Nông dân bị nhà cầm quyền bóc lột đến tận cùng qua hàng chục thứ thuế và “phí” để nuôi béo đám quốc doanh xuất cảng gạo. (Hình: Hà Nội Mới) |
Các
chức sắc CSVN cũng như giới chuyên gia đang bàn bạc về kế hoạch “tái cơ
cấu” đủ thứ liên quan tới nông thôn, nông nghiệp, nông dân song tương
lai của tam nông vẫn rất mù mịt.
Chi phí tăng vọt
nhưng giá các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi (bò, heo, gà, vịt,…),
thủy sản (tôm, cá,…) vẫn rẻ như bèo, thậm chí đôi lúc không có người
mua. Nông dân không thể sống nhờ ruộng đồng nên đã ngưng trồng trọt,
chăn nuôi. Đất đai bị bỏ hoang.
Phong trào “người cày bỏ ruộng” đã lan từ miền Bắc tới miền Trung...
đang đẩy nông nghiệp Việt Nam đến chỗ lụn bại, nông thôn tiêu điều xơ
xác, nông dân đói khổ, bỏ xứ tha phương cầu thực.
Một thống kê về thu nhập của giới chiếm 70% dân số Việt Nam cho thấy,
thu nhập của nông dân đang ở giai đoạn thấp nhất trong vòng 27 năm qua
(tính từ thời điểm Việt Nam bắt đầu “đổi mới”).
Hồi giữa năm nay, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Nông thôn
công bố kết quả một cuộc khảo sát về nông thôn, nông dân, theo đó, có
tới 42% nông dân không hài lòng với cuộc sống hiện tại vì thu nhập không
tương xứng với kết quả lao động.
Cùng thời điểm đó, Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng, nông dân bị đối
xử thiếu công bằng. Những gì họ đóng góp và bị lấy đi quá lớn so với
những gì trả lại cho họ.
Ông Sơn phân tích, nông nghiệp đóng góp 20% cho GDP, tạo việc làm cho
50% lao động tại Việt Nam, song tỷ trọng ngân sách đầu tư cho nông
nghiệp chưa đến 10%, chi tiêu dành cho nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong
tổng chi ngân sách. Nông dân bị buộc phải hy sinh để bù đắp cho nợ xấu
của hệ thống ngân hàng và tiếp sức để giải quyết khó khăn cho doanh
nghiệp.
Đây là lý do khiến Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn của chế độ Hà
Nội soạn thảo “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp”. Đề án này đã được Thủ
tướng CSVN phê duyệt hồi giữa tháng 6. Tuy nhiên ngay sau đó, “Đề án tái
cơ cấu nông nghiệp” bị cả giới chuyên gia kinh tế lẫn nông nghiệp chỉ
trích vì vẫn không màng đến “tái cơ cấu” thu nhập cho nông dân.
Trao đổi với tờ Thanh Niên, ông Bùi Chí Bửu, cựu Viện trưởng Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, nhận định, điều cần thay đổi
nhất là làm sao để nông dân có thu nhập cao, nhưng trong đề án lại không
rõ lắm. Ông Bửu không giấu diếm nỗi lo nông dân đồng bằng sông Cửu Long
sẽ bỏ ruộng đồng. Trong khi thu nhập trung bình của Việt Nam khoảng
1.600 USD/người/năm thì thu nhập trung bình của nông dân chỉ có 480
USD/người/năm.
Tờ Thanh Niên nêu thắc mắc, tại sao “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp”
không viết: “Đến năm 2020, thu nhập của hộ gia đình nông thôn tăng 2,5
lần với năm 2012” mà lại viết “Đến năm 2020, thu nhập của hộ gia đình
nông thôn tăng 2,5 lần với năm… 2008”? Tại sao “Đề án tái cơ cấu nông
nghiệp” không chọn mục tiêu nâng thu nhập của nông dân lên ngang thu
nhập trung bình của Việt Nam?
Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) loan báo, lượng gạo xuất
cảng trong tám tháng vừa qua giảm khoảng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin này đến sau tin giá lúa lại đang giảm khi nông dân đồng bằng sông
Cửu Long bắt đầu thu hoạch vụ Hè – Thu.
Chu trình: VFA không chịu mua lúa hoặc mua với giá rất rẻ vì xuất
cảng gặp khó khăn – nông dân tuyệt vọng bởi càng được mùa càng thua lỗ -
để an dân, chính quyền Việt Nam tung ra hàng chục tỉ cho VFA “cứu” nông
dân,… lại sắp sửa lập lại.
Tuy nhiên, do đã có “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp” nên bây giờ, các
viên chức Việt Nam giới thiệu thêm khái niệm “tái cơ cấu chuỗi cung ứng
gạo theo hướng hiệu quả, minh bạch, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu”.
Nhiều năm qua, các chuyên gia kinh tế, nông nghiệp đã nhiều lần phân
tích tác hại của việc để VFA độc quyền xuất cảng gạo đối với nông thôn –
nông nghiệp – nông dân để đề nghị loại bỏ yếu tố này.
Đáp lại, mới đây, Bộ trưởng Công Thương tuyên bố vừa phê duyệt “Quy
hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo”. Theo đó, “từ nay đến năm
2015 sẽ kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu
gạo, bảo đảm tối đa 150 đầu mối. Tăng khoảng 50 đầu mối so với lâu nay”.
Đó là lối “tiếp thu” các góp ý cho những chính sách lên quan đến “tam
nông”. Với lối “tiếp thu” như thế, đến năm 2020, khi thực hiện thành
công “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp”, chắc chắn nông dân Việt Nam vẫn mạt
rệp. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét