Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59” về thành lập các “tòa án quân sự đặc biệt”.
Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay....
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chỉ mới nêu được một tên người bị chém bởi luật 10-59 là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43.
Chưa có bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết thêm những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Trong luật 10-59 cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình.
Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay....
Cho đến nay, về phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chỉ mới nêu được một tên người bị chém bởi luật 10-59 là ông Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh. Theo đó, tháng 3 năm 1959, khi ông chuẩn bị đi công tác thì bị người của chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt tại nhà ông Hai Thương, sau đó bị đưa về giam ở khám Chí Hòa (Sài Gòn).
Ngày 2 tháng 10 năm 1959, Hoàng Lê Kha bị kết án tử hình tại tòa án quân sự đặc biệt. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm 1960, Hoàng Lê Kha bị hành quyết bằng máy chém tại Tam Hạp (Trảng Lớn, Châu Thành, Tây Ninh). Khi ấy, ông đang ở tuổi 43.
Chưa có bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết thêm những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém. Trong luật 10-59 cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình.
Chiếc máy chém được cho là dùng để chém ông Hoàng Lê Kha, hiện trưng
bày tại Bảo tàng Cần Thơ, sau thời gian dài đã được trưng bày tại Nhà
Bảo tàng Tội ác Mỹ - Ngụy (hiện được đổi tên là Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh) nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM.
Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.
Chưa rõ vì sao chiếc máy chém này lại không được đặt tại Bảo tàng của tỉnh Tây Ninh.
Chưa thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.
CÂU HỎI CHỜ TRẢ LỜI
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua.
Ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Trong khi đó chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố.
Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi luật 10-59, cũng không có hình ảnh lưu trữ.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo luật 10-59 đã được rê đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao.
Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Lưu ý thêm rằng thời đó máy chụp hình ở miền Nam giá bán rất rẻ ai cũng có thể mua được!
Hình ảnh thời kỳ đấu tố của Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc có nhiều đến độ người ta đủ để làm một triển lãm kéo dài trong 3 ngày hồi tháng 9 vừa qua.
Ngay trong vùng hành quân thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng là Mỹ Lai, mà chuyện thảm sát vẫn có đầy đủ hình ảnh cho cả thế giới xem…
Xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì vẫn có phóng viên báo chí đầy đủ để quay phim chụp ảnh lưu lại,… Trong khi đó chuyện xử chém ở giữa chợ như nhiều thông tin từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa rêu rao là chuyện tày trời, thì chưa thấy một hình ảnh nào được công bố.
Ngay cả nhân vật Hoàng Lê Kha được cho là “người cuối cùng” bị chém bởi luật 10-59, cũng không có hình ảnh lưu trữ.
Bút kỳ chiến tranh của những nhà văn quân đội từ phía Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng chưa thấy tác phẩm nào mô tả về máy chém theo luật 10-59 đã được rê đi chém trả thù “những người kháng chiến cũ” ra sao.
Chỉ có tên Xăm đã dùng dao Mỹ chém đầu chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.
Lưu ý thêm rằng thời đó máy chụp hình ở miền Nam giá bán rất rẻ ai cũng có thể mua được!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét