Nằm bệnh viện, vào bệnh viện để khám bây giờ là cực hình đối với người dân ở Việt Nam. (Hình: Thông tấn xã Việt Nam) |
Theo
một quyết định vừa được nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn ban hành, chi
phí khám, điều trị bệnh tại 378 bệnh viện và trung tâm y tế ở thành phố
này sẽ tăng dần từ nay đến năm 2016.
Báo mạng Việt Nam Plus cho biết, kể từ ngày 01 tháng 6, 2014 sắp tới,
giá khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, chi phí giường bệnh cho một ngày điều
trị, các dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật... sẽ đồng loạt tăng 75%.
Ngoài ra, khoảng 1,520 loại dịch vụ kỹ thuật khác thuộc dịch vụ phẫu thuật sẽ tăng 65% so với giá hiện hành.
Cũng theo quyết định này, giá cả các loại dịch vụ vừa kể sẽ tăng đến
85% từ ngày 01 tháng 6, 2015, tức là đúng một năm sau đó. Ðể rồi đến ngày
01 tháng 6, năm 2016 trở đi, giá biểu đó lại tăng 100%.
Báo mạng Việt Nam Plus dẫn phúc trình của Sở Y Tế Sài Gòn nói rằng,
số tiền thu được từ việc tăng giá biểu lần này sẽ được dùng vào việc
nâng cấp, cải tạo, sửa chữa bệnh viện, mở rộng khu khám bệnh và mua sắm
các thiết bị mới.
Quyết định trên cũng hứa hẹn sẽ áp dụng chính sách bảo trợ xã hội đối
với các bệnh nhân nghèo, và trẻ em dưới 6 tuổi. Thế nhưng từ khá lâu,
các bệnh viện không muốn nhận bệnh nhân xuất trình sổ bảo hiểm sức khỏe.
Ðể ngăn chặn tình trạng này, bà Ðinh Thị Liễu, trưởng Phòng Tài Chính-Kế Toán của Sở Y Tế Sài Gòn nói rằng, sở này đã thành lập tổ bảo hiểm y tế, chịu trách nhiệm giám sát việc nâng cao phẩm chất hoạt động của các bệnh viện.
Thông báo về việc tăng viện phí tại Sài Gòn trong vòng hai tuần lễ tới đã làm người dân choáng váng. Người ta ước tính sẽ có khoảng 60% dân số Sài Gòn có mức thu nhập từ trung bình trở xuống không có đủ tiền để trang trải chi phí khám, chữa bệnh. Từ nhiều năm trước đây, một số cán bộ điều dưỡng ở các bệnh viện lớn tại Sài Gòn xác nhận đã phải góp tiền giúp nhiều bệnh nhân nghèo mua đủ số thuốc trị bệnh theo toa bác sĩ.
Bà DTT, cán bộ điều dưỡng bệnh viện Sài Gòn, quận 1 cho biết, nếu không được sự giúp đỡ của người ngoài, nhiều bệnh nhân chỉ có thể mua được một nửa số thuốc để trị bệnh theo toa bác sĩ cung cấp mà thôi. Tình trạng này, khiến bệnh nhân bị lờn thuốc, và bệnh mỗi ngày một nặng hơn, mà thiếu tiền mua thuốc men chữa chạy, coi như đành phải bó tay. (PL)
Ðể ngăn chặn tình trạng này, bà Ðinh Thị Liễu, trưởng Phòng Tài Chính-Kế Toán của Sở Y Tế Sài Gòn nói rằng, sở này đã thành lập tổ bảo hiểm y tế, chịu trách nhiệm giám sát việc nâng cao phẩm chất hoạt động của các bệnh viện.
Thông báo về việc tăng viện phí tại Sài Gòn trong vòng hai tuần lễ tới đã làm người dân choáng váng. Người ta ước tính sẽ có khoảng 60% dân số Sài Gòn có mức thu nhập từ trung bình trở xuống không có đủ tiền để trang trải chi phí khám, chữa bệnh. Từ nhiều năm trước đây, một số cán bộ điều dưỡng ở các bệnh viện lớn tại Sài Gòn xác nhận đã phải góp tiền giúp nhiều bệnh nhân nghèo mua đủ số thuốc trị bệnh theo toa bác sĩ.
Bà DTT, cán bộ điều dưỡng bệnh viện Sài Gòn, quận 1 cho biết, nếu không được sự giúp đỡ của người ngoài, nhiều bệnh nhân chỉ có thể mua được một nửa số thuốc để trị bệnh theo toa bác sĩ cung cấp mà thôi. Tình trạng này, khiến bệnh nhân bị lờn thuốc, và bệnh mỗi ngày một nặng hơn, mà thiếu tiền mua thuốc men chữa chạy, coi như đành phải bó tay. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét