Tôi biết được thầy lần
đầu tiên vào tháng giêng 2016 khi trên đường làm công tác cho Hội Giáo chức Chu
Văn An. Nhà thầy nằm trong một con ngõ nhỏ song song với trục đường chính, và
cũng như nhiều căn nhà ở Hà Nội, nhà thầy có một khoảng sân giữa khá
rộng.
Ngồi đợi một lát thì thầy xuống, chưa thấy người đã thấy tiếng
cười vang. Thầy bắt tay anh em và chúc mừng sự ra đời của Hội. Tôi nhìn thầy và
thấy bừng bừng một sức sống cho dù tóc thầy đã bạc trắng :
- Comment allez-vous ? Vous êtes venu de Paris, n’est-ce-pas? (Bạn khỏe không? Bạn từ Paris đến, đúng không?)
- Comment allez-vous ? Vous êtes venu de Paris, n’est-ce-pas? (Bạn khỏe không? Bạn từ Paris đến, đúng không?)
Tôi trợn tròn mắt và
không kịp trả lời. Thầy cắt nghĩa:
- Tôi học tiếng Pháp ở Đại học và từng dạy nhiều năm ở Algérie.
- Tôi học tiếng Pháp ở Đại học và từng dạy nhiều năm ở Algérie.
Thảo nào thầy nói tiếng Pháp với giọng chuẩn, “accent
parisien” (giọng Paris) chính tông. Algérie là một trong những nước sử dụng
tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ.
Thời gian không có nhiều
nên tôi không tính “đấu” tiếng Pháp với thầy, hơn nữa sau khi biết thầy cũng
từng dạy ở Đại học Xây Dựng, một trường rất nổi tiếng của VN, nên xoay sang chủ
đề khác.
- Vậy chắc thầy còn nhớ Caquot và Boussinesq (các nhà khoa học Pháp từng xây dựng nhiều phương pháp tính toán trong ngành xây dựng) ?
- Nhớ chứ !
- Vậy chắc thầy còn nhớ Caquot và Boussinesq (các nhà khoa học Pháp từng xây dựng nhiều phương pháp tính toán trong ngành xây dựng) ?
- Nhớ chứ !
Thế rồi thầy lại xả ra
một tràng về kết cấu, về bê tông cốt thép (là sở trường của thầy), về đủ thứ
trên đời trong thế giới xây dựng mà tôi căng tai ra chỉ hiểu được một nửa. Bỗng
thầy chợt đứng lên và đưa chúng tôi xem một bằng khen do Ủy Ban giải thưởng Kova
tặng về công trình nghiên cứu của thầy về tính toán trên bê tông. Tôi buột
miệng:
- Thầy đúng là văn võ song toàn.
- Cái gì mà văn võ song toàn. Cậu nói thế thì tôi phải cho cậu xem cái này.
- Thầy đúng là văn võ song toàn.
- Cái gì mà văn võ song toàn. Cậu nói thế thì tôi phải cho cậu xem cái này.
Thầy chạy lên lầu và mang ra một bao thư ở ngoài ghi hai chữ
“Hồ Sơ”.
-Hồ sơ đảng của tôi đấy
!
-Hóa ra thầy là đảng viên?
-Còn vài ngày nữa là đại hội đảng, tôi đang chờ đợi để đi đến một quyết định quan trọng.
-Thế thầy kỳ vọng gì?
-Hóa ra thầy là đảng viên?
-Còn vài ngày nữa là đại hội đảng, tôi đang chờ đợi để đi đến một quyết định quan trọng.
-Thế thầy kỳ vọng gì?
Thầy nhìn chúng tôi với cặp mắt nửa tinh nghịch nửa thách
đố:
- Đợi ít ngày nữa cậu sẽ biết.
- Đợi ít ngày nữa cậu sẽ biết.
Và ngày hôm nay,
2/2/2016, cái quyết định ấy đã đến: thầy xin ra khỏi đảng cộng sản. Trong thư
thầy viết :”Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho
đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa
Mác Lênin ( CNML) có nhiều độc hại, rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng,
rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của đảng. Tôi đã viết nhiều
bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức đảng góp ý kiến về
việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy
vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì
CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong
đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của
ĐCSVN.”.
Thế là vài ngày sau khi thầy Nguyễn Khắc Mai lên tiếng đòi truy tố ông Nguyễn Phú Trọng thì đến lượt thầy Nguyễn Đình Cống, một giáo sư xin ra khỏi đảng, mà lại xin đúng vào cái ngày đẻ ra cái tổ chức ấy mới ý nghĩa. Các thầy đều là những trí thức hàng đầu của đất nước, là những người từng tin vào chủ nghĩa cộng sản, là những người đã dành suốt cuộc đời để cống hiến cho đất nước, dân tộc để đến ngày “bát thập cổ lai hi” mới thốt lên những lời đầy đắng cay và tuyệt vọng.
Thế là vài ngày sau khi thầy Nguyễn Khắc Mai lên tiếng đòi truy tố ông Nguyễn Phú Trọng thì đến lượt thầy Nguyễn Đình Cống, một giáo sư xin ra khỏi đảng, mà lại xin đúng vào cái ngày đẻ ra cái tổ chức ấy mới ý nghĩa. Các thầy đều là những trí thức hàng đầu của đất nước, là những người từng tin vào chủ nghĩa cộng sản, là những người đã dành suốt cuộc đời để cống hiến cho đất nước, dân tộc để đến ngày “bát thập cổ lai hi” mới thốt lên những lời đầy đắng cay và tuyệt vọng.
Còn nhớ hôm ở nhà thầy
tôi có hỏi:
- Thầy biết thầy X, cô Y không? Họ cũng là đảng viên mà chửi cộng sản còn hơn cả em, ho chửi có dây có nhợ.
Thầy không trả lời, lấy tay với bình trà, gật đầu nhè nhẹ:
- Biết chứ…
- Thầy biết thầy X, cô Y không? Họ cũng là đảng viên mà chửi cộng sản còn hơn cả em, ho chửi có dây có nhợ.
Thầy không trả lời, lấy tay với bình trà, gật đầu nhè nhẹ:
- Biết chứ…
Có lẽ định nói gì tiếp
nhưng thầy ngưng. Bây giờ thì tôi có thể đoán được ý tưởng của thầy: Đội ngũ trí
thức và đặc biệt các thầy cô cũng có nhiều người thất vọng với đảng cộng sản
nhưng chưa đủ dũng khí để hành động như thầy. Nhưng tôi chắc chắn là các thầy
không đơn độc, ngày càng có nhiều người bất mãn và công khai bày tỏ thái độ, đặc
biệt là sau kỳ đại hội 12 vừa qua.
Thầy dân xây dựng, tôi
cũng từng học xây dựng, nhưng tôi còn biết có một tiến sĩ cũng ngành xây dựng,
nhưng có thòng thêm chữ “đảng”. Xây dựng đảng ! Một ngành học chỉ có ở Việt
Nam.
Và chỉ có thêm một chữ oan nghiệt ấy mà đất nước vẫn lầm lũi
đi ngược lại sự tiến hóa của toàn nhân loại.
Phạm Minh Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét