Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
“Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người
giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.” [Nhân Huệ
Vương Khánh Dư viết bài tựa cho sách Vạn Kiếp tông bí truyền thư (chữ
Hán: 萬劫宗秘傳書), còn gọi là Vạn Kiếp binh thư, là một tác phẩm của Trần
Hưng Đạo]
Nếu kẻ địch đã đến và xâm chiếm đất nước, tổ chức đánh đuổi chúng đi là việc đương nhiên của bất cứ ai là con dân Việt Nam.
Nếu chúng đang lởn vởn hay lộ dã tâm từ nhiều đời, sẽ có các cách tiếp cận, phòng thủ hoặc có thể tấn công như một cách phòng thủ. Bày trận, đánh chận từ xa như một hoạt động vượt trên kẻ địch về thời gian, địa điểm, kỹ thuật, tổ chức chiến trường đã được các chiến lược gia như Carl von Clausewitz, Tôn Tử và Hưng Đạo Vương ghi lại dưới nhiều hình thức.
Thiên tài quân sự không cần khởi động chiến tranh mà vẫn đạt chiến thắng và lợi ích mong muốn, bất chiến tự nhiên thành. Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể và có tính tiên phát.
Ngạn ngữ Latin có câu “Si vis pacem, para bellum” tức nếu muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh.
Cổ ngữ phương Đông ghi: “Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn.” (居安思危,思则有备,有备无患) Sống trong thời bình an, nghĩ về mối nguy, có ưu tư ắt phải có chuẩn bị, có chuẩn bị sẽ hạn chế hoạn nạn.
Tướng Ngô Xuân Lịch gần đây cũng đề cập đến việc “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.
Sống trong hòa bình nhưng luôn suy nghĩ, chuẩn bị giải pháp cho những mối nguy đang đến, và giải trừ những mối nguy ấy bằng các phương cách chính trị, ngoại giao, tình báo, sức mạnh mềm, luật pháp quốc tế và cả chiến tranh mạng-cyberwar.
CÁC PHIÊN BẢN: TƯ TƯỞNG, LIÊN MINH, THÔNG TIN, LOGISTICS
Công việc bày trận hay cài đặt các mối quan hệ đòi hỏi nhiều yếu tố.
Trước tiên, bản thân cơ thể cần khỏe mạnh, có sức sống, có uy lực, có sự ủng hộ của nhiều tác nhân.
Thứ nhì là giải quyết các mối quan hệ liên minh, các quốc gia bàng quan hay thân với đối phương.
Thứ ba là hiểu biết về đối phương…
Cơ thể ốm yếu, nội bộ lủng củng, kinh tế suy thoái chắc chắn sẽ làm cho công tác đánh chận khó có tác dụng cao. Gia tăng độ liên kết với các quan hệ bạn hữu, trung lập hóa các quan hệ thân kẻ địch và thuyết phục các quốc gia bàng quan trên nhiều loại diễn đàn.
Đánh chận từ xa bao gồm nhưng không giới hạn sức mạnh võ trang, bởi có nhiều phương cách khác như những tư duy, cuộc bày trận thế, cách đánh, phát triển quan hệ, khoa học phòng thủ, tiến công nhờ vào sức mạnh công nghệ mới, cải tiến. Một hệ thống công thủ toàn diện nếu biết sử dụng những võ khí trên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn phòng thủ thụ động.
Ở một cực khác của câu chuyện, những ai hay tránh né bàn đến chiến tranh vì những lý do lý do đạo đức, dĩ hòa vi quý, tình đồng chí, chủ nghĩa nhân loại chung chung thì rất khó có tư duy đánh chận tư xa. Đáng lo ngại, chủ nghĩa đà điểu chui đầu xuống cát này hiện có mặt ở một số diễn đàn.
Như vậy thoát ra khỏi bãi lầy tư tưởng của cái gọi là tình đồng chí, đồng văn đồng chủng giả hiệu cũng chính là 1 phần của việc đánh chận từ xa. Kẻ thuyết giảng chuyện Trung Quốc từng tiến công Việt Nam như anh đánh em, như “yêu cho roi cho vọt” hoặc bám vào tình đồng chí tốt hoặc cho rằng cuộc diện hiện trạng không có gì đáng ngại là một ví dụ của bãi lầy- cần thoát ra để chuẩn bị cho một cuộc đánh chận.
Danh tướng Lý Thường Kiệt trong cuộc phạt Tống năm 1073 đã dùng đến chiến lược đánh chặn từ xa mẫu mực bằng cách tấn công kho lương kẻ địch định sử dụng cho cuộc xâm lược Việt Nam, làm suy yếu thực lực của quân địch trước khi chiến sự nổ ra.
Chiến tranh đánh chận (pre-emptive war) cũng đã được Tổng Thống Mỹ George Bush tuyên bố như một học thuyết vừa có tác dụng răn đe, vừa có tác dụng tập hợp các đồng minh rời rạc và đưa chiến tranh ra xa nước Mỹ.
Các cuộc đánh chận bằng công cụ tình báo trước trận Xích Bích (năm 208 thời Tam Quốc, Trung Quốc) với nhiều mưu sĩ, tướng lĩnh của các bên Ngụy Thục Ngô tham gia cũng là những cuộc cài đặt quan hệ.
Từ Hám Trạch, Hoàng Cái, Sái Trung, Sái Mạo đến Tưởng Cán…Tuy nhiên, đỉnh cao của chiến lược đánh chận vẫn là Tào Tháo với cuộc thoát hiểm Hoa Dung Đạo, khi tình bằng hữu đặc biệt đã được cài đặt giữa họ Tào và Quan Vũ trước đó mấy năm. Thế chân vạc tam phân đỉnh túc của ba thế lực quân phiệt lớn nhất Trung Quốc từ đó xuất hiện.
Đánh chận từ xa bằng truyền thông, mở lại lịch sử cho những tên xâm lược phiêu lưu hay nội ứng của chúng nhớ lại các cuộc chiến các thời từ Tiền Lê, Tây Sơn đến 1979, bọn nghịch lỗ đã từng cạch-mặt dân Việt gần 200 năm (938, 980, 1072, 1258, 1285, 1287, 1427, 1789, 1979) mới quay lại.
Đánh chận vào tâm trí giặc, để nếu có 1 dịp ra tay, khoảng thời gian chạy-mặt sẽ kéo dài hơn nữa. Tức ở thế kỷ 21, người Việt đã có thể đánh chận cho hai ba thế kỷ sau.
Đánh chận từ xa là đánh vào bao tử giặc như Lý Thường Kiệt đánh kho Tống, như Trần Khánh Dư đánh thuyền lương Trương Văn Hỗ. Song thượng sách là sắp đặt để giặc không còn dám nghĩ đến việc khuynh đảo nội tình, kích động bọn nội gián và tránh xa không dám bén mảng đến Việt Nam.
Một chút phiếm luận, đánh chận từ xa bên ngoài các khung ba chiều bốn chiều, vượt giới hạn suy nghĩ thông thường như những chiến binh đến từ tương lai của Terminator.
Không phải ngẫu nhiên mà chương trình SDI của Mỹ đã bị Liên Xô phản ứng, bị cuốn theo và suy sụp vào đầu 1990. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ- Nhật kết hợp với Đài Loan trong chương trình TMD (Theater Missile Defense) - một chiếc ô chống hỏa tiễn Trung Quốc hướng về Đài Loan- khiến Trung Quốc khiếp hãi. Đó là đánh chận.
TẠM KẾT
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc đặc biệt tại khu vực Biển Đông- Việt Nam, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng được giải quyết bằng các công cụ truyền thống và phi truyền thống. Mượn lực, mượn dịch vụ công cộng và sử dụng luật pháp quốc tế là một phần của cuộc đánh chận.
Nhân lực, tài năng, quyết tâm bảo vệ đất nước là những yếu tố tiên quyết để có được một thế trận đánh chận rộng khắp, vươn xa. Trong các yếu tố truyền thống, còn có những yếu tố mới, yếu tố chưa khai thác để có thể bước vào cuộc chiến hiệu quả hơn do những người-Việt- dám-đánh-chận sắp đặt và thực hiện.
Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Nếu chúng đang lởn vởn hay lộ dã tâm từ nhiều đời, sẽ có các cách tiếp cận, phòng thủ hoặc có thể tấn công như một cách phòng thủ. Bày trận, đánh chận từ xa như một hoạt động vượt trên kẻ địch về thời gian, địa điểm, kỹ thuật, tổ chức chiến trường đã được các chiến lược gia như Carl von Clausewitz, Tôn Tử và Hưng Đạo Vương ghi lại dưới nhiều hình thức.
Thiên tài quân sự không cần khởi động chiến tranh mà vẫn đạt chiến thắng và lợi ích mong muốn, bất chiến tự nhiên thành. Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể và có tính tiên phát.
Ngạn ngữ Latin có câu “Si vis pacem, para bellum” tức nếu muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh.
Cổ ngữ phương Đông ghi: “Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn.” (居安思危,思则有备,有备无患) Sống trong thời bình an, nghĩ về mối nguy, có ưu tư ắt phải có chuẩn bị, có chuẩn bị sẽ hạn chế hoạn nạn.
Tướng Ngô Xuân Lịch gần đây cũng đề cập đến việc “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”.
Sống trong hòa bình nhưng luôn suy nghĩ, chuẩn bị giải pháp cho những mối nguy đang đến, và giải trừ những mối nguy ấy bằng các phương cách chính trị, ngoại giao, tình báo, sức mạnh mềm, luật pháp quốc tế và cả chiến tranh mạng-cyberwar.
CÁC PHIÊN BẢN: TƯ TƯỞNG, LIÊN MINH, THÔNG TIN, LOGISTICS
Công việc bày trận hay cài đặt các mối quan hệ đòi hỏi nhiều yếu tố.
Trước tiên, bản thân cơ thể cần khỏe mạnh, có sức sống, có uy lực, có sự ủng hộ của nhiều tác nhân.
Thứ nhì là giải quyết các mối quan hệ liên minh, các quốc gia bàng quan hay thân với đối phương.
Thứ ba là hiểu biết về đối phương…
Cơ thể ốm yếu, nội bộ lủng củng, kinh tế suy thoái chắc chắn sẽ làm cho công tác đánh chận khó có tác dụng cao. Gia tăng độ liên kết với các quan hệ bạn hữu, trung lập hóa các quan hệ thân kẻ địch và thuyết phục các quốc gia bàng quan trên nhiều loại diễn đàn.
Đánh chận từ xa bao gồm nhưng không giới hạn sức mạnh võ trang, bởi có nhiều phương cách khác như những tư duy, cuộc bày trận thế, cách đánh, phát triển quan hệ, khoa học phòng thủ, tiến công nhờ vào sức mạnh công nghệ mới, cải tiến. Một hệ thống công thủ toàn diện nếu biết sử dụng những võ khí trên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn phòng thủ thụ động.
Ở một cực khác của câu chuyện, những ai hay tránh né bàn đến chiến tranh vì những lý do lý do đạo đức, dĩ hòa vi quý, tình đồng chí, chủ nghĩa nhân loại chung chung thì rất khó có tư duy đánh chận tư xa. Đáng lo ngại, chủ nghĩa đà điểu chui đầu xuống cát này hiện có mặt ở một số diễn đàn.
Như vậy thoát ra khỏi bãi lầy tư tưởng của cái gọi là tình đồng chí, đồng văn đồng chủng giả hiệu cũng chính là 1 phần của việc đánh chận từ xa. Kẻ thuyết giảng chuyện Trung Quốc từng tiến công Việt Nam như anh đánh em, như “yêu cho roi cho vọt” hoặc bám vào tình đồng chí tốt hoặc cho rằng cuộc diện hiện trạng không có gì đáng ngại là một ví dụ của bãi lầy- cần thoát ra để chuẩn bị cho một cuộc đánh chận.
Danh tướng Lý Thường Kiệt trong cuộc phạt Tống năm 1073 đã dùng đến chiến lược đánh chặn từ xa mẫu mực bằng cách tấn công kho lương kẻ địch định sử dụng cho cuộc xâm lược Việt Nam, làm suy yếu thực lực của quân địch trước khi chiến sự nổ ra.
Chiến tranh đánh chận (pre-emptive war) cũng đã được Tổng Thống Mỹ George Bush tuyên bố như một học thuyết vừa có tác dụng răn đe, vừa có tác dụng tập hợp các đồng minh rời rạc và đưa chiến tranh ra xa nước Mỹ.
Các cuộc đánh chận bằng công cụ tình báo trước trận Xích Bích (năm 208 thời Tam Quốc, Trung Quốc) với nhiều mưu sĩ, tướng lĩnh của các bên Ngụy Thục Ngô tham gia cũng là những cuộc cài đặt quan hệ.
Từ Hám Trạch, Hoàng Cái, Sái Trung, Sái Mạo đến Tưởng Cán…Tuy nhiên, đỉnh cao của chiến lược đánh chận vẫn là Tào Tháo với cuộc thoát hiểm Hoa Dung Đạo, khi tình bằng hữu đặc biệt đã được cài đặt giữa họ Tào và Quan Vũ trước đó mấy năm. Thế chân vạc tam phân đỉnh túc của ba thế lực quân phiệt lớn nhất Trung Quốc từ đó xuất hiện.
Đánh chận từ xa bằng truyền thông, mở lại lịch sử cho những tên xâm lược phiêu lưu hay nội ứng của chúng nhớ lại các cuộc chiến các thời từ Tiền Lê, Tây Sơn đến 1979, bọn nghịch lỗ đã từng cạch-mặt dân Việt gần 200 năm (938, 980, 1072, 1258, 1285, 1287, 1427, 1789, 1979) mới quay lại.
Đánh chận vào tâm trí giặc, để nếu có 1 dịp ra tay, khoảng thời gian chạy-mặt sẽ kéo dài hơn nữa. Tức ở thế kỷ 21, người Việt đã có thể đánh chận cho hai ba thế kỷ sau.
Đánh chận từ xa là đánh vào bao tử giặc như Lý Thường Kiệt đánh kho Tống, như Trần Khánh Dư đánh thuyền lương Trương Văn Hỗ. Song thượng sách là sắp đặt để giặc không còn dám nghĩ đến việc khuynh đảo nội tình, kích động bọn nội gián và tránh xa không dám bén mảng đến Việt Nam.
Một chút phiếm luận, đánh chận từ xa bên ngoài các khung ba chiều bốn chiều, vượt giới hạn suy nghĩ thông thường như những chiến binh đến từ tương lai của Terminator.
Không phải ngẫu nhiên mà chương trình SDI của Mỹ đã bị Liên Xô phản ứng, bị cuốn theo và suy sụp vào đầu 1990. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ- Nhật kết hợp với Đài Loan trong chương trình TMD (Theater Missile Defense) - một chiếc ô chống hỏa tiễn Trung Quốc hướng về Đài Loan- khiến Trung Quốc khiếp hãi. Đó là đánh chận.
TẠM KẾT
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc đặc biệt tại khu vực Biển Đông- Việt Nam, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng được giải quyết bằng các công cụ truyền thống và phi truyền thống. Mượn lực, mượn dịch vụ công cộng và sử dụng luật pháp quốc tế là một phần của cuộc đánh chận.
Nhân lực, tài năng, quyết tâm bảo vệ đất nước là những yếu tố tiên quyết để có được một thế trận đánh chận rộng khắp, vươn xa. Trong các yếu tố truyền thống, còn có những yếu tố mới, yếu tố chưa khai thác để có thể bước vào cuộc chiến hiệu quả hơn do những người-Việt- dám-đánh-chận sắp đặt và thực hiện.
Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét