Từng cột đèn Sài Gòn đều dán quảng cáo bán nhà nhưng hàng triệu người du cư không bao giờ với tới. (Hình: Trần Tiến Dũng) |
Trần Tiến Dũng
Ở
Sài Gòn lúc này, chỉ cần dừng xe máy ở các giao lộ là sẽ được nhân viên
các công ty bất động sản phát cho một xấp giấy quảng cáo mua bán nhà.
Nhìn lên cột điện, thậm chí nhìn vào vách các bô rác chung cư cũng thấy xanh xanh đỏ đỏ những áp phích quảng cáo bán nhà, bán đất nền... đủ cỡ, nhưng than ôi hàng triệu người Sài Gòn chỉ biết ngó cho vui mắt vậy thôi chớ giấc mơ mua được một căn nhà dạng nhà xã hội trả góp cũng là chuyện viển vông, thế nên chuyện họ sống du canh du cư như đồng bào các dân tộc thiểu số ở giữa lòng một đô thị hào nhoáng như là một kiếp nạn.
Nhìn lên cột điện, thậm chí nhìn vào vách các bô rác chung cư cũng thấy xanh xanh đỏ đỏ những áp phích quảng cáo bán nhà, bán đất nền... đủ cỡ, nhưng than ôi hàng triệu người Sài Gòn chỉ biết ngó cho vui mắt vậy thôi chớ giấc mơ mua được một căn nhà dạng nhà xã hội trả góp cũng là chuyện viển vông, thế nên chuyện họ sống du canh du cư như đồng bào các dân tộc thiểu số ở giữa lòng một đô thị hào nhoáng như là một kiếp nạn.
Một giảng viên đại
học Bách Khoa Sài Gòn ghé nhà thầy cũ mình để mời thầy dự tiệc mừng nhà
mới của anh. Người giảng viên gốc Cà Mau, có con trai học lớp ba này
kể, “Phải làm dân du cư ở Sài Gòn hơn 20 năm mới có chỗ định cư đó
thầy.”
Không hề quá đáng khi cho rằng ở Sài Gòn trong hàng chục năm qua,
hàng triệu người dân từ các địa phương đến nhập cư ở trọ nhà tập thể,
mướn nhà và họ thường xuyên thay đổi chỗ ở vì giá thuê nhà hay vì nhu
cầu công việc đã hình thành nên số lượng người du cư khổng lồ.
Có một nhà thơ, cũng là dân du cư lâu năm ở Sài Gòn ví von rằng,
“Giống như đồng bào dân tộc thời xưa, dân ở trọ như bọn tôi chuyện du cư
hết chỗ này đến chỗ kia thì coi các tòa cao ốc là núi, các con đường là
sông, còn các hẻm phố chằng chịt như những cánh rừng khó tìm lối ra.”
Trả lời trên bản tin kinh tế, vị chủ tịch hiệp hội bất động sản thành
phố Hồ Chí Minh cho biết, các dự án đầu tư nhà ở xã hội chỉ chiếm không
tới 30% trong tổng số các dự án. Lý do đưa ra là lợi nhuận thu được khi
đầu tư nhà ở xã hội rất thấp.
Từ ngày 1 tháng 7, 2015, chế độ Hà Nội áp dụng luật cho phép Việt
kiều và người Ngoại Quốc mua nhà, điều này khiến các tư sản đỏ bất động
sản hứng thú và một lần nữa chuyện nhà cho người Sài Gòn thu nhập thấp
cùng hàng triệu người đang sống du cư cũng hoàn toàn vô vọng về chuyện
định cư.
Cô L, một giáo viên ở trường trung cấp dạy nghề, có mức lương khoản
sáu triệu một tháng nói, “Từ lúc còn là sinh viên đến lúc đi làm, tôi đã
thay đổi nhà trọ năm lần. Giá nhà từ năm trăm ngàn nay lên một triệu
rưỡi, tôi chuyển chỗ ở không chỉ vì giá nhà mà còn vì đường ngập, an
ninh, hàng xóm không hợp... Nói chung tôi biết chắc mình không thể quay
về quê nhưng càng không chắc là mình có ngày được định cư ở Sài Gòn.”
Với những ai có mức thu nhập trung bình thấp như cô L, thì hy vọng
sau mười, hai mươi năm nữa mua được một căn chung cư trả góp dưới 40 mét
vuông ở Sài Gòn để chấm dứt đời du cư là khó có thể.
Các xóm nhà ven kênh rạch ở quận 8, quận 7... là nhà trọ “lý tưởng” của
người ngoài mới bắt đầu vào thành phố. (Hình: Trần Tiến Dũng)
người ngoài mới bắt đầu vào thành phố. (Hình: Trần Tiến Dũng)
Hỏi chuyện hai vợ
chồng người Thanh Hóa làm nghề bán cháo lòng dạo ở quận 12, rằng họ có
nghĩ ngày nào sắm được nhà để làm nghề không. Anh chồng có ba con đang
gởi cho nhà nội ở quê này nói, “Mơ làm gì, cứ nhà mướn cho nhẹ đầu mà để
dành tiền gởi về quê cất nhà, mai kia hết sức làm thì còn có chỗ mà
về.” Hai tiếng “mai kia” từ miệng một người chỉ chừng ba lăm tuổi đã chỉ
ra một cuộc đời, một gia đình ly hương sống du cư dai dẳng vằn vặt.
Từ lúc chế độ mở cửa kinh tế, hàng chục năm qua nguồn nhân lực phổ thông và trí thức du cư này đã là nhân tố chính làm thay đổi toàn diện chất lượng và diện mạo các đô thị lớn, nhưng phần lớn nguồn nhân lực quan trọng đó vẫn không thể đặt chân về chính căn nhà mình sở hữu sau một ngày làm việc.
Việc hàng triệu người không sở hữu được căn nhà ở đô thị nơi mình kiếm sống, sống du cư kéo dài có khi cả đời người hoặc nhiều thế hệ gia đình. Trừ một số ít người nhập cư có tài năng, ý chí, nguồn vốn, đã có ngôi nhà để yên ổn mà mơ ước một tương lai thành đạt, thử hỏi hàng triệu người không thể mong gì được an cư kia, họ làm cách nào để yên tâm nâng cao nghề nghiệp, tri thức và chất lượng sống của họ. Những hiện tượng tiêu cực xã hội như sử dụng bạo lực bất thường, sa đà trong bia rượu, số đề, lối sống thụ động buông xuôi... việc họ bị tướt đi quyền được an cư rõ ràng cho thấy bộ mặt u tối của thực trạng mất nhân quyền ở các đô thị lớn Việt Nam hiện nay.
Trần Tiến Dũng/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét