Cửa hàng Louis Vuitton tại trung tâm mua sắm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội. |
Theo VOA
Có tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” trong 20 năm tiến
hành đổi mới vừa qua ở Việt Nam, trong khi có nhận định rằng người siêu
giàu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới.
Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở
Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt
Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”.
Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm
90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu
ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.
Đã có những hiện tượng báo chí đã nêu
lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và
con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của
Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu
và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc...
Theo ông Kính, nếu thể hiện bằng biểu đồ, hệ thống phân tầng xã hội ở
Việt Nam có hình kim tự tháp với tầng lớp cao (phần chóp) theo thứ tự
từ trên xuống bao gồm lãnh đạo, quản lý; doanh nhân và chuyên gia có
chuyên môn cao. Tầng lớp giữa gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tầng lớp thấp bao gồm lao động giản đơn và
nông dân.
Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo
ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không
được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một
khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm
soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà
báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất
nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều
đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở
những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng
như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý
và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có
những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình
kiểm soát thu nhập của người dân.”
Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu
Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới
trong một thập kỷ tới”.
Theo công ty tư vấn có trụ sở ở London, trong 10 năm tới, số người có
tài sản từ 30 triệu đôla trở lên ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng hơn
gấp đôi, lên con số 300 người với tỷ lệ tăng hơn 150%.
Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116
người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla.
Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam
“do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ
vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”.
Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”.
Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được
tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam.
Theo VOA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét