|
Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Tây do chính phủ VNCH dựng ở đảo Song Tử Tây năm 1956, quần đảo Trường Sa, mới được nhà cầm quyền CSVN công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia.” (Hình: Tuổi Trẻ) |
Song Chi
Sau
ngày 30 tháng 4, 1975, người dân miền Bắc nói chung và những đảng viên
cộng sản nói riêng lần đầu tiên bước chân vào Sài Gòn và miền Nam, mới
vỡ ra một sự thật.
Ðó là cuộc sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam khá hơn chế độ XHCN ở miền Bắc về rất nhiều mặt.
Kinh tế là cái đập vào mắt mọi người ngay lập tức và dễ nhìn ra nhất
khi so sánh từ bộ mặt các đô thị cho tới nông thôn hai miền. Thu nhập,
mức sống của người dân, số lượng, chất lượng, sự phong phú của các chủng
loại sản phẩm, hàng hóa trong đời sống hàng ngày, rồi tổng sản lượng
quốc gia, vị trí nền kinh tế của mỗi miền so với các nước trong khu
vực...
Ðến chất lượng của
nền giáo dục, y tế, thành tựu về văn hóa nghệ thuật xét trên tiêu chí
tự do sáng tác, sự đa dạng, phong phú, hiện đại trong các tác phẩm. Quan
trọng hơn là một môi trường sống tự do dân chủ được thể hiện từ tự do
biểu tình phản đối Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tự do báo chí, lập hội,
lập đảng, tiếp nhận thông tin...
Trí thức miền Bắc nhận ra sự khác biệt này khi tiếp xúc với kho báo
chí, sách vở, tư liệu, dịch thuật mênh mông đa chiều của chế độ miền
Nam. Trước đó, người dân miền Bắc luôn được nghe đảng và nhà nước tuyên
truyền rằng cuộc sống của đồng bào miền Nam vô cùng khốn khổ vì bị Mỹ
ngụy kìm kẹp, đồng bào miền Nam đang rên xiết dưới gót giày ngoại xâm,
phải hy sinh tất cả để giải phóng miền Nam...