Viễn kính không gian Kepler có sứ mạng tìm kiếm các hành tinh xa bên ngoài Hệ Mặt Trời. (Hình: NASA) |
Viễn
kính không gian Kepler, có sứ mạng tìm ra những hành tinh quay xung
quanh các ngôi sao xa xôi trong vũ trụ, đã bị trục trặc và có thể không
còn hoạt động được nữa.
Hôm Thứ Tư 15-5, NASA cho biết viễn kính mất khả năng định hướng để nhắm chính xác tới những điểm trong vũ trụ. Kepler có bốn vòng bánh xe cảm ứng để điều khiển, một đã bị hỏng năm 2012 nhưng vẫn hoạt động tốt với ba vòng, bây giờ hỏng thêm một nữa và chỉ còn hai nên không thể làm việc đầy đủ.
Viễn kính không gian Kepler phóng lên năm 2009 là một dự án tốn kém 600 triệu, với dự tính sẽ hoạt động trong 3 năm, đến bây giờ mới 18 tháng và trục trặc nặng nề không có hy vọng sửa chữa được.
Hiện
tại Kepler ở cách xa Trái Đất 40 triệu dặm, quá xa để điều chỉnh từ mặt
đất hay đưa phi hành gia tới như trường hợp viễn kính Hubble đã được các
phi hành gia trên tàu con thoi sửa chữa.Hôm Thứ Tư 15-5, NASA cho biết viễn kính mất khả năng định hướng để nhắm chính xác tới những điểm trong vũ trụ. Kepler có bốn vòng bánh xe cảm ứng để điều khiển, một đã bị hỏng năm 2012 nhưng vẫn hoạt động tốt với ba vòng, bây giờ hỏng thêm một nữa và chỉ còn hai nên không thể làm việc đầy đủ.
Viễn kính không gian Kepler phóng lên năm 2009 là một dự án tốn kém 600 triệu, với dự tính sẽ hoạt động trong 3 năm, đến bây giờ mới 18 tháng và trục trặc nặng nề không có hy vọng sửa chữa được.
Tuy nhiên chưa hẳn là
dự án Kepler đã tìm ra hành tinh cuối cùng. 132 hành tinh của các ngôi
sao khác do Kepler nghiên cứu đã được xác nhận, hầu hết lớn hơn Trái
Đất, ngoại trừ hành tinh Kepler 37-b chỉ bằng Mặt Trăng. Cũng chưa thấy
hành tinh nào có những điều kiện tương tự Trái Đất và do đó có thể có sự
sống giống như trên Trái Đất.
Nhưng thật ra Kepler đã nghiên cứu
được 2,700 vật thể được coi là hành tinh và phải mất một thời gian dài
nữa các khoa học gia mới phân tích hết số dữ kiện đã thâu được. Do đó
rất có thể Kepler đã giúp tìm thấy một hay nhiều hành tinh “giống Trái
Đất”.
Viễn kính Kepler được đặt tên của nhà toán học người Đức
Johannes Kepler thế kỷ 17, người đã khám phá ra định luật chuyển động
của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Sự mong mỏi tìm ra “người” ở
các hành tinh khác trong vũ trụ vẫn là một ước vọng lâu dài của nhân
loại và những chương trình khám phá vũ trụ sẽ còn được tiếp tục. Để thực
hiện sự tìm kiếm các hành tinh xa lạ, Âu Châu có dự án phóng lên không
gian viễn kính Cheops (CHaracterising ExOPlanets Satellite) vào năm
2017. Ngày 5 tháng 4 vừa qua, NASA loan báo kế hoạch tài trợ cho viễn
kính Tess (Transiting Exoplanet Survey Satellite) sẽ phóng lên năm 2017
để nghiên cứu các hành tinh quay xung quanh 2 tỷ ngôi sao “gần Trái
Đất”. (HC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét