Ads 468x60px

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Phong trào phản biện xã hội tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam

RadioCTM
Phong trào phản biện xã hội tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam
Hôm 12/8/2015, nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập và công dân công bố bản Tuyên bố về các dự án tượng đài trăm tỷ, ngàn tỷ. Không chỉ được ký tên bởi những hội đoàn quen thuộc như Diễn đàn xã hội dân sự, Hội nhà báo độc lập VN, Văn đoàn độc lập VN, Bauxite VN…, bản tuyên bố này còn được sự hưởng ứng của nhiều công dân mà trước đây không trực tiếp tham gia vào phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền.
Bản tuyên bố lên án : đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến tình trạng công nợ ngập đầu và vắt kiệt sức dân. Hàng loạt dẫn chứng đã được bản tuyên bố nêu ra:
Quảng Nam đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước cứu đói mỗi năm hơn ngàn tấn thóc, không có tiền cho những dự án, công trình kinh tế, cho hạ tầng cơ sở vật chất nhưng tỉnh vẫn thản nhiên dốc hơn 400 tỷ ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam rồi để tượng xuống cấp nhanh chóng, không cần biết dân chúng có ngó ngàng hay không.
Sơn La miền núi heo hút, kinh tế chỉ trông vào rừng, mà rừng đã bị tàn phá trống trơ. Tỉnh có tới 71,000 hộ nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc. Các bản làng đều thấy những mái trường tranh tre nứa lá dột nát, xiêu vẹo, tuềnh toàng như chòi canh nương, học trò còm cõi, tả tơi. Nghèo đói thiếu thốn hơn cả Quảng Nam, vậy mà HĐND Sơn La vừa thông qua chủ trương xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1,400 tỷ đồng – số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!
Không phải chỉ có một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ VH – TT & DL vừa quy hoạch một hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh đến 2030, Thủ tướng đã phê duyệt, với 14 tượng đài Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục được mọc lên khắp 3 miền: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Trong khi đó, có tới 58 địa phương đang xin xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Sơn La chỉ là trường hợp vừa được phê duyệt “bổ sung” trong quy hoạch đến 2030. Nguồn vốn còm cõi của đất nước sẽ còn bị cơn bão tượng đài oan nghiệt tới tấp thổi bay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền tận thu suy kiệt sức dân, tiền ngửa tay vay nước ngoài đầy rủi ro, hiểm họa.
Xây dựng tượng đài chỉ là cách ngụy biện vụng về, trơ trẽn nhằm lấp liếm cho những chục tỷ, trăm tỷ đồng rút ruột công trình, cốt tư túi.
Bản tuyên bố nghiêm khắc đòi hỏi nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất.
Thanh tra chính phủ chèn ép nông dân
Chiều ngày 11/8/2015, sau khi thanh tra Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn thông báo về kết luận tại 6 công ty cà phê ở huyện Cư Kuin – Đắk Lắk, rất nhiều nhà dân đại diện cho 700 người lao động tại 6 công ty này, đã có đơn tố cáo và phản đối với kết luận của thanh tra.
Theo người dân, thì hầu hết các kết luận của phía thanh tra NN – PTNT đều có lợi cho doanh nghiệp, thanh tra chỉ nghe theo ý kiến của doang nghiệp (Công ty cà phê Ear Ktur), nhằm bao che cho các công ty cà phê này phát canh thu tô, khoán trắng…
Nội dung đơn tố cáo của người dân cho biết: thời điểm năm 1995, người dân đã bỏ hầu hết công sức, số vốn để trồng lên những vườn cây từ đất bỏ hoang của các công ty cà phê tại huyện Ear Ktur bỏ hoang. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi cà phê, hồ tiêu…của người dân bắt đầu cho thu hoạch thì các công ty này lại quay trở lại khoán cho người dân.
Theo đó, người dân phải nộp sản phẩm khoán với mức khoán cà phê tươi 1.200 kg/ha/năm và tiêu khô đen 220 kg/ha/năm vì đất vẫn do công ty quản lý, theo kết luận của thanh tra Bộ NN – PTNT.
Ngoài ra, phía thanh tra cho rằng, để hình thành mức khoán phí ngoài chi phí trực tiếp: trồng, chăm sóc vườn… phải tính thêm chi phí dán tiếp:  khấu hao tài sản, phí quản lý… với mức 7,3 – 8,3% tổng sản phẩm vườn cây.
Chính công ty thừa nhận chỉ đầu tư 146 ha cà phê, hồ tiêu trên tổng số hơn 900ha đất, số còn lại do người dân bỏ 100% số vốn, công sức ra đầu tư. Thế nhưng thanh tra lại cố tình bỏ qua điểm này này để kết luận sai sự thật.
Sau khi bị dân phản đối, phía thanh tra Bộ NN – PTNT phân bua lươn lẹo rằng việc kết luận đúng là có sai sót, đồng thời sẽ ghi nhận toàn bộ ý kiến của người dân và nhận khuyết điểm. Nhiều người cho rằng lập đoàn thanh tra mà để sai sót  rồi chỉ nhận khuyết điểm thôi thì không thể chấp nhận được.
Công nhân điêu đứng vì nạn côn đồ đòi tiền bảo kê
Theo phản ảnh từ những người công nhân cũng như bảo vệ tại Công ty Vĩnh Hưng Phát, thuộc Khu Công Nghiệp Kim Huy – phường Kim Phú – quận Tân Phú – Sài Gòn thời gian qua có rất nhiều tên côn đồ tính khí hung hăng, chặn đường đe dọa để vòi tiền của người làm công nhân. Thậm chí những tên côn đồ này còn tìm tới tận nhà trọ của công nhân để xin tiền, người nào không cho sẽ bị những tên côn đồ này đánh.
Điển hình là tên Nguyễn Văn Sẻn (SN 1991, quê Kiên Giang), từng làm công nhân tại Công ty Vĩnh Hưng Phát, luôn tỏ ra là một tên côn đồ, tính khí hung hăng. Sẻn thường xuyên mượn tiền của công nhân khác nhưng không trả, ai không cho mượn thì bị Sẻn đánh dằn mặt. Vào ngày 10/6/2015 vừa qua, thời điểm công nhân được lãnh lương, Sẻn điểm mặt từng công nhân, thu mỗi người 50.000 đồng, tổ trưởng mỗi người 100.000 đồng, đồng thời lên lời đe dọa “tháng sau sẽ lấy tiền gấp đôi” những người có tên trong danh sách của Sẻn chuẩn bị tiền để cống nạp.
Hành vi côn đồ, ngang ngược của Sẻn khiến các công nhân làm việc tại đây luôn sống trong lo sợ, tới những người quản lý cũng bị Sẻn vòi tiền và thu của mỗi người 200.000 đồng.
Theo một số người cho biết, thì để nắm được những thông tin, bảng lương của những người công nhân khác, những tên này đã cài cắm người vào các công ty làm việc, rồi thu thập thông tin của các công nhân khác đưa ra ngoài, hoặc có thể đưa một số tên hung hăng vào công ty để dằn mặt như trường hợp của Nguyễn Văn Sẻn.
Trường hợp Sẻn không phải là duy nhất. Trong thời gian qua, có rất nhiều tên con đồ nhằm vào những người công nhân yếu thế để chặn đường vòi tiền. Đời sống công nhân đã khó khăn, nay còn chồng chất thêm sự sợ hãi.
Trong khi tính mạng và cuộc sống của những người công nhân đang bị đe dọa, chính quyền, công an vẫn không có hành động gì để bảo vệ. Công nhân nghèo mà còn bị trấn lột như vậy, thì xã hội sẽ sớm loạn lạc.
Trung Cộng xây đảo nổi di động trên Biển Đông
Theo tạp chí The Diplomat, mới đây Tập đoàn Jidong của Trung Cộng giới thiệu sản phẩm Đảo nổi (VLSF) tại cuộc triển lãm Thành tựu khoa học công nghệ quốc phòng tại Bắc Kinh.
VLSF bao gồm hàng loạt kết cấu nhỏ được ghép vào nhau để tạo thành một đảo nổi khổng lồ trên biển. Theo các báo cáo của quân đội Trung Cộng, các đảo nổi này nặng khoảng 1 triệu tấn, được thiết kế để trở thành những căn cứ quân sự thật sự.
Các đảo nổi này hoạt động giống như những trạm chiến đấu di động trên biển, có thể hỗ trợ tiếp tế cho lực lượng Trung Cộng ở Biển Đông. Những đảo nổi này chịu sóng gió tốt hơn, chứa được đông người và nhiều phương tiện hơn các loại đảo thông thường.
Các đảo nổi còn có thể trở thành phi trường cho phi cơ chiến đấu, dù sự linh hoạt của chúng thua xa hàng không mẫu hạm. Chúng có thể trở thành nhà kho quân sự, dùng như căn cứ hải quân tiếp nhận các tàu đổ bộ.
Theo lời chuyên gia Jack Detsch nhận định trên Tờ The Diplomat: Nếu Trung Quốc chứng tỏ có khả năng biến các đảo đá ngầm ở Biển Đông Nam Á thành tiền đồn thì những đảo nổi tăng cường sẽ có lợi thêm cho kế hoạch đẩy lùi hải quân Mỹ ra xa. Các tiền đồn này cũng có thể giúp quân đội Trung Quốc bù đắp phần nào thế yếu so với sức mạnh vượt trội của Mỹ tại Thái Bình dương.
Theo các chuyên gia, Trung Cộng đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Quan sát Phòng Không. Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế.
RadioCTM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét