Nguyễn Sài Gòn
Café
Sài Gòn thì man thiên chi địa, bước ra khỏi nhà đã đụng ngay café. Quán
nhỏ quán lớn, quán cóc quán lộ thiên quán chạy quán đứng và cả quán
“gánh”nữa. Nói chung Sài Gòn không thể thiếu café nếu một ngày nào đó
thiếu nó, Sài Gòn sẽ chết.
Cà phê 'CÓC'
Không ai biết Sài
Gòn có café từ bao giờ và nếu đi tìm hiểu thì cũng muôn hình vạn trạng
vì mỗi hình thái café đều có một căn cước riêng không thể xác định ngày
tháng. Nó mù mờ như hương khói café thường ngày mỗi sáng mỗi chiều.
Người
thưởng thức café cũng rất nhiều giai tầng nhiều giai điệu. Có người
uống café chỉ để nhìn thời gian trôi qua. Có người nhấm nháp chỉ để biết
có thật là...café hay không. Có người nhâm nhi chỉ để tin rằng café vẫn
là thứ thức uống số một của “sự sáng tạo” như một câu quảng cáo nào đó.
Nhưng cao hơn hết thì uống café không cần phải thấy nó ngon hay dở, mà vì một chỗ ngồi mới là quan trọng trong cái thời tiết “chợt nắng chợt mưa” này. Một chỗ đắc địa ngay trên vỉa hè hay trong một góc tối sáng hắt hiu nhìn ra phố rộng.
Ðó là café vỉa hè nhỏ xíu như cái bàn có bốn cái ghế nhựa luôn trong tư thế chuẩn bị “xách chạy” một khi có một chiếc xe của công an hay trật tự đô thị xớt qua và mỗi lần “xớt” như vậy là bao nhiêu ghế bàn được bay lên “nhập kho” Ủy Ban Phường nằm rêu mốc.
Khi mấy “ổng” đi qua rồi ghế bàn lại được bày ra như xiếc. Cô chủ nhỏ quán vỉa hè Trần Quốc Thảo Quận 3 vừa thở vừa phân trần: “Mấy ổng hốt cứ hốt mình chạy cứ chạy. Bán được ngày nào hay ngày đó, hổng bán lấy gì ăn.” Vậy nên cuộc rượt đuổi của chính quyên với dân nghèo vẫn là cuộc dí chạy khôn nguôi của bộ phim hoạt hình nhiều tập Tom và Jerry.
Nhiều khi đứng nhìn cảnh “bốc hốt trì níu mếu máo” này mà cám cảnh cho người bán và cái vỉa hè vì không biết nó đúng hay sai, văn minh hay tăm tối, vì nó không nói lên được điều gì trong bối cảnh nền kinh tế lạc hậu khập khiễng của xã hội.
Hai ông bạn quý của tui, thi sĩ Trần Tiến Dũng và nhạc sĩ Tuấn Khanh, rất thích ngồi quán vỉa hè đầu đường xó chợ như là một cái thú ngao du khám phá của người Sài Gòn. Nhưng mỗi lần ngồi lại phải bưng ly café đứng lên cho mấy chú công an trật tự thu cái ghế thì đúng là không ra cái thể thống gì.
Nhưng cao hơn hết thì uống café không cần phải thấy nó ngon hay dở, mà vì một chỗ ngồi mới là quan trọng trong cái thời tiết “chợt nắng chợt mưa” này. Một chỗ đắc địa ngay trên vỉa hè hay trong một góc tối sáng hắt hiu nhìn ra phố rộng.
Ðó là café vỉa hè nhỏ xíu như cái bàn có bốn cái ghế nhựa luôn trong tư thế chuẩn bị “xách chạy” một khi có một chiếc xe của công an hay trật tự đô thị xớt qua và mỗi lần “xớt” như vậy là bao nhiêu ghế bàn được bay lên “nhập kho” Ủy Ban Phường nằm rêu mốc.
Khi mấy “ổng” đi qua rồi ghế bàn lại được bày ra như xiếc. Cô chủ nhỏ quán vỉa hè Trần Quốc Thảo Quận 3 vừa thở vừa phân trần: “Mấy ổng hốt cứ hốt mình chạy cứ chạy. Bán được ngày nào hay ngày đó, hổng bán lấy gì ăn.” Vậy nên cuộc rượt đuổi của chính quyên với dân nghèo vẫn là cuộc dí chạy khôn nguôi của bộ phim hoạt hình nhiều tập Tom và Jerry.
Nhiều khi đứng nhìn cảnh “bốc hốt trì níu mếu máo” này mà cám cảnh cho người bán và cái vỉa hè vì không biết nó đúng hay sai, văn minh hay tăm tối, vì nó không nói lên được điều gì trong bối cảnh nền kinh tế lạc hậu khập khiễng của xã hội.
Hai ông bạn quý của tui, thi sĩ Trần Tiến Dũng và nhạc sĩ Tuấn Khanh, rất thích ngồi quán vỉa hè đầu đường xó chợ như là một cái thú ngao du khám phá của người Sài Gòn. Nhưng mỗi lần ngồi lại phải bưng ly café đứng lên cho mấy chú công an trật tự thu cái ghế thì đúng là không ra cái thể thống gì.
* “Cà phê biệt thự”
Hai ông nản quá bèn dời đô vô một cái quán có máy lạnh đàng hoàng để
khỏi nhìn thấy cảnh “đau lòng”của nhân gian bờ bụi. Ở đây bạn có thể
nhìn ra con đường Ðiện Biên Phủ một chiều từ Quận 3 chảy một chiều cuồng
xiết về hướng Ðông Bình Thạnh.
Quán có tên Coffee Mountain ở số 226 Ðiện Biên Phủ Quận 3. Ðó là một ngôi biệt thự kiểu Pháp còn sót lại trên khu vực sang trọng của tứ giác Ngô Thời Nhiệm, Lê Quý Ðôn. Tú Xương ... Khách là những nhân viên kinh doanh, tư vấn bảo hiểm, người làm văn phòng, nhóm từ thiện Hạt Mầm Xanh, dân chơi máy ảnh máy tính đủ loại...
Chủ nhân là một tay đầu trọc độc thân hiền queo chuyên môn kinh doanh café hột từ cao nguyên Lâm Viên Di Linh Bảo Lộc cho đến Gia Lai KonTum Ðắc Lắc. Ban đầu Hoàng Anh - tên người chủ quán - chỉ rang xay tại gia café bỏ mối cho bạn hàng bán lại hoặc làm quà tặng đặc biệt cho khách trong và ngoài nước.
Ban đầu bạn chỉ định ngồi thưởng thức café thứ thiệt rồi xong. Nhưng anh em ngồi một hồi thành thân quen thành một chỗ hẹn hò bù khú không thể thiếu cho mỗi sớm mai, thế là Hoàng Anh bèn mở quán luôn. Bây giờ mà hỏi lí do vì sao mở quán chắc ông chủ cũng “không biết trả lời sao.”
Quán có tên Coffee Mountain ở số 226 Ðiện Biên Phủ Quận 3. Ðó là một ngôi biệt thự kiểu Pháp còn sót lại trên khu vực sang trọng của tứ giác Ngô Thời Nhiệm, Lê Quý Ðôn. Tú Xương ... Khách là những nhân viên kinh doanh, tư vấn bảo hiểm, người làm văn phòng, nhóm từ thiện Hạt Mầm Xanh, dân chơi máy ảnh máy tính đủ loại...
Chủ nhân là một tay đầu trọc độc thân hiền queo chuyên môn kinh doanh café hột từ cao nguyên Lâm Viên Di Linh Bảo Lộc cho đến Gia Lai KonTum Ðắc Lắc. Ban đầu Hoàng Anh - tên người chủ quán - chỉ rang xay tại gia café bỏ mối cho bạn hàng bán lại hoặc làm quà tặng đặc biệt cho khách trong và ngoài nước.
Ban đầu bạn chỉ định ngồi thưởng thức café thứ thiệt rồi xong. Nhưng anh em ngồi một hồi thành thân quen thành một chỗ hẹn hò bù khú không thể thiếu cho mỗi sớm mai, thế là Hoàng Anh bèn mở quán luôn. Bây giờ mà hỏi lí do vì sao mở quán chắc ông chủ cũng “không biết trả lời sao.”
Một góc cà phê Coffee Mountain. |
Quán Coffee
Mountain có cái một không khí rất lạ. Là buổi sáng sớm thì rất êm ả với
nhạc nhẹ trước 75 như Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trịnh Công Sơn, Vũ
Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng ...
Khách khứa ban đầu
chỉ đếm trên đầu ngón tay sau tăng dần dần theo nhịp điệu của tiếng ồn.
Ðến trưa thì quán như trở thành một đàn ong của đủ mọi thành phần như
trên. Ở đây có bán thức ăn trưa, có cả ca nhạc tự phát nếu ai đó muốn vá
có thể tự đàn tự hát.
Không phải như các quán café khác phải cần
sự im lặng “nói nhẹ đi khẽ và mù mịt khói thuốc” như một điều thiết yếu
thì ở Mountain Coffee khách thích nói chuyện làm ăn ầm ào rôm rả, xen
lẫn trong tiếng nhạc là đủ mọi thứ âm thanh. Ðôi khi tiếng dương cầm của
một ai đó vang lên như một tiếng động bổ sung cho những cuộc chuyện trò
bất tận, Và điều đặc biệt khác với những quán “im lặng” kia là ai muốn
giải quyết việc hút thuốc xin làm ơn ra ngoài sân “hết cơn ghiền” xong
mới được vào.
Cho đến chiều tàn thì Mountain lắng xuống khi ông
chủ bắt đầu đổi qua gam nhạc Bolero trước 75 nhạc tiền chiến và cắc cớ
đôi khi cả nhạc đỏ cách mạng nữa, lúc này khách chỉ còn lèo tèo vài móng
cũng không ai buồn nghe chỉ lơ đễnh ngồi nhìn nắng héo ngoài hiên đang
trôi theo dòng đời.
* “Cà phê cóc”
Ðó là café “gần” còn đây là café “xa” ở tận ngoại ô giáp ranh giữa Dĩ
An Bình Dương - trên đường Trần Hưng Ðạo Thủ Ðức cũng có một quán khá
lạ với cái tên Café “CÓC” nói là Cóc mà không nhỏ chút nào khi quán tọa
lạc trên một khoảnh đất đắc địa rộng mênh mông. Chủ là Quang Lâm một
người bạn trẻ đang làm đủ thứ nghề để kiếm tiền chuẩn bị cưới vợ.
Quán
này lại đặc biệt dành cho giới trẻ tuổi teen và cả trung niên với âm
nhạc điếc tai thuốc lá mù trời. Quán mở từ sớm tinh mơ cho đến tận nửa
khuya đôi khi cũng kéo dài cho đến sáng.
Ở đây bạn có thể rờ hít
được cái không khí đậm đặc riêng của giới trẻ - của những cậu ấm cô
chiêu Sài Thành khi họ cần phải có một không khí ăn chơi thư giãn riêng
sau những trận đi “bão xa” cuối tuần và không muốn về nhà khi bình minh
ló dạng.
Quán Cóc được thiết kế đẹp bụi bặm nhưng không kém mỹ
thuật với hai tầng lửng theo mô típ Nhà Rồng của Tây Nguyên. So với
những nơi khác thì ở đây cực kì tự do thoáng mát rộng rãi. Khách ở đây
có thể ngả lưng lướt net thoải mái mà không sợ ai quấy rầy.
Người
viết bài cũng đã từng “điền dã” đến nơi này như là một khách lạ nhưng
hình như không ai thèm để ý khi cũng một mình với laptop nằm ngồi ngả
nghiêng cho đến tận khuya với những người bạn trẻ. Ban đầu cũng ngại
nhưng ngồi một hồi mới nhận biết rằng họ cũng có rất nhiều để quan tâm
hơn là để ý đến một ông già khi buộc phải lang thang đến tận nơi xa xôi
này.
Thường họ đi với nhau có đôi có cặp “xà nẹo” ôm chặt nhau ào
ào phóng xe đời mới tới quán, nhìn họ như là những người đã sớm biết
mùi đời những kẻ yêu cuồng sống vội trong một xã hội không biết đến ngày
mai, lướt qua cũng có thể biết đa số là sinh viên học sinh của những
khu đại học gần đó hoặc từ trong nội thành đổ ra... Lâm cho biết đôi khi
có những người “cá biệt” nhưng không nhiều, họ có đến nhưng thấy quán
có vẽ không hợp với “giang hồ” nên dạt đi chỗ khác.
Quán café ở
Sài Gòn là vậy đó ở đâu cũng giống nhau nhưng như hai quán Mountain và
CÓC thì đúng là cũng khó tìm vì không khí rất tự do thoải mái ồn ào và
đôi khi cũng chùn xuống im lặng một cách đặc biệt nhưng nếu có dịp ghé
đến để tìm cho mình một chút...phóng túng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ
không thất vọng bao giờ.
Ðó là loại quán thì có đủ mọi thành phần
của thị dân trí thức, một nơi đơn giản là của những giới trẻ đang cô
đơn không biết đi về đâu trong cái xã hội khô khan rộng lớn này. Ðôi khi
để có một chỗ vừa túi tiền vừa bảo đảm an ninh xe cộ không bị mất, một
nơi riêng biệt và không muốn bị ai quấy rầy thì không có gì hơn là đi
thật xa đến Quán Cóc.
Nhưng muốn gần hơn để còn đường về nhà sớm
một chút để có thể nói chuyện lung tung với bạn bè và cao hơn có thể cô
độc một mình im vắng để lắng nghe dòng đời đang trôi xuôi trong chiều tà
thì cũng không có gì thú vị hơn là đến Coffee Mountain để thấy đời mình
không đến nỗi hẩm hiu lắm trong cái thành phố mênh mông nhưng quá nhỏ
hẹp này.
Nguyễn Sài Gòn/Người Việt
Thật hay
Trả lờiXóaMọi người
ghé thăm blog mình nhé Bán áo thun trơn tay ngắn tại TPHCM hoặc
Ban ao thun tron tay ngan tai TPHCM