Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt với Tượng Trần Nguyên Hãn trước chợ Sài Gòn. (Hình: Viên Linh) |
Viên Linh
Năm
nay gần 80 tuổi và vẫn sống ở Sài Gòn, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, giải
nhất Giải Văn Học Việt Nam về bộ môn thơ trước 1975, đang biên soạn hai
bộ sách cả ngàn trang, là Thi Ca Việt Nam Hiện Ðại (1880-1975) và cuốn
Thần Ðạo Việt Nam. Sự nghiệp về thơ của ông ít người vượt nổi, ông làm
thơ đủ loại, làm rất nhiều, và hồn thơ Trần Tuấn Kiệt chan hòa ở từng
câu, bất cứ loại nào. Càng trọng tuổi, thơ ông càng sâu nặng, gần với
đất nước và dân tộc. Trong khi mọi người gọi thơ Lục Bát là loại thơ
bình dân, thì ông viết bài: “Lục Bát, Thể Thơ Quí Phái Việt Nam.” Trong
những bài nghiêng về đời sống tinh thần dân tộc, Trần Tuấn Kiệt, ông chủ
trương Một Nền Thần Ðạo Việt Nam: “Từ Lễ Hội Tháng Ba Ðến Xây Dựng Một
Nền Tôn Giáo Chính Thống Việt Nam: Thần Ðạo.”
Xin trích đăng những đoạn chính:
Thuở bé, tôi và các bạn trai gái thường hay rủ nhau vào chơi ở nơi
đình miếu thờ các vị thần ở làng xã quanh chợ Sa Ðéc. Tôi chỉ ghi qua ký
ức là dường như có một cái đình lớn nằm dọc theo đường cái Sa Ðéc thờ
vị thần Tống Phước Hòa hay Phúc Hiệp gì đó, là công thần của Chúa Nguyễn
Gia Long trong công cuộc chống nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, lập nên
vương triều Nguyễn. Lại có một cái đình trong tỉnh, dưới một cây đa cổ
thụ tàng che cả một vùng (không biết phải là đình Tân Vĩnh Hòa hay
không?) - Ðình này có một lớp học trung học đặt trong đó và tôi nhớ mình
cũng được vào lớp học trong đình làng này thuở qua lớp tiểu học.
Lâu quá vài mươi năm không về quê nhưng mỗi lần nhớ lại quê quán mình ở Sa Ðéc thì tôi lại nhớ ngày đến các đình làng thờ các vị thần.
Lâu quá vài mươi năm không về quê nhưng mỗi lần nhớ lại quê quán mình ở Sa Ðéc thì tôi lại nhớ ngày đến các đình làng thờ các vị thần.
Ðình Tống Phước Hòa lúc còn bé, tôi vào chơi thấy rộng mênh mông.
Chúng tôi không dám đến nhìn vào bệ thờ thần mà chỉ theo số người lác
đác đi cúng kiếng dọc theo hành lang giữa những hàng cột lớn sơn đen có
biển đề bằng toàn chữ Hán, tôi không biết là chữ gì, mà lúc đó trí óc
nhỏ nhoi của tôi cứ ngỡ đó là nơi thờ vị thần nào của dân Tàu trong tỉnh
nhà. Người Hoa cũng có thắp hương cúng vái chung với người dân địa
phương. Phong tục của Tàu cũng giống phong tục Việt là bất cứ đi tới nơi
nào đều tôn kính các vị thần ở đó để cầu sự phù hộ, và tục này còn cho
biết đến đâu thì người ta lựa một nắm đất sạch rồi cho vào nồi nấu nước
mà uống, như thế để hòa hợp với đất nước địa phương vừa có công dụng
giải trừ bệnh thời khí, đồng thời mang màu sắc tâm linh là tôn trọng đất
nước sinh sống nơi đó.
Tôi không biết như thế có thật đúng hay không nhưng kinh nghiệm cả
đời sống trong lao tù của tôi, đến đâu tôi cũng làm như thế và dù cho ở
đó sơn lam chướng khí độc địa đến đâu đi nữa tôi cũng được qua khỏi và
bình an sau gần mười năm lao tù cải tạo từ Bình Thạnh ra Chí Hòa, từ Chí
Hòa chuyển ra trại Gia Trung, tôi cứ nhơn nhơn không hề bị bệnh tật gì
khắc nghiệt ngoài cái đói chết người.
Tôi bị chuyển ra Gia Trung ở rừng núi Tây Nguyên, nhiều người Thượng.
Ðầu tiên bước xuống xe tù, cởi còng ra là tôi đã khấn vái. Cầu cho đất
đai nhơn trạch, các vị thần rừng, thần núi phù hộ đến hết hạn tù để trở
về quê hương xứ sở ở miền Nam.
Có hằng hà sa số người miền Nam cả người đất Bắc bị tội đồ phát vãng ra nơi ấy, ít có ai được toàn thân mà về cố hương.
Cái quan niệm từ xưa nơi nào cũng có thờ một vị thần trấn giữ làng xã
tỉnh thành sở tại. Thần phần nhiều là Nhơn Thần, là người có công đức
lớn với lịch sử, với quê hương được nhà vua ban sắc phong thần để cúng
tế hàng năm. Thực ra triều đại nào cũng có công thần của triều đại ấy.
Cho nên lịch sử bốn ngàn năm lập quốc từ vua Hùng Vương khai sáng đến
nay đều có lập đền miếu thờ các vị thần linh. Có nhiều loại thần linh
được tôn thờ, cả linh thú, thần vật cũng vậy như thần Hổ, thần Bạch Mã,
thần Bạch Hạc, thần Kim Quy nỏ thần.
Các địa điểm sông núi linh thiêng đều được người dân tín mộ vọng bái
sau đó cũng được vua ban sắc để thờ như thần núi Tản Viên, thần núi Ðồng
Cổ. Ðền Ðồng Cổ vừa thờ thần núi Ðồng Cổ có công giúp vua nhà Lý thắng
trận, trước kia thời lập quốc các vua Hùng ra trận cũng có thờ thần Ðồng
Cổ rồi, đó là chiếc trống đồng đúc ở Ðông Sơn, Lạch Trường cho nên sau
này người Việt gọi đó là văn minh Ðông Sơn (đúc đồng).
Dân tộc Việt, về thượng cổ vẫn có tín ngưỡng thờ vị chúa tể của vũ
trụ vạn vật, nên gọi đó là Ông Trời, vị thần linh tối cao nhất cai quản
và sáng tạo ra vạn vật. Tín ngưỡng, về mặt tâm linh coi vạn vật đều có
linh hồn, đều linh thiêng cả - vạn vật hữu linh. Và phong tục dân gian
tin gì thờ nấy, có một người Nùng nói với chúng tôi rằng anh ta tin vào
cục đá, lượm về thờ cúng lâu ngày đâm ra cục đá cũng linh thiêng nữa.
Thuyết vạn vật hữu linh thường có ở các dân tộc bán khai, sơ khai. Ở
Âu Châu, nó trở thành tục thờ Ða Thần vì không có hệ thống nào tạo ra sự
đại đồng nhất quán, từ bậc thượng đẳng thờ thần trở xuống đến các vị
thần ở cõi người và cõi âm.
Việt tộc đang nhảy múa quanh Ðền Thờ Trống Ðồng tại Miền Bắc Khai Nguyên. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Văn hóa dân tộc
Việt đã tự thành hình cái hệ thống thờ thần linh từ ngàn xưa rồi và có
vị chúa tể là chủ của vũ trụ, là Trời còn gọi là Trời Ðất nữa. Trời Ðất
quyết định tất cả sự phúc lợi, sự sống chết, sự phát triển từ ngàn năm
qua. Sau đó từ đời vua Hùng đã xây dựng hệ thống Thần Ðạo rồi thờ thần
Ðồng Cổ. Gồm có như sau:
1. Thờ Trời, thờ Ông Trời hay gọi là đạo Trời. Thời vua Hùng lập điện
Kính Thiên để cúng Trời. Sau này nhà Nguyễn xây dựng và tổ chức ngày lễ
thật long trọng ở đền Nam Giao ở Huế, có phần lai Tàu không được chính
thống, vừa cầu kỳ phức tạp, mất đi cái ý nghĩa tự nhiên theo đời xưa.
2. Ðời nhà Nguyễn không trọng hổ mà trọng voi. Con voi là biểu tượng sức mạnh nhà Nguyễn. Ðó là thú linh được tôn trọng.
3. Ðời vua Hùng thờ trống đồng được gọi là thần Ðồng Cổ, là vật linh trấn quốc. Bây giờ nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng lấy đó làm biểu tượng cho quốc gia phần nào hơn cái búa liềm của Công Nông theo Mác Lê.
Hệ thống từ trên xuống của Thần Ðạo Việt Nam hay là Thần Ðạo Ðại Việt gồm có:
1. Thờ Trời và các vị thần từ trên trời giáng hạ xuống cứu dân trong cơn hoạn nạn. Thần giáng nơi nào thì lập điện thờ nơi ấy.
2. Thờ các vị thần cõi âm như Diêm vương quỷ sứ... Các quan dưới cõi đất (cõi âm phủ).
3. Thờ các vị thần từ thiên nhiên như mưa gió ấm sét, thiên thời dịch khí, cả sơn hà xã tắc đều thiêng liêng.
4. Ðạo Nhơn Thần chỉ thờ các vị thần là con người có công đức với làng xã, như tục thờ Mẫu cũng vậy.
5. Thờ các vị thần có ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc hòa đồng các tôn giáo nên người Việt thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Mohamet, Phật Thích Ca và các vị thần linh ứng từ nước ngoài như người đạo Khổng tôn thờ Quan Công.
6. Ðền thờ các tướng sĩ trận vong, từ vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi dẹp tan nhà Thanh cho lập miếu thờ cúng các vong linh người nhà Thanh đã tử trận ở nước ta (thờ cúng cả cho kẻ thù) ở gò Ðống Ða. Các đời vua nhà Nguyễn cho xây dựng đền thờ chiến sĩ trận vong rất nghiêm cẩn. Tất cả hệ thống thờ thần đó gọi là Thần Ðạo Việt Nam (Thần Ðạo Ðại Việt). Ngoài ra còn phần tổ chức nghi thức và nhân sự cai quản trong đình thần như các chức sắc trong ban Hội tề ngày xưa. Mỗi đền, mỗi đình đều có các ông từ coi giữ đình.
7. Phần tư tưởng văn hóa ý nghĩa triết học Nhất Thể Ða Nguyên. Một vị chúa tể là đức tối cao cả ở thượng giới cùng các vị thần trong vũ trụ và trong cõi đời.
8. Phần nhân sự coi về mục tế tự thờ cúng, tổ chức hội lễ thật nghiêm trang, sùng kính.
9. Xây dựng kiến trúc Ðền Thiêng (để thống nhất tất cả trong một ngôi đền lớn) mỗi năm cúng bái một lần. Có kho lẫm đựng tất cả đồ vật thờ cúng và thực phẩm cứu tế cho dân.
10. Có sách vở sưu tầm lịch sử, biên soạn về nghi thức, tổ chức, y phục, chức sắc, cờ phướng, loại bỏ các sự lai căng và ảnh hưởng của ngoại quốc, đồng thời phát triển theo hướng đi của văn hóa mới trên thế giới, từ căn bản tư tưởng tôn giáo, kinh sách của người Việt Nam xưa nay.
Ðặt nền tảng cho chính thống giáo - Thần Ðạo Việt Nam. Về mặt này chúng tôi đã biên soạn bộ Ðại Việt Thần Ðạo trong nhiều năm qua. Năm nào tài liệu tham khảo sách vở vẫn tô bồi thêm luôn. Trong sách Tư Tưởng của Nguyễn Ðăng Thục cuốn I cũng có nêu đạo chính thống của Việt Nam là Thần Ðạo thờ Thần Ðồng Cổ có từ đời vua Hùng Vương.
Có một chuyện vui như sau được kể kèm theo: Ðã có lần các nước có ngày đại hội văn hóa thế giới ở đảo Guam giữa Thái Bình Dương. Các nhà văn hóa thế giới, các nhà nghiên cứu tôn giáo có đặt câu hỏi với người đại diện cho xã hội chủ nghĩa VN như sau: “Tôn giáo chính thống của VN là tôn giáo gì?”
Lúc ấy đại biểu văn hóa Việt vì theo thuyết Mác Lê và duy vật nên không nghĩ ra được, không trả lời được câu hỏi của các nhà văn hóa thế giới. Họ chỉ ấp úng một lúc rồi nói:
“Ðạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão du nhập vào nước Việt từ ngàn xưa nên đã trở thành nếp tôn giáo và văn hóa chung của người Việt.”
Các nhà văn hóa thế giới cười bảo:
“Ðạo Phật là của Ấn Ðộ. Ðạo Khổng-Lão là của Trung Quốc đâu phải là đạo chính thống của Việt Nam.”
Và họ cũng không biết là Thần Ðạo Việt Nam là tôn giáo chính thống còn thờ các vị thần ở các đình miếu. Và nhất là ở đền Ðồng Cổ, điện Kính Thiên để thờ thần Ðồng Cổ đời Vua Hùng - và thờ Trời Ðất sơn hà xã tắc. Ngày nay tục thờ các vị thần có gốc là người Việt là tục thờ Nhơn Thần cũng đã có thờ trước khi có sự đô hộ 1000 năm của Tàu và Thần Ðạo có trước khi đạo Phật từ Thiên Trúc vào nước ta nữa. Vị Nhơn Thần theo tục thờ Tổ tiên của người Việt Nam đầu tiên là Mẹ Âu Cơ, Vua Lạc Long Quân sau đó là Vua Hùng Vương các lạc hầu, lạc tướng tiếp theo là Vua Thục Phán An Dương Vương thờ thần Kim Quy, đời Vua Hùng thề tôn thờ Phù Ðổng Thiên Vương (dẹp giặc Ân).
Các hệ thống và danh sách các vị thần của lịch sử dân tộc trải qua bốn, năm ngàn năm, chúng tôi có biên chép khá đầy đủ. Về mặt tư tưởng triết lý tôn giáo, và cả phần kinh sách chúng tôi có sẵn phần kinh văn trước, sẽ bổ sung thêm đồng thời về mặt giáo lý và thuyết giảng cũng đã biên soạn đầy đủ trong bộ Thần Ðạo Việt Nam còn gọi là bộ Ðại Việt Thần Ðạo.
Trần Tuấn Kiệt
2. Ðời nhà Nguyễn không trọng hổ mà trọng voi. Con voi là biểu tượng sức mạnh nhà Nguyễn. Ðó là thú linh được tôn trọng.
3. Ðời vua Hùng thờ trống đồng được gọi là thần Ðồng Cổ, là vật linh trấn quốc. Bây giờ nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng lấy đó làm biểu tượng cho quốc gia phần nào hơn cái búa liềm của Công Nông theo Mác Lê.
Hệ thống từ trên xuống của Thần Ðạo Việt Nam hay là Thần Ðạo Ðại Việt gồm có:
1. Thờ Trời và các vị thần từ trên trời giáng hạ xuống cứu dân trong cơn hoạn nạn. Thần giáng nơi nào thì lập điện thờ nơi ấy.
2. Thờ các vị thần cõi âm như Diêm vương quỷ sứ... Các quan dưới cõi đất (cõi âm phủ).
3. Thờ các vị thần từ thiên nhiên như mưa gió ấm sét, thiên thời dịch khí, cả sơn hà xã tắc đều thiêng liêng.
4. Ðạo Nhơn Thần chỉ thờ các vị thần là con người có công đức với làng xã, như tục thờ Mẫu cũng vậy.
5. Thờ các vị thần có ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc hòa đồng các tôn giáo nên người Việt thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Mohamet, Phật Thích Ca và các vị thần linh ứng từ nước ngoài như người đạo Khổng tôn thờ Quan Công.
6. Ðền thờ các tướng sĩ trận vong, từ vua Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi dẹp tan nhà Thanh cho lập miếu thờ cúng các vong linh người nhà Thanh đã tử trận ở nước ta (thờ cúng cả cho kẻ thù) ở gò Ðống Ða. Các đời vua nhà Nguyễn cho xây dựng đền thờ chiến sĩ trận vong rất nghiêm cẩn. Tất cả hệ thống thờ thần đó gọi là Thần Ðạo Việt Nam (Thần Ðạo Ðại Việt). Ngoài ra còn phần tổ chức nghi thức và nhân sự cai quản trong đình thần như các chức sắc trong ban Hội tề ngày xưa. Mỗi đền, mỗi đình đều có các ông từ coi giữ đình.
7. Phần tư tưởng văn hóa ý nghĩa triết học Nhất Thể Ða Nguyên. Một vị chúa tể là đức tối cao cả ở thượng giới cùng các vị thần trong vũ trụ và trong cõi đời.
8. Phần nhân sự coi về mục tế tự thờ cúng, tổ chức hội lễ thật nghiêm trang, sùng kính.
9. Xây dựng kiến trúc Ðền Thiêng (để thống nhất tất cả trong một ngôi đền lớn) mỗi năm cúng bái một lần. Có kho lẫm đựng tất cả đồ vật thờ cúng và thực phẩm cứu tế cho dân.
10. Có sách vở sưu tầm lịch sử, biên soạn về nghi thức, tổ chức, y phục, chức sắc, cờ phướng, loại bỏ các sự lai căng và ảnh hưởng của ngoại quốc, đồng thời phát triển theo hướng đi của văn hóa mới trên thế giới, từ căn bản tư tưởng tôn giáo, kinh sách của người Việt Nam xưa nay.
Ðặt nền tảng cho chính thống giáo - Thần Ðạo Việt Nam. Về mặt này chúng tôi đã biên soạn bộ Ðại Việt Thần Ðạo trong nhiều năm qua. Năm nào tài liệu tham khảo sách vở vẫn tô bồi thêm luôn. Trong sách Tư Tưởng của Nguyễn Ðăng Thục cuốn I cũng có nêu đạo chính thống của Việt Nam là Thần Ðạo thờ Thần Ðồng Cổ có từ đời vua Hùng Vương.
Có một chuyện vui như sau được kể kèm theo: Ðã có lần các nước có ngày đại hội văn hóa thế giới ở đảo Guam giữa Thái Bình Dương. Các nhà văn hóa thế giới, các nhà nghiên cứu tôn giáo có đặt câu hỏi với người đại diện cho xã hội chủ nghĩa VN như sau: “Tôn giáo chính thống của VN là tôn giáo gì?”
Lúc ấy đại biểu văn hóa Việt vì theo thuyết Mác Lê và duy vật nên không nghĩ ra được, không trả lời được câu hỏi của các nhà văn hóa thế giới. Họ chỉ ấp úng một lúc rồi nói:
“Ðạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão du nhập vào nước Việt từ ngàn xưa nên đã trở thành nếp tôn giáo và văn hóa chung của người Việt.”
Các nhà văn hóa thế giới cười bảo:
“Ðạo Phật là của Ấn Ðộ. Ðạo Khổng-Lão là của Trung Quốc đâu phải là đạo chính thống của Việt Nam.”
Và họ cũng không biết là Thần Ðạo Việt Nam là tôn giáo chính thống còn thờ các vị thần ở các đình miếu. Và nhất là ở đền Ðồng Cổ, điện Kính Thiên để thờ thần Ðồng Cổ đời Vua Hùng - và thờ Trời Ðất sơn hà xã tắc. Ngày nay tục thờ các vị thần có gốc là người Việt là tục thờ Nhơn Thần cũng đã có thờ trước khi có sự đô hộ 1000 năm của Tàu và Thần Ðạo có trước khi đạo Phật từ Thiên Trúc vào nước ta nữa. Vị Nhơn Thần theo tục thờ Tổ tiên của người Việt Nam đầu tiên là Mẹ Âu Cơ, Vua Lạc Long Quân sau đó là Vua Hùng Vương các lạc hầu, lạc tướng tiếp theo là Vua Thục Phán An Dương Vương thờ thần Kim Quy, đời Vua Hùng thề tôn thờ Phù Ðổng Thiên Vương (dẹp giặc Ân).
Các hệ thống và danh sách các vị thần của lịch sử dân tộc trải qua bốn, năm ngàn năm, chúng tôi có biên chép khá đầy đủ. Về mặt tư tưởng triết lý tôn giáo, và cả phần kinh sách chúng tôi có sẵn phần kinh văn trước, sẽ bổ sung thêm đồng thời về mặt giáo lý và thuyết giảng cũng đã biên soạn đầy đủ trong bộ Thần Ðạo Việt Nam còn gọi là bộ Ðại Việt Thần Ðạo.
Trần Tuấn Kiệt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét