Việt Nam vẫn ở
vị trí 182/197 trong bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới do tổ chức
Freedom House khảo sát trong khi bảng xếp hạng của RSF cũng đặt Việt Nam
ở gần chót.
Hình
ảnh Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn (Phan Thanh
Hải) được ghép và đặt trang trọng tại một số blog, diễn đàn điện tử
Việt ngữ như cách phản kháng việc chính quyền kết buộc họ “tuyên truyền
chống nhà nước”. Bắt giữ, xét xử, kết án những người như ba bloggers này
được xem là các bằng chứng cho thấy Việt Nam xâm hại nhân quyền. (Hình
từ Internet)
|
Freedom House là tên của một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ
còn tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF (Reporters Sans Frontieres)
có trụ sở chính tại Paris, Pháp.
Hàng năm Freedom House cũng như RSF cũng thực hiện một cuộc khảo
sát về tự do báo chí trên toàn cầu và đưa kết quả cuộc khảo sát đó vào
báo cáo thường niên của họ. Khi công bố bảng xếp hạng năm nay về chỉ số
tự do báo chí trên thế giới, RSF cho biết, Việt Nam tụt 6 bậc so với
bảng xếp hạng năm ngoái. Năm nay, Việt Nam xếp hạng 172 trên tổng số 179
nước và lãnh thổ được RSF khảo sát.
Trong bảng xếp hạng tự do báo chí của RSF, Việt Nam cùng một nhóm chót bảng với Cuba, Trung quốc, Iran, Bắc Hàn, Turkmenestan, Eritrea, tức những nước hoặc độc tài đảng trị kiểu Cộng sản, tôn giáo cuồng tín hay quân phiệt.
Trong bảng xếp hạng tự do báo chí của RSF, Việt Nam cùng một nhóm chót bảng với Cuba, Trung quốc, Iran, Bắc Hàn, Turkmenestan, Eritrea, tức những nước hoặc độc tài đảng trị kiểu Cộng sản, tôn giáo cuồng tín hay quân phiệt.
Hiện có nhiều quốc gia bị xếp vào nhóm “không có tự do báo chí” và
tệ nhất trong nhóm này là: Belarus, Cuba, Equatorial Guinea, Eritrea,
Iran, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan và Uzbekistan.
Chủ tịch của Freedom House giải thích rằng, tổ chức này xếp một
quốc gia vào nhóm “không có tự do báo chí” nếu quốc gia đó không đáp ứng
những tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế,
không cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động tự
do.
Riêng với Việt Nam, khi được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đề nghị so sánh
giữa “tự do báo chí” tại Việt Nam với “tự do báo chí” ở Campuchia, bà
Karin Deutsch, một chuyên viên của Freedom House, chuyên nghiên cứu về
Châu Á, cho biết: Môi trường làm việc của giới truyền thông ở Campuchia
cởi mở hơn so với Việt Nam, hoặc với Miến Điện. Năm vừa qua, các vụ bắt
giữ, giam cầm, truy tố các nhà báo, các blogger tại Việt Nam không ngừng
gia tăng, cùng với sự sách nhiễu những người cầm bút. Những yếu tố đó
cho thấy, xu hướng giới hạn quyền tự do báo chí tại Việt Nam không chỉ
vẫn còn tiếp diễn mà có dấu hiệu tệ hơn.
Fredom House nhận định, trong vòng mười năm qua, số người sống
trong các xã hội thật sự có tự do báo chí đã giảm xuống mức thấp nhất.
Trước nữa, khi trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Shawn Crispin, một
đại diện của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), đồng thời là tác giả của một
báo cáo về tự do báo chí tại Việt Nam, cũng nêu những nhận định tương tự
về tự do báo chí tại Việt Nam trong năm 2012.
Ông Crispin nhận xét, tình hình tự do báo chí ở Việt Nam xuống dốc
rất nhanh. Rõ ràng, chế độ Hà Nội đang gia tăng đàn áp các bloggers độc
lập, các nhà báo có bài đăng trên mạng. Có những bằng chứng cho thấy Hà
Nội đang nỗ lực để xiết chặt sinh hoạt trên Internet, vốn tương đối cởi
mở khi cung cấp các quan điểm và tin tức đa dạng song song với sự tồn
tại của hệ thống truyền thông do chính quyền chi phối.
Lý do dẫn tới Việt Nam đứng hạng sáu trong “Danh sách nguy hiểm” do
CPJ bình chọn là dấu hiệu cho thấy, nhà cầm quyền CSVN càng ngày càng
mạnh tay trong việc trấn áp tự do Internet. Ông Crispin lo ngại là tự do
Internet tại Việt Nam sẽ tồi tệ hơn khi Việt Nam gặp nhiều khó khăn về
kinh tế và quan hệ giữa các nhóm quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN xấu
hơn.
Ngoài việc góp mặt trong “Danh sách nguy hiểm” do CPJ bình chọn,
Việt Nam còn bị Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), xếp vào nhóm
năm quốc gia là “Kẻ thù của Internet”, vì theo dõi Internet nghiêm ngặt
nhất.
Gần đây, bên cạnh việc công bố những báo cáo thường niên, cảnh báo
rằng Việt Nam tiếp tục xâm hại các quyền cơ bản của con người, những tổ
chức bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo còn lên tiếng hối thúc
cộng đồng quốc tế phải sớm có những biện pháp rõ ràng, mạnh mẽ hơn để
buộc chính quyền CSVN phải thực thi các cam kết về nhân quyền, trong đó
có tự do báo chí, tự do tôn giáo.
Lãnh tụ đảng CSVN từng được tổ chức RSF gọi là “Ác thú sát hại báo chí”. (G.Đ)
Nguồn http://www.nguoi-viet.com/
Nguồn http://www.nguoi-viet.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét