Kinh hoàng chuyện con chó,
mạng người và văn minh pháp luật Việt Nam! Có lẽ
trên thế giới, không có nơi nào con người ta phải sống bằng nghề đi trộm chó,
và cũng không có nơi nào, xuất phát từ chuyện trộm chó mà cùng lúc có ba người
thiệt mạng.
Kinh hoàng thay đã đến lúc
ngành công an như bất lực, đứng đầu tại một Tỉnh địa phương là một Thiếu tướng,
không biết ai gắn lon mà như bỏ ngỏ hoàn toàn trước những vụ trộm chó tràn lan
và kẻ trộm như một nghề tại xứ Nghệ chứ nó không còn là chuyện đói khát ‘bần
cùng sinh đạo tặc’ sanh đi trộm của người!
Kinh
hoàng vì kẻ trộm chó khi bị dân bắt đều bị hành quyết dã man: người trộm chó bị
thiêu chết tại chỗ!
Có
lẽ những nơi nào xảy ra nhiều sự ác hay con người quái ác lại xuất hiện những
Thánh Nhân ở những nơi đó! ‘Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài’ của một Nguyễn Du
vẫn âm hưởng mãi trên dân tộc này từ Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Một Đức
Phật với sự cùng khổ của người dân Ấn, và Đấng Christ với dân Do Thái cùng
Palestine…
Tại
vùng cư dân Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc mỗi khi nghe tiếng xe máy rú ga ngoài
đường, tiếng chó sủa, tiếng chân người chạy đuổi theo… dân làng đều đoán có vụ
đuổi bắt kẻ câu trộm chó, thế là cả làng chạy tỏa ra vây kín các ngả đường. Đặc
biệt lần này ‘bọn lái chó’ không thoát được, đã vứt lại bao tải đựng chó và cả xe
máy chạy tháo ra đồng. Ruộng lúa còn ngập đầy nước sau những cơn bão với các
trận mưa lớn…những bước chân bị lún sâu trong sình lầy, hai thanh niên trạc
tuổi hai mươi bị bắt, bị đánh một cách tàn nhẫn chết ngay tại chỗ, dân làng lôi
hai kẻ trộm đến gần chiếc xe máy, rút xăng ra và châm lửa cùng lúc ném hai cái
xác vào đám cháy…
Theo
các nguồn tin từ địa phương, người dân phát hiện tại cánh đồng Trung Thuận,
Hưng Đông, Thành Phố Vinh thi thể một nam thanh niên bị đốt cháy đen cùng chiếc
xe máy. Cạnh thi thể là một dây thừng thòng lọng dùng để câu trộm chó. Nạn nhân
27 tuổi, người xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc cùng một đối tượng khác đi câu
trộm chó bị dân cả xóm đuổi bắt. Sau khi bắt được đã bị dân đánh chết rồi kéo
ra đồng, lấy xăng trong xe máy ra tưới, đốt cả người và xe.
Tâm
sự của người dân được các phóng viên phỏng vấn đều cùng tâm lý chung: chó là
vật trung thành và đối với người dân ở đây từ thời chiến tranh, đó là món cải
thiện của mỗi gia đình. Thế rồi vào một đêm có khi giữa ban ngày kẻ lạ đến câu
trộm nên ai cũng bức xúc…
Câu
hỏi được đặt lên, tại sao những chuyện nhỏ như vậy chính quyền địa phương không
giải quyết được gì sao? Cả làng như muốn giành về phần mình để lên tiếng trả
lời: Trình báo công an ư… các ông chỉ xử phạt hành chánh còn bao che nữa, ngay
cả Viện trưởng viện kiểm sát cán dân còn bỏ chạy trốn trách nhiệm, nên
giờ đây luật pháp ở đây chúng tôi phải tự xử để trị kẻ xấu cho hả dạ thôi vậy!
Việc người dân đánh què, đánh chết đối tượng là chuyện thường. Còn vụ đốt thi
thể đối tượng trộm chó là do chúng tôi không chịu nổi tức tối đã kiềm chế lâu
nay…
Vậy
tự xử nghĩa là như thế nào?
-Người
dân trong làng người bật diêm kẻ châm lửa …nếu ra tòa chúng tôi sẽ trả lời như
người dân miền Tây Nam bộ đã có vụ xử ‘một làng’ khi hai kẻ trộm bị đánh chết
tại chỗ theo luật ‘tự xử’, rằng là: chúng tôi mỗi người chỉ đánh một cái chứ
không nhiều, không có chuyện do một người đánh mà chết, vậy nếu có xử xin xử cả
làng? Cũng như nhiều người bây giờ sợ Trung Quốc, đó là chỉ cần mỗi dân Hán tè
một cái là Việt Nam
sẽ bị ngập lụt… Mỗi người trong làng đều đánh một cái và ai cũng nhận khai như
vậy…
Những
kẻ trộm rất hung hãn chúng sẵn sàng rút kiếm chém chủ chó và những ai rượt theo
chúng, nghĩa là chúng dùng mọi phương tiện như chai, vỏ chai, vật bén nhọn để
trả miếng những ai chống lại việc ‘hành nghề săn chó’ của chúng!
Người
dân còn so sánh giữa bọn ‘trộm chó, lái chó’ với các cán bộ đảng viên tham
nhũng không khác nhau về bản chất, chúng sẽ tấn công đánh trả lại một cách
quyết liệt và theo thống kê có tới 80% kẻ câu trộm chó chuyên nghiệp là con
nghiện ma túy giống như bọn cán bộ đảng viên nghiện tiền, nhất là đô la!
Bọn
‘lái chó’ thường hoạt động vào chiều tối, đêm khuya và mờ sáng, chúng cũng tổ
chức thành đoàn ngũ, chưa thành đảng cướp nhưng bước đầu để hành nghề chúng
hình thành từng nhóm cướp. Mỗi lần ra quân hai đối tượng đi xe đầu trộm được
chó dùng băng dán bịt mõm chó. Hai đối tượng đi xe sau bảo vệ bằng cách cản đường
khi bị truy đuổi. Ngoài công cụ giật chó, chúng mang theo dao, kiếm hoặc súng
cao su và những viên bi tròn để bắn trả từ xa, chúng đều có điện thoại di động
để nhanh chóng tiếp cận thông tin liên quan về chuyện chó.
Đặc
điểm về quan niệm đạo đức ở nông thôn: Người dân không xem những vụ giết người
và mang lên giàn hỏa ngay tại chỗ như vậy là phi nhân, vi phạm đạo lý và pháp
luật. Họ còn cảnh báo rằng nay mai mang mấy thằng tham nhũng thiêu sống hết và
hôm nay chỉ mới là tạo hình ảnh để cảnh báo…Họ nói vui ‘Nghệ An và Quảng Ngãi
kết nghĩa với nhau, nay mai hai Tỉnh này sẽ làm trước cho xem…’
Người
dân còn thổ lộ tiếp: mỗi con chó chỉ đáng giá 2 triệu là cao lắm rồi, mạng người
quý hơn biết bao…nhưng đến lúc chúng tôi phải giết bọn trộm để nói lên chúng
tôi phải tự bảo vệ những gì tối thiểu nhất mà người dân không được bảo vệ và có
chút quyền riêng tư để gìn giữ nó.
Các
ông, các bà ngày nay lên chức nắm quyền trở nên giàu có và biết tự sướng…người
dân chúng tôi không có gì khá hơn Chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
nay chỉ còn con chó giữ nhà bị mất nên tự xử quyết liệt là vậy!
Cả
xã hội sinh ra chuyện trộm chó phổ biến, việc đua nhau đi trộm chó gây nên các
vụ án kinh hoàng! Không thể tưởng tượng cảnh giết người tập thể, chuyện trộm
chó ở các nơi vẫn thường xảy ra, nhưng tình trạng đánh người đến chết, thậm chí
đốt xác chưa từng xảy ra khi thân phận con người không hơn các con chó. Đúng là
cách hình xử của một số người dân như vậy là không thể chấp nhận được, sự dã
man không khác thời man khai hay các bộ lạc đang sống riêng rẻ trong các rừng
sâu Châu Phi! Cho dù tệ nạn trộm chó giống như tham ô hối lộ không thể ngăn cản
được.
Đường
lối mới: Người
nông dân việt Nam ngày nay không còn tin tưởng vào ai cả, ngay cả hình ảnh của
các nhà tu đã bị hoen ố nhiều, họ đã hành động giống như người Haiti sau trận
động đất vừa qua, đánh người ăn trộm đến chết. Hãy chuyển ngay vai trò của Công
an từ nhiệm vụ giết người, chuyên lo triệt hạ con người sang CỨU NGƯỜI và CHỮA
TRỊ CÁC CÔNG DÂN BỊ LỆCH LẠC TRONG XÃ HỘI.
Không
phải người nông dân Việt Nam
ngày nay không biết luật pháp ít ra là Luật Tự Thân – nghĩa là những Luật khi
sinh ra làm người ‘tôi không muốn người khác giết mình, nên cũng không giết
ai’. Họ biết luật nhưng biết rõ nó chỉ là luật rừng nên phải tự xử theo cách
‘phép vua thua lệ làng’ trong khi chờ cho đến ngày sẽ có một thời Minh trị !
Pháp
luật và phẩm giá người Việt Nam
bị bôi nhọ, chà đạp? Có hay không để được gọi là bị - một khi ‘phẩm giá’ đã
vong thân từ lúc ‘lộng giả thành chân’ với thứ ngụy thuyết nhân danh giải phóng
con người để trở thành thứ bạo chúa sau tàn bạo gấp bội lần hơn bạo chúa trước.
Những vụ việc đánh chết người tập thể như vậy diễn ra thường xuyên hơn, đó là hiện
tượng xã hội càng ngày càng tha hóa, bất ổn trầm trọng về đạo đức. Là con người
với nhau nhưng họ đã đối xử với nhau như những con thú, như những kẻ thù vì
điều không đáng, nhất là trong chính trị chỉ cần gợi lên vài chữ khác biệt là
chụp mũ, chửi nhau đến thậm tệ! Đạo đức xã hội đã suy đồi đến mức báo động khi
điểm khởi đầu để gọi là lòng vị tha, sự bao dung, lòng trắc ẩn của con người
không còn nữa.
Chủ
nghĩa Mác đã hứa trong ước mơ ‘người sẽ không còn là chó sói với người’, và họ
đã tạo được hình ảnh cũng như thực hiện được việc giết người như giết chó!
Nguyễn
Quang
*Chú
thích: Một số vụ “tự xử” chết người
Đêm
5-10-2009, sau nhiều lần mai phục, người dân xã Diễn Tân (Nghệ An) bắt được
L.V.M., 33 tuổi và N.V.T., 32 tuổi, đều trú tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu.
M. bị đánh chết tại chỗ, T. bị đánh gãy hai chân.
*
Ngày 28-12-2009, tòa phúc thẩm TAND tối cao xét xử các bị cáo trong vụ giết
chết hai người trộm chó ở xóm An Tiên, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Bốn bị cáo là Phan Thanh Cương, Mai Văn Tình, Đặng Viết Thắng và Phan Văn
Thiện tổ chức phục kích bắt kẻ trộm chó. Họ và một nhóm người dùng gậy tre, ống
nước đánh chết tại chỗ T.Đ.C., còn H.C.T. chết trên đường đi cấp cứu.
*
Ngày 28-5-2009, TAND Hà Nội xét xử vụ Lê Công Tôn ở Tiên Dương, huyện Đông Anh,
Hà Nội và bảy bị cáo giết chết hai người do nghi ngờ họ trộm chó. Cho dù hai
anh T.V.H. (25 tuổi) và anh Đ.X.T. (24 tuổi) nói rằng vừa đi sinh nhật bạn về
ngang qua thôn nhưng các bị cáo đã xông tới bao vây. Đám đông lao vào hành hung
hai thanh niên, truy sát ra tận cánh đồng... Sau đó cả nhóm kéo nhau về ngủ.
Tòa đã tuyên phạt bị cáo Tôn 20 năm tù, những người còn lại từ 12-16 năm tù.
*
Trưa 7-1-2010, L.V.L. (40 tuổi), N.Đ.Q. (41 tuổi) và N.V.L. (30 tuổi) đến xã Cổ
Dương, Sơn Tây, Hà Nội bắt trộm chó. Người dân bắt được L.V.L. và N.Đ.Q. nhưng
không giao công an mà đánh Q. bị thương nặng rồi mới chuyển đến công an xã. Q.
được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết sau đó vài giờ.
*
Ngày 25-3-2010, TAND TP Hà Nội xét xử bảy bị cáo ở thôn Phú Châu, xã Xuân Phú,
huyện Phúc Thọ đánh chết ông N.V.T. (43 tuổi) vì nghi ông T. trộm chó trong khi
ông hoàn toàn vô tội. Trong lúc ông T., một người bị bệnh tâm thần, cầm âu cơm
đi lang thang trong thôn, một số người tưởng ông trộm chó liền hô to “trộm, trộm”
và đuổi theo đánh ông T. đến chết. Tòa đã tuyên phạt các bị cáo mức án từ 8-14
năm tù. (tổng hợp từ các báo)
Nguyễn Quang
Nguyễn Quang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét