Du khách Trung Quốc ồ ạt đổ vào Ðà Nẵng trước đây, nay chỉ còn vài ngàn người mỗi tháng. (Hình: Infonet) |
Sự lệ thuộc và trông chờ du khách Trung Quốc của ngành du lịch Ðà Nẵng kéo dài nhiều năm nay, đã đến lúc phải trả giá.
Số lượng du khách Trung Quốc đến thành phố này giảm 90% kể từ giữa
tháng 5, 2014 cho đến nay, đã làm giới kinh doanh khách sạn, nhà hàng,
tiệm tạp hóa điêu đứng, bất an.
Theo báo mạng
Infonet, ngành du lịch ở thành phố Ðà Nẵng những năm qua hầu như “đổi
lốt,” vì sự tràn ngập của du khách Trung Quốc. Chỉ riêng trong năm 2013,
có đến 105,605 lượt người Trung Quốc đến viếng Ðà Nẵng. Các hãng hàng
không Trung Quốc cũng như Vietnam Airlines của Việt Nam, đã mở một loạt
13 chuyến bay trực tiếp nối các tỉnh Trung Quốc với Ðà Nẵng.
Trong vòng ba năm, từ 2010 đến 2013, Ðà Nẵng có thêm 8,000 phòng
khách sạn. Chỉ riêng năm rồi, Ðà Nẵng có 65 khách sạn, nhà trọ mới với
trên 3,000 phòng. Ðến giờ này, tổng số cơ sở khách sạn, nhà trọ ở Ðà
Nẵng lên đến con số 400, với 14,000 phòng, có thể tiếp đón 8.5 triệu
lượt khách mỗi năm.
Trước đó, người ta ước tính, số du khách Trung Quốc chiếm 20% lượt
khách ngoại quốc đến Ðà Nẵng, sẽ tăng dần và chiếm đến một nửa tổng số
du khách ngoại trong năm 2014. Ðó là chưa kể các nhà hàng, quán nhậu,
tiệm bán hàng lưu niệm và các dịch vụ đi kèm... mọc lên như nấm tại
thành phố Ðà Nẵng.
Tuy nhiên, tính chất hoạt động chỉ “chăm bẳm” vào thị trường Trung Quốc đã khiến ngành du lịch thành phố này gần như rơi xuống đáy những ngày qua. Hiện nay, hầu hết các khách sạn 2-3 sao mới xây dựng sau này “ế” khách thê thảm. Có nơi chỉ đón được vài ba người khách mỗi đêm, lợi tức thu được không đủ trả tiền điện và lương nhân viên. Con số hàng trăm du khách Trung Quốc đến Ðà Nẵng nay chỉ còn lèo tèo vài ngàn người mỗi tháng.
Infonet dẫn lời ông Huỳnh Tân Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng, ông đã từng cảnh cáo giới doanh nhân ngành du lịch Ðà Nẵng việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, mà không chịu “đa dạng hóa” thị trường.
Theo ông, chỉ vì xây dựng quá nhiều cơ sở vật chất làm tăng nguồn cung cao ngất, trong khi thiếu biện pháp quảng bá để lôi cuốn du khách khắp nơi để đẩy mạnh mức cầu, là phương hướng kinh doanh sai lầm. Khi căng thẳng biển Ðông bùng nổ, thị trường Trung Quốc “teo” lại khiến mức cầu tuột thấp thảm hại, cơ sở kinh doanh thương mại của ngành du lịch đua nhau “sập tiệm.”
Hiện nay, chỉ còn hai đường bay trực tiếp nối Hồng Kông và Quảng Châu với Ðà Nẵng của Dragon Air, Vietnam Airlines và Jetstar. Ðiều đáng lo, theo đại diện của Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng, số lượng du khách Trung Quốc đến thành phố này sẽ giảm dần từ nay cho đến hết tháng 7, 2014. Phải sau 2 tháng nữa, người ta mới có thể ước lượng đầy đủ sự suy sụp nặng nề của ngành kinh doanh du lịch tại đây, vì để lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. (PL)
Tuy nhiên, tính chất hoạt động chỉ “chăm bẳm” vào thị trường Trung Quốc đã khiến ngành du lịch thành phố này gần như rơi xuống đáy những ngày qua. Hiện nay, hầu hết các khách sạn 2-3 sao mới xây dựng sau này “ế” khách thê thảm. Có nơi chỉ đón được vài ba người khách mỗi đêm, lợi tức thu được không đủ trả tiền điện và lương nhân viên. Con số hàng trăm du khách Trung Quốc đến Ðà Nẵng nay chỉ còn lèo tèo vài ngàn người mỗi tháng.
Infonet dẫn lời ông Huỳnh Tân Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng, ông đã từng cảnh cáo giới doanh nhân ngành du lịch Ðà Nẵng việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, mà không chịu “đa dạng hóa” thị trường.
Theo ông, chỉ vì xây dựng quá nhiều cơ sở vật chất làm tăng nguồn cung cao ngất, trong khi thiếu biện pháp quảng bá để lôi cuốn du khách khắp nơi để đẩy mạnh mức cầu, là phương hướng kinh doanh sai lầm. Khi căng thẳng biển Ðông bùng nổ, thị trường Trung Quốc “teo” lại khiến mức cầu tuột thấp thảm hại, cơ sở kinh doanh thương mại của ngành du lịch đua nhau “sập tiệm.”
Hiện nay, chỉ còn hai đường bay trực tiếp nối Hồng Kông và Quảng Châu với Ðà Nẵng của Dragon Air, Vietnam Airlines và Jetstar. Ðiều đáng lo, theo đại diện của Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng, số lượng du khách Trung Quốc đến thành phố này sẽ giảm dần từ nay cho đến hết tháng 7, 2014. Phải sau 2 tháng nữa, người ta mới có thể ước lượng đầy đủ sự suy sụp nặng nề của ngành kinh doanh du lịch tại đây, vì để lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét