
hoảng rút tiền vì sợ mất trắng khi ngân hàng sụp đổ. Ngân hàng Nhà nước
phải bơm hàng ngàn tỉ đồng, giúp các ngân hàng, đặc biệt là ACB, có đủ
thanh khoản và trấn an dư luận rằng tiền của họ không mất, được bảo đảm.
Ông Kiên là một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng ACB và từng ở
trong hội đồng quản trị. Từ những chi tiết được bật mí sau khi ông
Nguyễn Đức Kiên và hàng loạt những nhân vật đầu não của ACB bị bắt,
người ta được thấy hệ thống ngân hàng thương mại và cả quốc doanh tràn
đầy những khuất tất, nợ xấu, “sở hữu chéo”.
Theo cáo buộc thấy phổ biến trên báo, ông Nguyễn Đức Kiên bị cho là
từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2008, đã thông qua 6 công ty do ông làm
chủ tịch HĐQT hoặc chủ tịch hội đồng thành viên để “tổ chức hoạt động
kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng trái quy định với tổng
số tiền gần 21,500 tỷ đồng”.
Thông qua một trong các công ty này, ông Kiên bị cáo buộc “trốn thuế
hơn 25 tỷ đồng trong thương vụ kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài
lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB.” Ông còn bị truy tố về tội “lừa đảo
bán 20 triệu cổ phần của Công ty thép Hoà Phát (đã thế chấp tại ngân
hàng) cho Công ty TNHH Một thành viên thép Hoà Phát, chiếm đoạt 264 tỷ
đồng.”
Một trong những tội trạng của ông đọc tại tòa nói ông Kiên còn cùng
cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải, 3 cựu phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB
là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, cựu phó tổng giám đốc
Huỳnh Quang Tuấn “thống nhất uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ
chức tín dụng. Trong số này có 718 tỷ đồng vào Vietinbank và đã bị
Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ,
Vietinbank Sài Gòn) chiếm đoạt.”
Ngoài ra, ông bị cho là “với hành vi thống nhất, ban hành chủ trương
mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các viên chức chỉ huy cấp cao
của ACB còn bị cáo buộc đã ra chủ trương đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB
trái quy định của nhà nước, gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng”.
Luật sư của ông Nguyễn Đức Kiên phản bác rằng ông không làm gì trái
pháp luật trong khi ông bị “Hội đồng xét xử” cáo buộc “không thành khẩn
khai báo nên cần có bản án nghiêm khắc”. Ngoài án tù, ông còn bị phạt 75
tỉ đồng (hay khoảng 3.6 triệu USD) về tội trốn thuế.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị cho là “thông qua 6 công ty đã kinh doanh
không đúng đăng ký hơn 21,400 tỷ đồng. Các công ty này không có giấy
chứng nhận kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, thực tế không có hoạt động kinh
doanh gì khác ngoài lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, mục đích lập các
công ty trên Bầu Kiên chủ yếu kinh doanh cổ phần, cổ phiếu. Hành vi kinh
doanh của bị cáo Kiên núp dưới hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, thoả
mãn đầy đủ dấu hiệu kinh doanh trái phép”.
Liên quan trong vụ án này một số nhân vật cầm đầu ngân hàng ACB bị
các bản án nhẹ hơn vì chỉ bị quy cho tội “Cố ý làm trái”. Ông Lê Vũ Kỳ
bị 5 năm tù. Ông Trịnh Kim Quang bị 4 năm tù. Ông Phạm Trung Cang bị 3
năm tù. Ông Lý Xuân Hải bị 8 năm tù. Và ông Huỳnh Quang Tuấn bị 2 năm
tù.
Hai thuộc cấp của ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Trần Ngọc Thanh bị 5 năm 6 tháng tù và bà Nguyễn Thị Hải Yến bị 5 năm tù.
Hai thuộc cấp của ông Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm Trần Ngọc Thanh bị 5 năm 6 tháng tù và bà Nguyễn Thị Hải Yến bị 5 năm tù.
Nhà cầm quyền Hà Nội từng cam kết cải cách hệ thống ngân hàng, giải
quyết cái núi nợ xấu, thực hiện các nguyên tắc điều hành ngân hàng như
thông lệ quốc tế, nhưng giới quan sát quốc tế nhiều lần kêu ca rằng các
cải cách chỉ có tính cách nhỏ giọt, không đủ làm cho hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam trở nên minh bạch. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét