Những
năm đầu thập niên 1980, tôi hay theo cha ra Ðà Nẵng bằng xe đạp, cái xe
đạp cọc cạch đến ngã ba Cẩm Lệ, vòng qua nhà mấy người bạn trồng rau,
sau đó băng qua cầu Cẩm Lệ cũ, chiếc cầu cũ dài gần một cây số nhưng chỉ
cần một chiếc xe bò phân kéo qua thì cầu đong đưa, nhiều lần tôi muốn
đứng tim.
Một
góc vườn rau ở Cẩm Lệ. Thỉnh thoảng vẫn có những luống rau
trồng theo
cách cổ điển ngâm lá cây để tưới. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Nhìn xuống thấy nước trong xanh, thấy một vườn rau trên một bãi bồi
rộng giữa sông. Rồi cha lại đưa tôi đi qua phố, thành phố hồi đó đậm mùi
cá kho dưa. Ðiều nhớ nhất trong tôi về Ðà Nẵng cho đến bây giờ vẫn là
mùi cá kho dưa và vườn rau Cẩm Lệ.
Nói về vườn rau Cẩm Lệ, ông Tú, nông dân một thời ở đây, kể: “Hồi đó
nghèo lắm, làm rau bán cũng kha khá nhưng không thu nhập cao như bây giờ
đâu! Dân mình hồi đó nghèo lắm, còn đi hái rau dại về ăn, mà rau dại
hồi đó ngon lắm!”
“Còn bây giờ, nếu làm rau giỏi, sắm xe hơi là chuyện bình thường.
Nhưng phải là rau Cẩm Lệ kia mới dễ sắm xe hơi. Vì ở đây gần thành phố,
tự trồng, sau đó hái ra thẳng ngoài thành phố ngồi bán, gốc lãi chi cũng
thu vào tay nhà nông hết nên thuận tiện hơn ở quê nhiều!”
“Có điều nghề trồng rau bây giờ không có được hồn vía như thời xưa. Hồi đó tuy nghèo khổ nhưng người nông dân sâu sắc, sống tình nghĩa, ít thực dụng và cũng không có màu mè hoa hòe hoa sói như bây giờ. Cái giàu mà không có văn hóa dễ làm người ta trở nên kệch cỡm, hợm hĩnh, khó nói lắm...!”
“Người nông dân bây giờ cũng hiếm người giữ nét chân chất của thời xa xưa, người ta vừa làm rau vừa nghĩ đến lấn sông, mở đất rồi hợp thức hóa nó thành đất vườn, tính chuyện lâu dài để bán chứ không như ngày xưa. Cũng do cơ chế cả thôi, khi mọi thứ bị thổi phồng, bị bơm giá lên, ngay cả nhân phẩm cũng bị bơm silicon thì con người hết còn chân chất thật thà được nữa. Rau Cẩm Lệ bây giờ cũng thế, nói là rau sạch nhưng trồng đúng qui trình thì lấy đâu mà sắm xe hơi, biệt thự?”
“Trung bình mỗi lứa rau, có ít nhất là năm lần bơm thuốc trừ sâu và thuốc chống nấm, riêng cây cải xanh thì tốn thuốc nhiều hơn. Có khi mỗi hai ngày là bơm một lần, trong khi đó nếu đợi cho hết thuốc thì ít nhất cũng phải ba tuần. Nhưng người ta bơm bữa nay, mai nhổ ra chợ bán, thậm chí bơm giờ, chút nữa nhổ đi bán nếu biết rau hôm đó đắt giá. Như vậy thì rất nguy hiểm cho sức khỏe!”
Một người trồng rau tên Huệ, ở gần nhà ông Tú, cho hay: “Hồi xưa, mình bón rau bằng phân chuồng hoai và đất bằng vôi mới ra lò để đất được sạch sẽ, màu mỡ. Nước sông lúc đó cũng không chứa nhiều chất độc như bây giờ. Chính vì vậy mà cây rau thời xưa mới đúng là rau sạch, chứ rau bây giờ được vẽ bùa vẽ rắn cho sạch, thực tế thì mình cũng là người trồng rau, ngay cả cây rau muống cũng phải bơm cho kịp vụ... Khó nói lắm!”
“Có điều nghề trồng rau bây giờ không có được hồn vía như thời xưa. Hồi đó tuy nghèo khổ nhưng người nông dân sâu sắc, sống tình nghĩa, ít thực dụng và cũng không có màu mè hoa hòe hoa sói như bây giờ. Cái giàu mà không có văn hóa dễ làm người ta trở nên kệch cỡm, hợm hĩnh, khó nói lắm...!”
“Người nông dân bây giờ cũng hiếm người giữ nét chân chất của thời xa xưa, người ta vừa làm rau vừa nghĩ đến lấn sông, mở đất rồi hợp thức hóa nó thành đất vườn, tính chuyện lâu dài để bán chứ không như ngày xưa. Cũng do cơ chế cả thôi, khi mọi thứ bị thổi phồng, bị bơm giá lên, ngay cả nhân phẩm cũng bị bơm silicon thì con người hết còn chân chất thật thà được nữa. Rau Cẩm Lệ bây giờ cũng thế, nói là rau sạch nhưng trồng đúng qui trình thì lấy đâu mà sắm xe hơi, biệt thự?”
“Trung bình mỗi lứa rau, có ít nhất là năm lần bơm thuốc trừ sâu và thuốc chống nấm, riêng cây cải xanh thì tốn thuốc nhiều hơn. Có khi mỗi hai ngày là bơm một lần, trong khi đó nếu đợi cho hết thuốc thì ít nhất cũng phải ba tuần. Nhưng người ta bơm bữa nay, mai nhổ ra chợ bán, thậm chí bơm giờ, chút nữa nhổ đi bán nếu biết rau hôm đó đắt giá. Như vậy thì rất nguy hiểm cho sức khỏe!”
Một người trồng rau tên Huệ, ở gần nhà ông Tú, cho hay: “Hồi xưa, mình bón rau bằng phân chuồng hoai và đất bằng vôi mới ra lò để đất được sạch sẽ, màu mỡ. Nước sông lúc đó cũng không chứa nhiều chất độc như bây giờ. Chính vì vậy mà cây rau thời xưa mới đúng là rau sạch, chứ rau bây giờ được vẽ bùa vẽ rắn cho sạch, thực tế thì mình cũng là người trồng rau, ngay cả cây rau muống cũng phải bơm cho kịp vụ... Khó nói lắm!”
Rau của thời tem phiếu và...
Bà Huệ trầm ngâm nhớ lại vườn rau Cẩm Lệ một thuở: “Hồi đó Ðà Nẵng
còn nghèo xơ nghèo xác, chỉ có ngay ngã năm Phan Chu Trinh phóng ra một
cây số bán kính là thịnh vượng, nói chung là đường Hùng Vương và đường
Phan Chu Trinh là giàu có nhưng đi đâu cũng nghe mùi cá kho dưa cả. Mình
ở dưới Cẩm Lệ thuộc về vùng quê, tối lại hái rau, kẹp bằng tàu chuối,
sáng ra chở xe đạp lên phố bán. Ðương nhiên là chuyện này phải sau năm
1986, chứ trước đó thì không dám.”
“Bởi vì trước đó có công ty đông lạnh và công ty hoa rau quả của nhà
nước cung cấp theo chế độ tem phiếu, không biết rau ở đâu mà đầy rẫy ra
nhưng ăn rất tệ, người ta ngán rau mà thèm thịt. Thời đó bán rau chẳng
ai thèm mua. Ði cả ngày không ma nào ngó nhưng nếu có ai mua thì sẽ bị
thuế vụ xông đến tịch thu tiền bạc và xe chở rau ngay. Nhiều người lớ
ngớ không biết gì, mất chiếc xe đạp, mà xe đạp thời đó quí hơn xe máy
bây giờ.”
“Bán con heo, con gà cũng phải xin giấy phép, bán bó rau cũng thế,
thấy ông thuế vụ là sợ xanh mặt xanh mày, chẳng kém chi sợ công an bây
giờ. Kinh lắm. Nhưng lại có cái hay là trồng rau người ta nuôi hy vọng
dữ lắm, trồng rau nuôi heo, rồi bán heo tuy khó là phải đăng ký hợp tác
xã nhưng vẫn thấy nó quí. Bây giờ ê hề cả, chẳng có thứ gì làm mình thấy
vui!”
“Nhưng nói thì nói vậy chứ vẫn có nhiều thứ để vui, ví dụ như mình
trồng riêng cho mình một vườn rau sạch, chịu khó bón phân và che lưới,
bắt sâu, diệt sâu bọ bằng cách ngâm các loại cây thành một chất tổng hợp
để tưới lên rau, sâu bọ sẽ sợ mùi mà bỏ đi, nhiều con chết hẳn. Nhưng
phương pháp này tốn công mà cho ra cây rau không hấp dẫn nên thua lỗ
hoặc huề vốn là chuyện bình thường.”
“Làm theo cách này, người ta được gần ba vụ rau thì mình mới thu
hoạch một vụ. Chính vì thế mà gia đình tôi cũng chỉ dám làm vào dịp Phật
Ðản để bán cho các quán chay chứ dịp bình thường mà mình trồng như vậy
thì người ta đè đầu cưỡi cổ mình mất. Mang rau ra thành phố bị người ta
gièm pha đủ thứ. Con người cứ ưa cho đẹp con mắt chứ ít ai quan tâm đến
thật giả. Chính vì thế mà đến bó rau muống cũng bị bơm thuốc dưỡng cây,
nguy hiểm lắm!”
Câu chuyện của người trồng rau cứ kéo dài từ đề tài này sang đề tài
nọ, đã hết ba ấm trà mà chuyện vẫn cứ rôm rả như mới nói, mới nghe. Ðiều
làm chúng tôi nhớ nhất chính là hầu như mọi nông dân bây giờ đã khấm
khá hơn xưa nhưng ai cũng thèm cái cảm giác tuy nghèo một chút nhưng lại
ấm áp tình người, con người biết lo cho sức khỏe của đồng loại, không
vì tiền mà đạp lên nhau để tồn tại như họ đang trải qua.
Phi Khanh/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét