Đồ
họa đảo nhân tạo Johnson South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma,
Trung quốc
gọi là Xích Qua Tiêu) với phi trường, cảng biển hiện Trung quốc
đang ra
sức tạo dựng từ bãi đá ngầm. (Hình: SCMP)
Một bài viết và
phân tích của tạp chí thông tin quốc phòng nổi tiếng thế giới ở Anh
quốc, Jane's Defense Weekly, hôm Thứ Sáu đưa ra hình ảnh nói rằng có dấu
hiệu Trung Quốc dùng việc hút cát tại một bãi đá ngầm để thí nghiệm cho
các hoạt động hút cát làm đảo nổi tại các bãi đá ngầm khác tại Trường
Sa.
Điều này không giống với những tin tức được phổ biến trên báo chí qua
lời tố cáo của Phi Luật Tân hồi đầu tháng trước là có vẻ họ tiến hành
hút cát đồng loạt ít nhất là 4 trong 7 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường
Sa họ cướp của Việt Nam từ 1988 đến 1994.
Ngoài những hình ảnh rõ ràng hoạt động hút cát dưới lòng biển lộ dần
đảo nổi tại Gạc Ma (Johnson South Reef, Trung Quốc gọi là Chi Gua Jiao –
Xích Qua Tiêu) vẫn tiến hành, các hoạt động của Trung Quốc tại bãi đá
ngầm Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là
Yongshu Jiao hay Vĩnh Thử Tiêu) không thấy hoạt động gì thêm khi xem
không ảnh.
Người ta thấy tàu nạo vét (dredger) đậu ở Đá Chữ Thập nhiều lần những
tháng trước đây. Ngày 19/6/2014 tạp chí Jane's đưa tin hệ thống định vị
tàu thủy AISLive ( (Automatic Identification System) bằng vệ tinh thấy
tàu nạo vét Ting Jing Hao (Đình Kinh Hạo) có trách nhiệm hút cát ở hầu
hết các bãi đá ngầm mà Trung Quốc chiếm cứ, đã đến Đá Chữ Thập vào các
ngày từ 7/12/2013 đến 14/12/2013 rồi quay trở lại đó từ ngày 9/3/14 đến
18/3/2014.
Hình ảnh vệ tinh của Đá Chữ Thập chụp ngày 20/4/2014 không thấy có
hoạt động nạo hút cá nào tại hai đầu của Đá Chữ Thập. Điều này cho người
ta nghĩ rằng có thể Trung quốc chỉ dùng cơ sở có sẵn ở đây như một căn
cứ nghỉ ngơi để tiến hành hoạt động hút cát làm đảo nổi ở những bãi đá
ngầm kia, gần đó.
Phía bắc của bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập, Trung quốc gọi là Jongshu Jiao – Vĩnh Thử Tiêu) không có dấu hiệu hút cát từ Tháng ba 2014 đến Tháng Tư 2014.(Hình: IHS) |
Các bãi đá ngầm
được tiến hành hút cát để làm đảo nhân tạo là Gạc Ma, Đá Châu Viên
(Cuarteron Reef, Trung Quốc gọi là Huayang Jiao hay Hoa Dương Tiêu), và
Đá Ga Ven và Đá Lạc (Gaven Reef Trung quốc gọi là Nanxun Jiao hay Nam
Huân Tiêu và Xinan Jiao hay Tây Nam Tiêu).
Các dữ kiện của AISLive cho thấy tàu nạo hút Ting Jing Hao đậu ở các
bãi đá ngầm vừa kể thời gian lâu hơn là tại Đá Chữ Thập. Hình ảnh vệ
tinh cung cấp chứng tỏ các đảo nhân tạo đang lộ dần ở bãi Đá Gạc Ma.
Jane's không có hình ảnh mới về các bãi đá ngầm Đá Châu Viên và Đá Ga
Ven.
Tại bãi đá ngầm Đá Chữ Thập, hiện Trung quốc đã có một căn cứ, thực
chất là pháo đài nổi trên mặt nước, trang bị hệ thống truyền tin vệ
tinh, có cầu cảng, có cả bãi đáp trực thăng, phòng thủ với súng đại bác,
súng phóng lựu chống người nhái và cả vườn nhân tạo trồng rau cho lính
phòng thủ.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh tránh né bình luận hay xác nhận gì về các hoạt
động làm đảo nhân tạo tại các bãi đá ngầm ở Trường Sa. Tuy nhiên, đồ
họa của một đảo nhân tạo tại Biển Đông do công ty quốc doanh đóng tàu
của Trung quốc ấn hành cho thấy nó gồm cả phi đạo, nhà để máy bay, hải
cảng, và các cơ sở khác. Theo Jane's, qua những hoạt động hút cát đang
diễn ra, đồ họa đó là đảo nhân tạo Gạc Ma.
Theo nhận định của ông Geoffrey Till, giáo sư tại đại học King's
College London, trong cuộc hội thảo ngày 2/7/2014 ở Luân Đôn, ông cho
rằng các trò Bắc Kinh đang làm ở Trường Sa là làm cho các nước tranh
chấp hoang mang về tầm vóc chủ quyền của họ. Họ biến một số bãi đá ngầm
thành đảo nhân tạo nhưng lại không tuyên bố gì cả, và cũng không thanh
minh gì.
Theo Jane's, các nhà phân tích (bên ngoài Trung Quốc) đều cho rằng
Bắc Kinh đang cố gắng tạo ra “sự kiện trên mặt đất” hầu khẳng định sự
kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực này ở Biển Đông. Không một bãi đá ngầm
nào mà Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa có phi trường, hay ít nhất có
đảo nổi thiên nhiên như các nước khác.
Trung quốc tập trận tại căn cứ xây dựng trên Đá Chữ Thập cướp của Việt Nam năm 1988. (Hình: MilitaryPeople.com) |
Biến các bãi đá
ngầm thành đảo nổi, họ có vị thế mạnh hơn cho cái 9 hay 10 vạch “Lưỡi
Bò” mà bản đồ Trung Quốc đứng mới đưa ra bao gồm gần hết Biển Đông. Tuy
nhiên, rất có thể Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng bán quân sự (lực lượng
đông đảo Hải Cảnh, Hải Giám, Kiểm Ngư v.v...) để kiểm soát khu vực
Trường Sa như họ đã từng làm khi ngăn cản tàu tuần, tàu đánh cá của Phi ở
khu vực Scarborough Shoal hồi năm 2012.
Hồi tháng 5/2014, Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, từng đưa tin Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một đảo nhân tạo gần
đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Tờ South China Morning Post (Hồng
Kông) ngày 7/6/2014 dẫn lời các chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng
kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo ở bãi đá Chữ Thập thuộc Trường Sa đã được
đệ trình lên lãnh đạo trung ương Trung Quốc và đang đợi phê duyệt.
Ông Jin Canrong (Kim Lạn Vinh), giáo sư khoa quan hệ quốc tế thuộc
Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nhận định đảo nhân tạo mà Trung Quốc định
xây có kích thước ít nhất gấp đôi kích thước căn cứ căn cứ quân sự Mỹ
(diện tích 44 km2) ở đảo sang hô vòng Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Cơ
quan nghiên cứu, thiết kết và đóng tàu Trung Quốc số 9 (trụ sở ở thành
phố Thượng Hải) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đảo nhân tạo này, theo Thời
báo Hoàn Cầu.
Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở quân
sự, bao gồm một căn cứ không quân và một cảng hải quân, một khu nhà
nghỉ, tòa nhà văn phòng, nhà thi đấu thể thao và một nông trại trên hòn
đảo nhân tạo này. Tờ báo này cho biết thêm hòn đảo nhân tạo giúp các tàu
chiến Trung Quốc phản ứng nhanh nếu có xung đột trong khu vực. Tuy
nhiên, như tin tức của Jane's, chưa thấy có những dấu hiệu đó diễn ra. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét