Một số hình dáng và màu sắc các loại lá phong Nhật Bản (Japanese Maple). (Hình: ATNT Tours & Travel) |
Trần Nguyên Thắng
Kyoto một thời đã từng là kinh
đô Nhật Bản 1,100 năm trong lịch sử, nhưng về thiên nhiên thì đây là một
địa danh có những phong cảnh lâu đời hơn chiều dài lịch sử của nó rất
nhiều. Kyoto thành phố của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Mùa xuân với hoa
Anh Đào nở, mùa Hạ của những lễ hội tôn giáo, mùa Đông tuyết phủ và mùa
Thu rực rỡ với màu lá xanh vàng đỏ rực của lá mùa Thu. Nhưng một trong
những yếu tố tạo cho hình ảnh mùa Thu Kyoto trở nên đẹp nhất, phải kể
đến màu sắc lá phong.
Cây Phong Nhật Bản
(Japanese Maple) là loại Acer palmatum trong danh từ khoa học. Đây là
một loại cây sớm rụng lá và chúng có rất nhiều cách trồng khác nhau. Lá
phong được tiếng Nhật được gọi là Irohamomiji hay (tóm gọn là) momiji và
được viết là “Hồng Diệp” trong Hán tự, còn người Việt gọi nôm na là “lá
đỏ.” Người Nhật có nhiều phương cách trồng cây phong khác nhau nhằm mục
đích tạo ra các hình dáng và màu sắc lá phong theo ý của họ. Đặc điểm
của loại cây phong Nhật Bản là màu sắc lá chuyển đổi theo sự biến đổi
thời tiết. Điểm này đã hấp dẫn về nét thẩm mỹ của người Nhật, họ đã chọn
dùng cây phong như là một trong những yếu tố chính để thiết kế các khu
vườn. Lá phong Nhật Bản thường có hình dạng năm cánh, bảy cánh hay chín
cánh, có loại cánh lá dài và nhiều cánh. Độ lớn của lá chỉ khoảng từ
4-12cm tùy theo từng loại cây phong, nhưng đặc điểm chung là màu sắc của
chúng từ từ chuyển đổi màu tùy theo độ lạnh, độ ẩm, và ánh nắng của
thời tiết. Lá phong dễ bị khô khi nắng ấm hiện hữu, điều này làm giảm
hẳn vẻ rực rỡ của lá phong nên nhiều khi màu sắc lá đang còn rực rỡ,
nhưng hôm sau trời nắng nóng là lá sẽ bị khô ngay. Tôi cho là lá phong
rực rỡ đẹp nhất khi trời còn lành lạnh, ánh nắng vừa lên và những hạt
sương hãy còn lắng đọng trên lá. Đây cũng chính là lúc mà thơ ca Nhật
Bản đã mời gọi mùa Thu đến
“Đàn nhạn bay về
Cây phong của ta ơi
Đến lượt em rồi đó
Đã sang mùa
Em hãy đổi màu đi”*
Cây phong của ta ơi
Đến lượt em rồi đó
Đã sang mùa
Em hãy đổi màu đi”*
Cảnh màu sắc lá phong bên “con đường Triết Học,” Kyoto. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Kyoto Tháng Mười Một,
năm nay tiết trời vẫn chưa quá lạnh nhưng đã đủ để chuyển đổi màu sắc
cây lá. Ngoài lá phong, lá cây bạch-quả đã chuyển từ màu xanh lá sang
màu vàng tươi nhạt làm tươi trẻ hẳn lên bộ mặt các đường phố lớn của
Kyoto. Nhưng để thưởng ngoạn trọn vẹn màu sắc và nét văn hóa của Kyoto,
du khách “đành lòng” phải đến viếng thăm thưởng ngoạn phong thái kiến
trúc, thiết kế Vườn, nghệ thuật trồng tỉa cây kiểng được trình bày trang
trí trong các ngôi chùa Phật Giáo và đền Thần đạo. Đây là những thắng
cảnh du lịch nổi tiếng xứ Phù Tang. Đến đền chùa Nhật Bản không phải vì
tôn giáo hay đức tin vào Thần Phật mà chỉ vì ở những nơi đây bạn mới
được thưởng thức nét nghệ thuật đặc thù và văn hóa Nhật Bản. Về phong
thái thiết kế vườn, các nghệ nhân xứ mặt trời mọc thường sử dụng sự
chuyển đổi màu sắc lá phong trồng trong các khu vườn chùa để nhấn mạnh
rằng mùa Thu đã đến, và “em hãy đổi màu đi”!
Một góc mùa Thu trước cổng vào chùa Nam Thiền Tự, Kyoto. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Các thắng cảnh của
Kyoto phần lớn đều nằm phía Bắc, phía Đông và phía Tây của Kyoto (nhà
ga Kyoto được xem như là trung tâm thành phố). Để xem sơ qua các thắng
cảnh mỗi phía, du khách mất ít nhất từ hai đến ba ngày. Có nghĩa, du
khách cần ít nhất bảy ngày ở lại Kyoto để thưởng thức sơ qua về nét đẹp
Kyoto mùa Thu.
Nằm về phía đông Kyoto Train Station là thắng cảnh “con đường Triết Học.” Đi dọc theo con đường này, có đến cả hằng trăm ngôi đền chùa lớn nhỏ hiện hữu. Có những ngôi chùa nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản, nơi những thiền sư nổi tiếng lưu truyền trong văn hóa Nhật đã từng đến nghỉ chân. Con đường Triết Học không dài lắm, chỉ khoảng ba bốn cây số, nhưng phong cảnh lá phong rực rỡ của các ngôi chùa Ngân Các Tự (chùa Bạc), Nam Thiền Tự, Pháp Nhiên Viện, Vĩnh Quan Đường, Thanh Thủy Tự làm du khách ngẩn ngơ trong suốt cuộc hành trình du ngoạn mùa Thu.
Arashiyama là thắng cảnh núi sông bên phía tây nhà ga Kyoto. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nhất Kyoto. Đến Kyoto mùa nào, thời gian nào, người ta cũng đến với phong cảnh Arashiyama.
Nằm về phía đông Kyoto Train Station là thắng cảnh “con đường Triết Học.” Đi dọc theo con đường này, có đến cả hằng trăm ngôi đền chùa lớn nhỏ hiện hữu. Có những ngôi chùa nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản, nơi những thiền sư nổi tiếng lưu truyền trong văn hóa Nhật đã từng đến nghỉ chân. Con đường Triết Học không dài lắm, chỉ khoảng ba bốn cây số, nhưng phong cảnh lá phong rực rỡ của các ngôi chùa Ngân Các Tự (chùa Bạc), Nam Thiền Tự, Pháp Nhiên Viện, Vĩnh Quan Đường, Thanh Thủy Tự làm du khách ngẩn ngơ trong suốt cuộc hành trình du ngoạn mùa Thu.
Arashiyama là thắng cảnh núi sông bên phía tây nhà ga Kyoto. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nhất Kyoto. Đến Kyoto mùa nào, thời gian nào, người ta cũng đến với phong cảnh Arashiyama.
Một ngọn đồi đỏ thắm
Ai mang áo trắng
Mà đi qua đồi
Vá áo kia lấp lánh
Màu lá thu sáng ngời *
Ai mang áo trắng
Mà đi qua đồi
Vá áo kia lấp lánh
Màu lá thu sáng ngời *
Lá phong rực rỡ trong Chùa Nhị Đạo Viện, Kyoto. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Những vầng thơ trên
cũng cho người đọc có thể hình dung ra được nét đẹp rực rỡ của vùng núi
Arashiyama vào Thu. Nhưng đã đến Arashiyama thì bạn rất nên đi Toroku
Train ngắm cảnh mùa Thu Arashiyama, tuy nhiên bạn cần phải giữ chỗ cả
tuần trước vì số ghế trên Toroku Train rất giới hạn. Bạn cũng không thể
bỏ qua các thắng cảnh Thiên Long Tự, Nhị Đạo Tự Viện, Kim Các Tự (Chùa
Vàng), Đại Giác Tự, Nhân Hòa Tự, Long An Tự vì đây là các thắng cảnh vừa
là kiến trúc Vườn vừa là các ngôi chùa lịch sử. Chỉ kể tên các ngôi
chùa thôi, không biết có làm bạn sợ “phải” đi chùa không! Nhưng tôi đoan
chắc nếu bạn là người thích về nghệ thuật tranh ảnh, vườn tược, chụp
ảnh, hoặc bạn một không gian thoáng rộng tĩnh tâm, mở rộng thêm sự hiểu
biết thì “các ngôi đền chùa” trên đều là các nơi chốn giúp bạn tốt hơn.
Hy vọng trong những bài viết tới, tôi có dịp đi vào chi tiết từng ngôi
chùa cùng với độc giả.
Lá phong Nhật Bản được người dân xứ Phù Tang chọn làm biểu tượng cho mùa Thu vì hình ảnh màu sắc vàng cam, đỏ rực, xanh vàng, vàng nâu tuyệt đẹp của lá. Đó là chưa kể có nhiều cây phong có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một chiếc lá. Không có một ngôi vườn Nhật Bản nào mà không có cây phong (Japanese maple) hiện hữu. Ngoài ra, lá phong còn được giới thương mại dùng để quảng cáo những món hàng sản phẩm được dành riêng bán vào dịp mùa Thu.
Lá phong Nhật Bản được người dân xứ Phù Tang chọn làm biểu tượng cho mùa Thu vì hình ảnh màu sắc vàng cam, đỏ rực, xanh vàng, vàng nâu tuyệt đẹp của lá. Đó là chưa kể có nhiều cây phong có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một chiếc lá. Không có một ngôi vườn Nhật Bản nào mà không có cây phong (Japanese maple) hiện hữu. Ngoài ra, lá phong còn được giới thương mại dùng để quảng cáo những món hàng sản phẩm được dành riêng bán vào dịp mùa Thu.
Mùa Thu “tình yêu & lá phong” trong vườn chùa Thiên Long Tự. Kyoto.
(Hình: ATNT Tours & Travel)
Đến Kyoto, bạn
đừng sợ lạc đường! Ngay tại nhà ga chính Kyoto (Kyoto Train Station),
trên tầng hai có cả một Tourist Information Office chỉ dẫn du khách rất
chi tiết và tỉ mỉ. Các nhân viên ở đây nói tiếng Anh cũng trôi chảy, dễ
hiểu. Ngoài ra còn có đầy đủ các bản đồ chỉ dẫn thành phố, hướng dẫn du
khách cách đi các tuyến đường xe bus, xe điện. Tôi nghĩ điều khó nhất
cho du khách không phải là thành phố Kyoto, điều khó nhất có lẽ là du
khách không biết mình nên đi thăm và thưởng ngoạn thắng cảnh nào với một
ít thì giờ thật ngắn cho hai hay ba ngày ở đây. Kyoto tuy là cố đô Nhật
Bản, nhưng lại là thủ đô văn hóa của đất nước Phù Tang nên du khách
thường đành chịu thua, rút ngắn thời gian du ngoạn ở đây.
Tôi rời mùa Thu Kyoto mà trong lòng vương vấn mãi câu thơ của Tế Hanh:
“Mùa Thu đã đi qua còn gửi lại
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một ít buồn trong gió trong mây...”
Một ít vàng trong nắng trong cây
Một ít buồn trong gió trong mây...”
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel
(*) thơ Vô Danh. Nhật Bản Chiếc gương soi của Nhật Chiêu.
(*) thơ Vô Danh. Nhật Bản Chiếc gương soi của Nhật Chiêu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét