Hoàng Trần
Mạng xã hội đang lan truyền một bản báo cáo khá đặc biệt được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa bị phế truất khỏi chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Mạng xã hội đang lan truyền một bản báo cáo khá đặc biệt được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa bị phế truất khỏi chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Trong lá đơn gửi đến uỷ ban kiểm tra trung ương đảng được ký vào ngày
4/9/2016, ông Thanh cho biết hiện ông đã phải ra nước ngoài nhằm “bảo
đảm an toàn cho bản thân”.
Ông cũng khẳng định đã làm đơn xin ra khỏi đảng với lý do “không còn tin
vào sự chỉ đạo” của người đứng đầu đảng CSVN, tức tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng.
Tháo chạy thời hậu Nguyễn Tấn Dũng
Theo báo Thanh Niên Online,
vào chiều ngày 6/9/2016, ông Thanh cũng đã chủ động gọi điện thoại cho
phóng viên báo này để khẳng định lại việc đã gửi đơn xin ra khỏi đảng.
Khi được hỏi đang chữa bệnh ở đâu thì ông này từ chối tiết lộ mà chỉ nói rằng đang tập trung điều trị căn bệnh gout.
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của vị phó chủ tịch Hậu Giang kể từ khi bị
phế truất đến nay. Trong hơn 1 tháng “nghỉ phép để chữa bệnh”, có tin
nói rằng nhà riêng của ông này tại Hà Nội đã bị công an ập vào khám xét.
Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo hôm 31/8/2016, bộ trưởng – chủ
nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố rằng thông tin đã khởi
tố đối với ông Trịnh Xuân Thanh là “không chính xác”.
Động thái này cho thấy nhà cầm quyền CSVN biết rõ ông Thanh đã ra nước
ngoài nên không thể khởi tố, tránh phải tái diễn kịch bản như đã từng
xảy ra đối với Dương Chí Dũng.
Cũng theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, cựu bộ trưởng công thương Vũ
Huy Hoàng – người chịu trách nhiệm chính trong việc ký quyết định luân
chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, cũng đã bí mật sang Singapore
“chữa bệnh” từ nhiều tuần qua.
Dấu hiệu này cho thấy một làn sóng tháo chạy đang âm thầm diễn ra sau
khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc loại bỏ phe
nhóm Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12 hồi đầu năm.
Con số thống kê về khoản tiền 14,2 tỷ đô-la gửi ra nước ngoài trong năm
2015 dự kiến sẽ còn gia tăng theo cấp số nhân vào năm 2016, nhất là khi
Nguyễn Phú Trọng đang say men chiến thắng, quyết đuổi cùng giết tận
những tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng.
Khi đã không thể hạ cánh an toàn để làm “người tử tế”, kế sách “ôm tiền
tháo chạy” vẫn là lựa chọn tối ưu trong thời điểm hiện nay của thế lực
tư bản đỏ.
Lá đơn thách thức quyền uy của tổng bí thư
Trở lại với lá đơn đang gây xôn xao trên mạng xã hội, thật khó có thể
kiểm chứng được tác giả lá đơn có thực sự là ông Trịnh Xuân Thanh hay
không.
Về nội dung, đây là một bản báo cáo tồi. Kém cả về hình thức lẫn văn
phong, câu cú thì lủng củng, tối nghĩa với hàng loạt lỗi chính tả sai be
bét.
Ít ai có thể tin được rằng, với trình độ viết văn còn thua học sinh
trung học như trên, ông Thanh có thể leo lên chức thứ trưởng bộ công
thương, rồi trở thành phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Tuy vậy, đây cũng chính là lời lý giải hợp lý nhất về khoản thua lỗ
3,300 tỷ đồng của ông Trịnh Xuân Thanh khi còn tổng giám đốc Tổng công
ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Lãnh đạo mà trình độ như vậy thì công
ty không thua lỗ mới lạ.
Nhiều khả năng, bản báo cáo này là thật và được viết một cách vội vàng khi bị dồn đến chân tường.
Trong đơn, ông Thanh dùng nhiều lời lẽ mạnh bạo tố cáo tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã dùng quyền lực để đưa ra những chỉ đạo mang tính áp
đặt, thiếu khách quan và gây oan sai đối với cá nhân ông.
Thậm chí, Trịnh Xuân Thanh còn cho rằng chính tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng là người ký quyết định luân chuyển cho ông về làm phó chủ tịch
tỉnh Hậu Giang, bản thân ông không thể tự bổ nhiểm và luân chuyển mình.
Trong bản báo cáo dài 3 trang, ông cũng liên tục kể lể và giải bày:
“Tôi được nhân dân Hậu Giang tín nhiệm bầu với số phiếu cao, các đồng
chí tự cho mình quyền quyết định ngược lại với nhân dân và loại tôi
khỏi danh sách đại biểu quốc hội là vi phạm pháp luật và vi hiến”.
“Để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa
bệnh ở nước ngoài. Mặt khác, do các cơ quan chịu áp lực chỉ đạo, tôi rất
khó để có được sự thật”
“Bố tôi là phó trưởng ban dân vận trung ương đảng, nhiều năm cùng làm
việc trong tổ chuẩn bị văn kiện đại hội đảng với đồng chí tổng bí thư,
mà đồng chí vẫn chỉ đạo sự việc thiếu khách quan, không công bằng [nhằm]
tạo hình ảnh riêng cho cá nhân đồng chí”.
“Tôi không còn tin vào sự chỉ đạo nữa nên tôi báo cáo gửi các đồng
chí, kính mong các đồng chí có trách nhiệm, ý thức được việc mình kết
luận ngày hôm nay một cách chính xác, khách quan, không chịu áp lực. Tôi
xin ra khỏi đảng vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư”
Lời lẽ giận dỗi trong lá đơn báo cáo cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã không
còn gì để mất, và cũng chẳng còn sợ hãi trước quyền uy của đảng trưởng
Nguyễn Phú Trọng.
Chiến dịch triệt hạ phe nhóm của Nguyễn Phú Trọng thông qua chiêu bài
“đả hổ diệt ruồi” có nguy cơ vỡ trận do “con ruồi” Trịnh Xuân Thanh đã
bất ngờ thoát lưới và cao chạy xa bay.
* Dưới đây là toàn văn lá đơn báo cáo được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh đang phổ biến trên các mạng xã hội:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét