Những người tự ứng cử tại Việt Nam đã và đang bị quấy nhiễu ra sao? Và chúng ta có hy vọng gì chính phủ sẽ nhượng bộ trước làn sóng dân chủ.
Thấy rõ nhất là trường hợp nghệ sĩ Vượng Râu tuyên bố tự ra ứng cử, liền bị báo PetroTimes chụp mũ là Việt Tân.
Bản tin RFI ghi rằng vào tháng 05/2016, Việt Nam sẽ bầu lại Quốc Hội. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters trong một bài phân tích công bố vào ngày 04/03, chính quyền Cộng Sản Việt Nam lần này sẽ bị một số nhà bất đồng chính kiến thách thức bằng cách nộp đơn tự ứng cử vào Quốc Hội, không theo thủ tục từng được áp đặt là phải được Đảng hay các tổ chức do Đảng kiểm soát đề cử.
Reuters ghi nhận đã có 19 nhà bất đồng chính kiến đang tìm cách tự ứng cử vào Quốc Hội mới trong tư cách ứng viên độc lập, sẵn sàng trắc nghiệm bằng hành động thực tế xem đảng Cộng Sản Việt Nam có thực sự giữ lời hứa là củng cố dân chủ hay không.
Tiêu biểu trong nhóm "tự ứng viên" này là ông Nguyễn Quang A, một nhân vật cho đến nay được biết đến là một người thường xuyên có tiếng nói phê phán chính quyền. Đối với Reuters, ông không phải là đảng viên, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cầm quyền muốn có trong cơ quan lập pháp, mà nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn y các quyết định của chính phủ.
Trong những ngày gần đây, ông Quang A đang nghiêm túc thực hiện các bước cần thiết để có thể ra ứng cử chức đại biểu Quốc Hội, từ việc công khai tài sản, tìm kiếm chữ ký ủng hộ của cử tri, cho đến việc tự vận động bằng một đoạn video lưu hành trên mạng internet.
Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Quang A xác định: «Họ nói với chúng tôi là chúng tôi có quyền ứng cử và nói chế độ hiện nay rất dân chủ… Hãy chờ xem họ biến lời nói thành hiện thực.»
RFI ghi rằng với cả một hệ thống rà soát nghiêm ngặt, và các biện pháp kiểm tra do đảng thực hiện, các ứng viên độc lập rất khó mà thành công.
Đây cũng là ý kiến của một nhà phân tích chính trị, ông Lê Hồng Hiệp tại Singapore, cho rằng thậm chí các ứng viên độc lập này còn bị loại ngay khi nộp đơn xin ứng cử.
Trả lời Reuters, ông Hiệp giải thích: «Đảng (Cộng Sản Việt Nam) muốn có một số tiếng nói phê phán trong Quốc Hội, nhưng không phải là đến từ những người mà họ không thể kiểm soát được hoặc những người có thể gây ra những phiền hà chính trị ».
Trên trang Boxitvn có ghi về trường hợp một nghệ sĩ sân khấu tự ứng cử, lập tức bị báo Petro Times viết bài chụp mũ rằng người tự ứng cử đang biến Quốc hội thành “phường chèo.”
Trang Boxitvn nói rằng tờ Petro Times, tức Tin Nhanh Năng Lượng Mới, là tờ báo của Hội Dầu khí nhưng lại nằm dưới bàn tay điều khiển của viên công an Nguyễn Như Phong, nên rất đậm đà phong cách công an, nghĩa là thừa sự hằn học và ít học mà thiếu hoặc không có chút kỹ năng báo chí chuyên nghiệp nào.
Boxitvn viết:
“Sự cơ hội của Nguyễn Như Phong lộ ra quá rõ nét khi ông vội vã "bưng bô" cho cuộc bầu cử theo truyền thống "Đảng cử dân bầu", bằng cách ra sức mạ lị, bôi nhọ các ứng cử viên độc lập (không được "Đảng cử"), gán cho họ những từ ngữ như "đốt đền hòng nổi danh", "chém gió", "huênh hoang", "kẻ khùng", "chống phá"...
Cần phải nói rõ "sản phẩm báo chí" đó nhiều khả năng là kết quả của sự cơ hội, bưng bô của cá nhân "nhà báo" Như Phong, chứ không phải do có sự chỉ đạo nào từ "trên" cho ông ta và tờ báo của ông ta "đánh" các ứng cử viên độc lập. Bằng chứng là từ chiều qua, sau khi Petro Times tung chưởng, tới tận lúc này, nhiều phóng viên đã gọi cho nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng – ứng cử viên ĐBQH – để phỏng vấn anh. Báo Gia đình và Xã hội vừa có bài "Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử ĐBQH"....”
Trên FB Lưu Văn Minh cho biết rằng nghệ sĩ Vượng Râu đã gửi thư tới tờ PetroTimes, trích:
“1. Tôi yêu cầu ông Tổng Biên tập và tòa soạn báo phải xóa hoàn toàn bài viết này (Quốc hội không phải là phường chèo!) của tác giả Đại Anh khỏi hệ thống dữ liệu đọc được dành cho độc giả, đồng thời, đăng tải bài viết xin lỗi công khai tôi và tất cả các ứng cử viên độc lập khác đã bị Đại Anh xúc phạm. Ngoài ra, tôi yêu cầu ông và tòa soạn có biện pháp xử lý thích đáng (chẳng hạn, cảnh cáo) đối với tác giả Đại Anh, người đang khiến độc giải có cái nhìn không tốt về tính chuyên nghiệp và kỹ năng làm báo của cả tập thể báo Petro Times. Hình thức xử lý cũng phải được tòa soạn công bố công khai trên báo và/hoặc báo cáo riêng cho cá nhân tôi – người bị hại.
2. Trong trường hợp ông và/hoặc người có thẩm quyền liên quan từ chối yêu cầu số 1 của tôi, tôi buộc phải khởi kiện ra tòa và/hoặc chính thức tố cáo hành vi phạm tội của tác giả Đại Anh và các cá nhân liên đới lên cơ quan điều tra có thẩm quyền....”(ngưng trích)
Một điểm nghiêm trọng, bài trên báo PetroTimes quy chụp nghệ sĩ Vượng Râu tự ứng cử là do liên kết với Việt Tân:
“...Tại hai đoạn cuối của bài viết, tác giải Đại Anh trực tiếp liên kết hoạt động vận động tự ứng cử của tôi với tổ chức Việt Tân “nhằm phá hoại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14”...”
Theo các nhà quan sát, đó chỉ mới là khúc dạo đầu...
Theo VietBao
Thấy rõ nhất là trường hợp nghệ sĩ Vượng Râu tuyên bố tự ra ứng cử, liền bị báo PetroTimes chụp mũ là Việt Tân.
Bản tin RFI ghi rằng vào tháng 05/2016, Việt Nam sẽ bầu lại Quốc Hội. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters trong một bài phân tích công bố vào ngày 04/03, chính quyền Cộng Sản Việt Nam lần này sẽ bị một số nhà bất đồng chính kiến thách thức bằng cách nộp đơn tự ứng cử vào Quốc Hội, không theo thủ tục từng được áp đặt là phải được Đảng hay các tổ chức do Đảng kiểm soát đề cử.
Reuters ghi nhận đã có 19 nhà bất đồng chính kiến đang tìm cách tự ứng cử vào Quốc Hội mới trong tư cách ứng viên độc lập, sẵn sàng trắc nghiệm bằng hành động thực tế xem đảng Cộng Sản Việt Nam có thực sự giữ lời hứa là củng cố dân chủ hay không.
Tiêu biểu trong nhóm "tự ứng viên" này là ông Nguyễn Quang A, một nhân vật cho đến nay được biết đến là một người thường xuyên có tiếng nói phê phán chính quyền. Đối với Reuters, ông không phải là đảng viên, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cầm quyền muốn có trong cơ quan lập pháp, mà nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn y các quyết định của chính phủ.
Trong những ngày gần đây, ông Quang A đang nghiêm túc thực hiện các bước cần thiết để có thể ra ứng cử chức đại biểu Quốc Hội, từ việc công khai tài sản, tìm kiếm chữ ký ủng hộ của cử tri, cho đến việc tự vận động bằng một đoạn video lưu hành trên mạng internet.
Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Quang A xác định: «Họ nói với chúng tôi là chúng tôi có quyền ứng cử và nói chế độ hiện nay rất dân chủ… Hãy chờ xem họ biến lời nói thành hiện thực.»
RFI ghi rằng với cả một hệ thống rà soát nghiêm ngặt, và các biện pháp kiểm tra do đảng thực hiện, các ứng viên độc lập rất khó mà thành công.
Đây cũng là ý kiến của một nhà phân tích chính trị, ông Lê Hồng Hiệp tại Singapore, cho rằng thậm chí các ứng viên độc lập này còn bị loại ngay khi nộp đơn xin ứng cử.
Trả lời Reuters, ông Hiệp giải thích: «Đảng (Cộng Sản Việt Nam) muốn có một số tiếng nói phê phán trong Quốc Hội, nhưng không phải là đến từ những người mà họ không thể kiểm soát được hoặc những người có thể gây ra những phiền hà chính trị ».
Trên trang Boxitvn có ghi về trường hợp một nghệ sĩ sân khấu tự ứng cử, lập tức bị báo Petro Times viết bài chụp mũ rằng người tự ứng cử đang biến Quốc hội thành “phường chèo.”
Trang Boxitvn nói rằng tờ Petro Times, tức Tin Nhanh Năng Lượng Mới, là tờ báo của Hội Dầu khí nhưng lại nằm dưới bàn tay điều khiển của viên công an Nguyễn Như Phong, nên rất đậm đà phong cách công an, nghĩa là thừa sự hằn học và ít học mà thiếu hoặc không có chút kỹ năng báo chí chuyên nghiệp nào.
Boxitvn viết:
“Sự cơ hội của Nguyễn Như Phong lộ ra quá rõ nét khi ông vội vã "bưng bô" cho cuộc bầu cử theo truyền thống "Đảng cử dân bầu", bằng cách ra sức mạ lị, bôi nhọ các ứng cử viên độc lập (không được "Đảng cử"), gán cho họ những từ ngữ như "đốt đền hòng nổi danh", "chém gió", "huênh hoang", "kẻ khùng", "chống phá"...
Cần phải nói rõ "sản phẩm báo chí" đó nhiều khả năng là kết quả của sự cơ hội, bưng bô của cá nhân "nhà báo" Như Phong, chứ không phải do có sự chỉ đạo nào từ "trên" cho ông ta và tờ báo của ông ta "đánh" các ứng cử viên độc lập. Bằng chứng là từ chiều qua, sau khi Petro Times tung chưởng, tới tận lúc này, nhiều phóng viên đã gọi cho nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng – ứng cử viên ĐBQH – để phỏng vấn anh. Báo Gia đình và Xã hội vừa có bài "Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử ĐBQH"....”
Trên FB Lưu Văn Minh cho biết rằng nghệ sĩ Vượng Râu đã gửi thư tới tờ PetroTimes, trích:
“1. Tôi yêu cầu ông Tổng Biên tập và tòa soạn báo phải xóa hoàn toàn bài viết này (Quốc hội không phải là phường chèo!) của tác giả Đại Anh khỏi hệ thống dữ liệu đọc được dành cho độc giả, đồng thời, đăng tải bài viết xin lỗi công khai tôi và tất cả các ứng cử viên độc lập khác đã bị Đại Anh xúc phạm. Ngoài ra, tôi yêu cầu ông và tòa soạn có biện pháp xử lý thích đáng (chẳng hạn, cảnh cáo) đối với tác giả Đại Anh, người đang khiến độc giải có cái nhìn không tốt về tính chuyên nghiệp và kỹ năng làm báo của cả tập thể báo Petro Times. Hình thức xử lý cũng phải được tòa soạn công bố công khai trên báo và/hoặc báo cáo riêng cho cá nhân tôi – người bị hại.
2. Trong trường hợp ông và/hoặc người có thẩm quyền liên quan từ chối yêu cầu số 1 của tôi, tôi buộc phải khởi kiện ra tòa và/hoặc chính thức tố cáo hành vi phạm tội của tác giả Đại Anh và các cá nhân liên đới lên cơ quan điều tra có thẩm quyền....”(ngưng trích)
Một điểm nghiêm trọng, bài trên báo PetroTimes quy chụp nghệ sĩ Vượng Râu tự ứng cử là do liên kết với Việt Tân:
“...Tại hai đoạn cuối của bài viết, tác giải Đại Anh trực tiếp liên kết hoạt động vận động tự ứng cử của tôi với tổ chức Việt Tân “nhằm phá hoại cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14”...”
Theo các nhà quan sát, đó chỉ mới là khúc dạo đầu...
Theo VietBao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét