Các sự kiện trùng hợp dường như không có một nguyên nhân chung, tuy nhiên những lời giải thích về chúng có thể mang lại sự thú vị.
1. Vụ nổ Chelyabinsk trên bầu trời Nga
1. Vụ nổ Chelyabinsk trên bầu trời Nga
Ngày 15/2/2013, một tiểu hành tinh bay vào bầu khí quyển trái đất trong khu vực Ural phía nam nước Nga sau đó phát nổ. Sự kiện này được chứng kiến bởi hàng ngàn người và nó trở thành vụ nổ thiên thạch lớn nhất được biết đến kể từ khi sự kiện Tunguska xảy ra năm 1908. Vụ nổ tạo ra ánh sáng chói lòa hơn cả mặt trời, sóng xung kích được cảm nhận bởi người dân trên khắp khu vực. Năng lượng của vụ nổ tương đương với 20-30 của quả bom nguyên tử sử dụng tại Hiroshima, Nhật Bản. Có khoảng 1.500 người bị thương và 7.000 ngôi nhà bị hư hại. Thiên thạch làm mặt đất nóng lên, thành phố có mùi thuốc súng sau vụ nổ. Khoảng 16 giờ sau vụ nổ, một tiểu hành tinh khác có tên là 2012 DA14 bay ngang qua trái đất với khoảng cách 27.700km. Các nhà khoa học cho biết, hai tiểu hành tinh có quỹ đạo khác nhau đáng kể, sự kiện chúng tiếp cận trái đất gần như cùng lúc rất hiếm gặp.
2. Đô vật Chris Benoit và Wikipedia
Tháng 6/2007, đô vật chuyên nghiệp Chris Benoit giết toàn bộ gia đình của mình trước khi tự tử. Benoit là một thành viên nổi tiếng của World Wrestling Entertainment. Anh này bóp cổ vợ và con trai 7 tuổi của mình chết ngạt, sau đó treo cổ theo. Một số người cho rằng anh đã trải qua “cơn thịnh nộ" do nghiện rượu nặng hoặc bị tổn thương não. Tuy nhiên, có một sự trùng hợp kỳ lạ. 14 giờ trước khi cảnh sát phát hiện ra thi thể của Benoit và gia đình, trang Wikipedia tiếng Anh đã đề cập đến cái chết của người vợ Nancy: “Chris Benoit đã được thay thế bởi Johnny Nitro trong trận đấu vô địch thế giới ECW tại Vengeance, Benoit không đến được do các vấn đề cá nhân, bắt nguồn từ cái chết của người vợ Nancy”.
Benoit không để lại một bức thư tuyệt mệnh nào, những tình tiết xung quanh cái chết của Benoit vẫn còn là một bí ẩn, khiến nhiều người phải suy nghĩ.
3. Sự kiện ngày 11/7/1991
Benoit không để lại một bức thư tuyệt mệnh nào, những tình tiết xung quanh cái chết của Benoit vẫn còn là một bí ẩn, khiến nhiều người phải suy nghĩ.
3. Sự kiện ngày 11/7/1991
Vào ngày này, UFO xuất hiện trên bầu trời Mexico. Sự kiện trên được hàng ngàn người dân chứng kiến và thật trùng hợp UFO được nhìn thấy trong thời gian nhật thực toàn phần. Người dân Mexico City cho biết có một đĩa bay kim loại lớn trên bầu trời. Nhiều người ghi hình nó và phát sóng lại trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự trùng hợp giữa nhật thực và việc UFO xuất hiện làm nhiều người tò mò đặt ra các giả thuyết khác nhau. Một số người cho biết đĩa bay này được dự đoán trong văn bản có tên Dresden Codex về lịch của người Maya. Lịch xác định ngày 11/7 sẽ xảy ra nhật thực và nói thêm rằng nó sẽ mang lại những thay đổi và “nâng cao nhận thức vũ trụ” của con người.
4. Bài hát chết chóc.
4. Bài hát chết chóc.
Người dân ở Philippines rất thích hát karaoke và các hát là một phần trong nền văn hóa của họ. Đối với hầu hết các quán karaoke, mọi người sử dụng nó để vui chơi giải trí một cách nghiêm túc. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp người dân Philippines bị sát hại trong khi hát bài “My way” do Frank Sinatra thể hiện năm 1969. Bài hát này là một giai điệu karaoke phổ biến ở Philippines, nói về tâm trạng của một người đã sẵn sàng đón chờ cái chết đang hồi tưởng lại cuộc đời mình.
Ở một số nơi, thuật ngữ “videoke cơn thịnh nộ” đã được sử dụng để mô tả những trường hợp tử vong. Romy Baligula, 29 tuổi, đã bị bắn chết bởi một người bảo vệ an ninh khi hát bài này mà không chịu dừng lại. Bài hát được biết đến có thể gây náo loạn và nhiều người từ chối hát nó để tránh rắc rối có thể xảy ra.
5. Ngọn lửa ở Peshtigo và Chicago
Ở một số nơi, thuật ngữ “videoke cơn thịnh nộ” đã được sử dụng để mô tả những trường hợp tử vong. Romy Baligula, 29 tuổi, đã bị bắn chết bởi một người bảo vệ an ninh khi hát bài này mà không chịu dừng lại. Bài hát được biết đến có thể gây náo loạn và nhiều người từ chối hát nó để tránh rắc rối có thể xảy ra.
5. Ngọn lửa ở Peshtigo và Chicago
Vào ngày 8/10/1871, miền trung và tây nước Mỹ trải qua một cơn bão lửa khổng lồ đốt cháy diện tích 6.100 km2 xung quanh Peshtigo, Wisconsin. Sự kiện này là ngọn lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ giết chết 1.500 đến 2.500 người. Sau khi có đủ năng lượng, ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ trên đường đi của nó. Ngọn lửa nóng đến nỗi những bãi biển cát đã chuyển thành thủy tinh, phá hủy 12 ngôi làng riêng biệt trong khu vực.
Cũng trong khoảng thời gian này, nằm cách 400 km về phía nam của Peshtigo, thành phố Chicago cũng trải qua một trong những vụ cháy lớn nhất trong lịch sử. Khi nhìn qua sự tàn phá, một số người tự hỏi nguyên nhân gì có thể gây ra đám cháy lớn như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên gây sự chú ý của một nhóm các nhà nghiên cứu, họ đề xuất rằng các vụ cháy xảy ra có nguyên nhân từ thiên thạch có nguồn gốc từ sao chổi Biela, khí metan trong sao chổi có khả năng dễ bốc cháy gây ra vụ cháy rừng khi nó va chạm với mặt đất.
6. Cái chết của Ahmad Shah Massoud và sự kiện 11/9.
Cũng trong khoảng thời gian này, nằm cách 400 km về phía nam của Peshtigo, thành phố Chicago cũng trải qua một trong những vụ cháy lớn nhất trong lịch sử. Khi nhìn qua sự tàn phá, một số người tự hỏi nguyên nhân gì có thể gây ra đám cháy lớn như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên gây sự chú ý của một nhóm các nhà nghiên cứu, họ đề xuất rằng các vụ cháy xảy ra có nguyên nhân từ thiên thạch có nguồn gốc từ sao chổi Biela, khí metan trong sao chổi có khả năng dễ bốc cháy gây ra vụ cháy rừng khi nó va chạm với mặt đất.
6. Cái chết của Ahmad Shah Massoud và sự kiện 11/9.
Ahmad Shah Massoud là một nhà lãnh đạo quân sự tại Afghanistan bị ám sát vào ngày 9/9/2001, hai ngày trước sự kiện 11/9. Ông là một nhân vật trung tâm trong cuộc chiến với Liên Xô trong những năm 1980 và trở thành người hùng ở Afghanistan sau chiến tranh. Hai người đàn ông đã đóng giả nhà báo giết chết Massoud trong một vụ đánh bom tự sát. Một sát thủ chết trong vụ nổ, còn lại bị bắn chết trong khi đang cố gắng chạy trốn khỏi hiện trường. Trước một tháng sự kiện 11/9 diễn ra, Massoud từng đưa ra một bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu cảnh báo về một cuộc tấn công khủng bố lớn tại Mỹ.
7. Bài hát Eleanor Rigby
7. Bài hát Eleanor Rigby
“Eleanor Rigby” là bài hát phát hành của nhóm The Beatles vào tháng 8/1966. McCartney đã tham dự một cuộc phỏng vấn về việc ông đã sáng tác lời bài hát như thế nào, ông nói rằng ban đầu ông đưa ra ý tưởng về người cha của chính mình nhưng thấy không thích hợp nên ông nhìn vào danh bạ điện thoại và tìm thấy cái tên "McKenzie”. Cuối cùng cái tên “người cha của McKenzie" đã được sử dụng trong lời bài hát. McCartney đưa ra cái tên "Eleanor" từ nữ diễn viên Eleanor Bron và "Rigby" từ tên một cửa hàng ở Bristol. Trong những năm 80, một ngôi mộ được phát hiện trong Giáo xứ Thánh Phêrô ở Woolton, Anh với cái tên Eleanor Rigby trên nó. Thậm chí tình cờ hơn, một vài mét từ ngôi mộ của Eleanor là một bia mộ với cái tên "McKenzie".
8. Nữ tiếp viên gặp nạn nhiều nhất
8. Nữ tiếp viên gặp nạn nhiều nhất
Violet Jessop là một tiếp viên tàu biển sống sót sau ba thảm họa tàu biển lớn nhất thế kỷ 20, trong đó có vụ chìm tàu Titanic. Jessop là người Ailen, đầu tiên cô làm việc tại RMS Olympic, một tàu dân sự lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vụ tai nạn xảy ra khi tàu RMS Olympic va chạm với tàu tuần dương HMS Hawke vào năm 1991 đã khiến con tàu bị hư hỏng nặng, cô may mắn thoát chết trong lần này.
Tháng 10/1912, Jessop làm nữ tiếp viên trên con tàu Titanic, bốn ngày sau khi khởi hành tàu Titanic va đập vào tảng băng trôi khiến tàu vỡ làm đôi, chìm sâu dưới đáy đại dương. May thay, cô gái trẻ nhận được lệnh lên xuồng cứu sinh và được giải cứu.
Tháng 11/1916, cô làm nữ tiếp viên trên con tàu Britannic. Con tàu này sau đó xảy ra sự cố và bị chìm sâu dưới biển Aegean cách xa đảo Kea của Hy Lạp khiến 30 người thiệt mạng. Do tất cả ô cửa sổ được mở để thông gió, Violet kịp thời nhảy ra vào xuồng cứu sinh và một lần nữa cô được cứu sống.
Sau nhiều lần gặp nạn nhưng người phụ nữ này không hề sợ hãi. Sau chiến tranh, cô vẫn tiếp tục trở thành một nữ tiếp viên. Vào năm 1971, Violet Jessop qua đời vì bệnh suy tim.
9. Kính chắn gió bị ăn mòn
Tháng 10/1912, Jessop làm nữ tiếp viên trên con tàu Titanic, bốn ngày sau khi khởi hành tàu Titanic va đập vào tảng băng trôi khiến tàu vỡ làm đôi, chìm sâu dưới đáy đại dương. May thay, cô gái trẻ nhận được lệnh lên xuồng cứu sinh và được giải cứu.
Tháng 11/1916, cô làm nữ tiếp viên trên con tàu Britannic. Con tàu này sau đó xảy ra sự cố và bị chìm sâu dưới biển Aegean cách xa đảo Kea của Hy Lạp khiến 30 người thiệt mạng. Do tất cả ô cửa sổ được mở để thông gió, Violet kịp thời nhảy ra vào xuồng cứu sinh và một lần nữa cô được cứu sống.
Sau nhiều lần gặp nạn nhưng người phụ nữ này không hề sợ hãi. Sau chiến tranh, cô vẫn tiếp tục trở thành một nữ tiếp viên. Vào năm 1971, Violet Jessop qua đời vì bệnh suy tim.
9. Kính chắn gió bị ăn mòn
Năm 1954, hàng ngàn người dân ở Bellingham và Seattle, Washington, Mỹ cho biết có những lỗ và hố bất thường trên kính chắn gió xe hơi của họ. Lúc đầu, người ta cho rằng nguyên nhân gây ra sự việc trên là do những kẻ phá hoại, một số khác lại cho rằng 3.000 kính chắn gió bị ảnh hưởng do các tia vũ trụ hoặc bụi phóng xạ hạt nhân.
Ngày 1/3/1954 Mỹ tiến hành các vụ thử hạt nhân tại đảo san hô Bikini, một nhóm các hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương cách Seattle 7.700km. Các thử nghiệm ban đầu có tên là Castle Bravo, đây là những quả bom hydro sử dụng năng lượng nhiệt hạch có sức công phá cực lớn.
Trong cuộc thử nghiệm, chính phủ Mỹ đã đánh giá sai về sức mạnh của Castle Bravo. Bom hydro mạnh gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử sử dụng trong Thế chiến II, bụi phóng xạ hạt nhân của nó nhanh chóng bao phủ khắp hòn đảo và lây lan ra bên ngoài. Sự kiện này là tai nạn phóng xạ nặng nề nhất trong lịch sử đất nước Mỹ.
Sau khi Castle Bravo phát nổ, năm thử nghiệm hạt nhân tiếp theo được tiến hành trong khu vực. Bụi phóng xạ và hạt nhân từ đảo san hô Bikini có thể là nguyên nhân dẫn tới sự trùng hợp làm hỏng kính chắn gió ôtô ở thành phố Seattle.
Theo VNE
Ngày 1/3/1954 Mỹ tiến hành các vụ thử hạt nhân tại đảo san hô Bikini, một nhóm các hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương cách Seattle 7.700km. Các thử nghiệm ban đầu có tên là Castle Bravo, đây là những quả bom hydro sử dụng năng lượng nhiệt hạch có sức công phá cực lớn.
Trong cuộc thử nghiệm, chính phủ Mỹ đã đánh giá sai về sức mạnh của Castle Bravo. Bom hydro mạnh gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử sử dụng trong Thế chiến II, bụi phóng xạ hạt nhân của nó nhanh chóng bao phủ khắp hòn đảo và lây lan ra bên ngoài. Sự kiện này là tai nạn phóng xạ nặng nề nhất trong lịch sử đất nước Mỹ.
Sau khi Castle Bravo phát nổ, năm thử nghiệm hạt nhân tiếp theo được tiến hành trong khu vực. Bụi phóng xạ và hạt nhân từ đảo san hô Bikini có thể là nguyên nhân dẫn tới sự trùng hợp làm hỏng kính chắn gió ôtô ở thành phố Seattle.
Theo VNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét