Công an, bộ đội tập trung trước UBND xã Nghi Phương hôm 4/9. |
Phạm Chí Dũng
Hai bờ
đối kháng
Bằng vào đợt trấn áp mạnh mẽ giáo dân Mỹ Yên ở Nghệ An ngay sau lễ quốc khánh 2/9/2013, thành tích của tỉnh ủy, chính quyền và ngành công an của quê hương Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể khiến cho nhịp chân qua khe cửa Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nhà nước Việt Nam không còn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” như trù tính của giới lãnh đạo cao cấp thuộc chính thể này.
Bằng vào đợt trấn áp mạnh mẽ giáo dân Mỹ Yên ở Nghệ An ngay sau lễ quốc khánh 2/9/2013, thành tích của tỉnh ủy, chính quyền và ngành công an của quê hương Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể khiến cho nhịp chân qua khe cửa Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nhà nước Việt Nam không còn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” như trù tính của giới lãnh đạo cao cấp thuộc chính thể này.
Dịp lễ quốc khánh
năm nay lại được nhấn mạnh khác thường bởi một bài diễn văn đầy biểu cảm chúc
mừng Việt Nam từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Được đánh giá một cách sâu sát
và biện chứng lịch sử bởi giới phân tích chuyên môn, đã từ nhiều năm nay mới
diễn ra một sự kiện ngoại giao như vậy giữa hai nước cựu
thù.
Khá rõ rệt, lối
mở chính trị Việt – Mỹ đang dần được tái khơi thông, với dấu ấn cuộc viếng thăm
Washington vào cuối tháng 7/2013 của đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang và
một phút giây hiếm hoi bi tráng được trả tự do ngay tại tòa của nữ sinh áo trắng
Nguyễn Phương Uyên.
Song khác hẳn với
chút hy vọng sau khi hai nguyên thủ quốc gia lạc quan với triển vọng tươi sáng
về “đối tác toàn diện”, tiếng gào thét của một đám côn đồ bị cho là liên quan
mật thiết đến “nghiệp vụ an ninh” cùng cuộc biểu dương sức mạnh toàn diện của
công an Nghệ An với dùi cui, lựu đạn cay, súng ống.. đã có thể phá hỏng tất
cả.
Sau các vụ Cầu
Rầm, Con Cuông cũng xảy ra trên địa bàn có số tín đồ công giáo đông nhất nước,
Mỹ Yên lại là một bằng chứng sống động về tâm trạng máu trào khỏi họng những
giáo dân không còn muốn nuốt máu trở vào trong, hình ảnh những người kéo đi đòi
trả tự do cho những kitô hữu bị bắt giữ khuất tất, kêu gọi lập lại công bằng cho
quan hệ công giáo – chế độ và công lý cho những con chiên của Chúa trên chính
mảnh đất này.
Trong một khoảnh
khắc mở màn của đợt trấn áp vũ trang, vài chục giáo dân đã lâm vào cảnh bạo
hành. Máu đã đổ và trạm xá chật cứng. Ở phía bên kia, lực lượng cảnh sát cơ động
với đồng bộ khiên giáp từ đầu đến chân như được chuẩn bị cho một cuộc chiến sống
mái.
Hai bờ xa cách đã
có phút giây biến hóa thành hai phía đối kháng.
Dấn
thêm một chút… Giáo dân Mỹ Yên bị công an đánh bị thương hôm 04/09/2013 |
Những bài học dân
vận và tôn giáo vận vẫn được lặp đi lặp lại, xuyên suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất
của đảng cho đến cánh tay nối dài của một bộ phận thân thể đã ung hoại đến mức
phù trương…, nhưng vẫn không làm cách nào được thấm nhuần bởi những người luôn
“học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ở ngay quê hương của người
đã từng một thời là hội trưởng danh dự của Hội Hướng đạo việt Nam.
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mỹ Yên là một minh chứng sống thực như thế, bởi chỉ dấn thêm một chút nữa thôi, mọi chuyện sẽ có nguy cơ mất kiểm soát, tình thế có thể tự phát biến thành một cơn bạo động và cả bạo loạn.
Rất gần về thời gian, vụ án luật sư công giáo Lê Quốc Quân vẫn còn treo đó. Bị xem là một khuất tất lớn trong nhiều khuất tất chính trị ở Việt Nam, cho tới nay dù đã vượt quá mọi quy định về độ hoãn trong pháp luật xét xử, nhà cầm quyền vẫn như bùng nhùng trong một toan tính hỗn độn về quan điểm đối ngoại và đối nội.
Trước vụ Mỹ Yên, nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục gây sức ép đối ngoại đối với Hà Nội về trường hợp Lê Quốc Quân. Ngay trước phiên xét xử sơ thẩm của Quân, không khí giáo dân Vinh đã ngấm ngầm sôi sục. Nếu có những cuộc hành lễ đã quy tụ đến phân nửa trong số 400.000 giáo dân tại địa phận này, thì không quá khó để có thể ước tính số con chiên ngoan đạo có thể kéo đến tòa án Hà Nội ủng hộ cho bằng hữu chịu nạn của họ.
Còn trong vụ Mỹ Yên, một trong những người đại diện cho giới công lý ở Việt Nam là giám mục giáo phận Vinh – Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của giáo hội công giáo Việt Nam, đã làm nên một minh chứng mới mẻ về tâm thế mở miệng.
Vốn là người rất điềm đạm và theo quan điểm đấu tranh ôn hòa, đã không dưới một lần ông Nguyễn Thái Hợp thuyết phục giáo dân của mình tuân giữ phương cách bất bạo động đối với chính quyền. Cũng nhờ có sự can thiệp của ông, ba công an viên mới được giáo dân Mỹ Yên thả ra, sau khi những thẻ ngành không mặc sắc phục này vượt quá thẩm quyền pháp luật trong việc ngăn chặn và soát xét các gia đình liên quan đến vụ xử án 14 thanh niên công giáo, tin lành.
Song khi vụ Mỹ Yên nổ ra, người chăn dắt giáo phận Vinh đã không còn giữ được vẻ bình thản thường lệ. Có lẽ là lần đầu tiên, cha Nguyễn Thái Hợp phải dùng đến tính từ “tàn bạo” đối với điều mà ông xem là sự xúc phạm nặng nề của nhà cầm quyền địa phương với đối với ngôi nhà của Chúa.
“Xô Viết Nghệ
Tĩnh”?
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mỹ Yên là một minh chứng sống thực như thế, bởi chỉ dấn thêm một chút nữa thôi, mọi chuyện sẽ có nguy cơ mất kiểm soát, tình thế có thể tự phát biến thành một cơn bạo động và cả bạo loạn.
Rất gần về thời gian, vụ án luật sư công giáo Lê Quốc Quân vẫn còn treo đó. Bị xem là một khuất tất lớn trong nhiều khuất tất chính trị ở Việt Nam, cho tới nay dù đã vượt quá mọi quy định về độ hoãn trong pháp luật xét xử, nhà cầm quyền vẫn như bùng nhùng trong một toan tính hỗn độn về quan điểm đối ngoại và đối nội.
Trước vụ Mỹ Yên, nhiều tổ chức quốc tế đã liên tục gây sức ép đối ngoại đối với Hà Nội về trường hợp Lê Quốc Quân. Ngay trước phiên xét xử sơ thẩm của Quân, không khí giáo dân Vinh đã ngấm ngầm sôi sục. Nếu có những cuộc hành lễ đã quy tụ đến phân nửa trong số 400.000 giáo dân tại địa phận này, thì không quá khó để có thể ước tính số con chiên ngoan đạo có thể kéo đến tòa án Hà Nội ủng hộ cho bằng hữu chịu nạn của họ.
Còn trong vụ Mỹ Yên, một trong những người đại diện cho giới công lý ở Việt Nam là giám mục giáo phận Vinh – Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là chủ tịch Ủy ban công lý và hòa bình của giáo hội công giáo Việt Nam, đã làm nên một minh chứng mới mẻ về tâm thế mở miệng.
Vốn là người rất điềm đạm và theo quan điểm đấu tranh ôn hòa, đã không dưới một lần ông Nguyễn Thái Hợp thuyết phục giáo dân của mình tuân giữ phương cách bất bạo động đối với chính quyền. Cũng nhờ có sự can thiệp của ông, ba công an viên mới được giáo dân Mỹ Yên thả ra, sau khi những thẻ ngành không mặc sắc phục này vượt quá thẩm quyền pháp luật trong việc ngăn chặn và soát xét các gia đình liên quan đến vụ xử án 14 thanh niên công giáo, tin lành.
Song khi vụ Mỹ Yên nổ ra, người chăn dắt giáo phận Vinh đã không còn giữ được vẻ bình thản thường lệ. Có lẽ là lần đầu tiên, cha Nguyễn Thái Hợp phải dùng đến tính từ “tàn bạo” đối với điều mà ông xem là sự xúc phạm nặng nề của nhà cầm quyền địa phương với đối với ngôi nhà của Chúa.
Giáo dân Mỹ Yên bị thương được đưa đến bệnh viện ở Nghệ An hôm 04/09/2013. Photo courtesy of TNCG. |
Sau gần sáu chục năm tạm yên ả, mồi
lửa công giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế độ. Cũng sau hơn nửa thế kỷ, có
vẻ tất cả những gì mà lớp cách mạng tiền bối đổ công sức tôn giáo vận lại đang
bị lớp hậu bối đổ sông đổ biển. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người
cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “công
giáo – cộng sản” có nguy cơ tái hiện, tiếng la hét bạc lòng chới với của dân
tình giữa hai làn đạn…
Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của một số bậc lãnh đạo thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch, mà có thể đến một ngày nào đó sẽ lại nổ ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh khác.
Nhưng cũng vì chưa thật sự bùng cháy một Xô Viết Nghệ Tĩnh mới, điều may mắn đối với Nhà nước Việt Nam là họ đã không bị người Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo - CPC - trong năm 2013. Tuy thế, hệ lụy bất hạnh của sự may mắn này là não trạng và cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đã khó làm cho một cá nhân nào nhận ra quy luật quyền lực luôn mai một theo thời gian, chỉ có sức dân mới là vĩnh viễn.
Não trạng quá đỗi chủ quan về quyền lực và cách thức hành xử đối với dân chúng lại thường dẫn giới quan chức độc trị đến những sai lầm chết người.
Từ Đà Nẵng và Nghệ An, người ta có thể thấy việc lặp lại hình ảnh “thụt lùi sâu sắc” về thành tích tôn giáo và nhân quyền trong giai đoạn sau 2006 - khi Việt Nam thoát khỏi CPC - rất có thể sẽ tái diễn ở đất nước này trong những năm tháng tới đây. Và chắc chắn, hệ lụy ấy không chỉ làm chậm bước tiến của Nhà nước vào vòng chung kết Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà còn có nguy cơ làm tan vỡ những cố gắng của Chủ tịch Trương Tấn Sang và tập thể Bộ chính trị đảng trong việc lôi kéo sự yểm trợ của người Mỹ và phương Tây cho việc hồi phục kinh tế và những vết thương còn lâu mới lành trong lòng xã hội Việt Nam.
Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của một số bậc lãnh đạo thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch, mà có thể đến một ngày nào đó sẽ lại nổ ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh khác.
Nhưng cũng vì chưa thật sự bùng cháy một Xô Viết Nghệ Tĩnh mới, điều may mắn đối với Nhà nước Việt Nam là họ đã không bị người Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo - CPC - trong năm 2013. Tuy thế, hệ lụy bất hạnh của sự may mắn này là não trạng và cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đã khó làm cho một cá nhân nào nhận ra quy luật quyền lực luôn mai một theo thời gian, chỉ có sức dân mới là vĩnh viễn.
Não trạng quá đỗi chủ quan về quyền lực và cách thức hành xử đối với dân chúng lại thường dẫn giới quan chức độc trị đến những sai lầm chết người.
Từ Đà Nẵng và Nghệ An, người ta có thể thấy việc lặp lại hình ảnh “thụt lùi sâu sắc” về thành tích tôn giáo và nhân quyền trong giai đoạn sau 2006 - khi Việt Nam thoát khỏi CPC - rất có thể sẽ tái diễn ở đất nước này trong những năm tháng tới đây. Và chắc chắn, hệ lụy ấy không chỉ làm chậm bước tiến của Nhà nước vào vòng chung kết Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà còn có nguy cơ làm tan vỡ những cố gắng của Chủ tịch Trương Tấn Sang và tập thể Bộ chính trị đảng trong việc lôi kéo sự yểm trợ của người Mỹ và phương Tây cho việc hồi phục kinh tế và những vết thương còn lâu mới lành trong lòng xã hội Việt Nam.
Phạm Chí Dũng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét