Ảnh của Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho thấy các rác thải trôi trên biển ở Hanauma Bay, Hawaii. |
Vào năm 2050, rác thải bằng nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cá, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hôm nay.
Nhựa đã trở thành vật liệu được sử dụng nhiều nhất mọi lúc, mọi nơi
trong nền kinh tế hiện đại vì tính năng sử dụng và chi phí sản xuất
thấp.
Trọng tâm của phúc trình xoay quanh việc sử dụng nhựa đặc biệt trong
lĩnh vực đóng gói bao bì đã tăng lên gấp 20 lần trong nửa thế kỷ qua,
đạt 311 triệu tấn vào năm 2014 và dự kiến sẽ lại nhân đôi trong 2 thập
niên tới.
Đa số các bao bì nhựa được dùng chỉ một lần và 95% giá trị bị thất thoát, chiếm từ 80 tỷ đến 120 tỷ đô la mỗi năm.
Phúc trình dự đoán với nhịp độ hiện nay, tới năm 2050, đại dương sẽ chứa nhiều nhựa hơn cá xét về khối lượng.
Báo cáo ước tính tới thời điểm đó, lượng nhựa sản xuất trên toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần lên tới hơn 1 tỷ tấn.
Phúc trình xét tới một thực tế đáng ngại hơn là gần như 1/3 tổng số
các bao bì nhựa không được thu gom qua các hệ thống rác mà vương vải
trong tự nhiên hoặc làm tắc nghẽn hệ thống cơ sở hạ tầng.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra một tầm nhìn cho nền kinh tế toàn
cầu, trong đó nhựa không trở thành rác thải mà được thu nhặt và tái chế.
Nói cách khác, Diễn đàn đề ra các sáng kiến cho người dân tái chế nhựa,
dùng bao bì có tính năng có thể tái sử dụng, và khuyến khích các nước
cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom chất thải nhằm ngăn chặn tình trạng nhựa
bị biến thành rác thải trong thiên nhiên.
Phúc trình này dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 180 chuyên gia và phân tích các dữ kiện của trên 200 báo cáo.
Theo VOA
http://www.voatiengviet.com/content/dai-duong-nam-2015-nhieu-rac-thai-bang-nhua-hon-ca/3154421.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét