Không khó để bắt gặp cảnh tượng này tại sân bay Nội Bài. (Hình: Thanh Niên) |
Trang
web chuyên xếp hạng phẩm chất phục vụ của các phi trường trên thế giới
vừa đưa ra bảng xếp hạng 10 phi trường tệ nhất Châu Á, trong đó có đến 2
phi trường lớn nhất Việt Nam.
Mười phi trường tệ nhất Châu Á dựa trên bình chọn và phản hồi của du
khách từ tháng 9, 2013 đến tháng 8, 2014 trên trang The Guide to
Sleeping in Airports gồm các phi trường quốc tế: Islamabad Benazir
Bhutto, Pakistan (ISB); Kathmandu Tribhuvan, Nepal (KTM); Manila Ninoy
Aquino, Philippines (MNL); Tashkent, Uzbekistan (TAS); Nội Bài, Việt Nam
(HAN); Guangzhou Baiyun, China (CAN); Guangzhou Baiyun, China (CAN);
Tân Sơn Nhất (SGN); Dhaka Shahjalal, Bangladesh (DAC) và Chennai, India
(MAA).
Những vấn đề khiến
du khách phàn nàn nhiều nhất ở các nơi này bao gồm sự bẩn thỉu; bài trí
thiếu khoa học và thiếu thốn tiện nghi. Việc hành khách phải xếp hàng
quá lâu, nạn nhũng nhiễu, không có wifi và thiếu điều hòa không khí ở
vùng khí hậu nhiệt đới khiến du khách có một trải nghiệm nhớ đời.
Các du khách cảnh báo, nếu phải kẹt tại những phi trường này, hãy
chắc chắn trong hành lý xách tay đã chuẩn bị sẵn xà phòng, thảm ngủ, nút
tai và đồ ăn nhẹ. Ít ra, điều này góp phần giảm bớt sự bực dọc của
chuyến vạ vật khó quên.
Phi trường Nội Bài nằm ngay tại thủ đô Hà Nội bị du khách than phiền quá hỗn loạn và bẩn thỉu, trộm cắp. Hệ thống điều hòa yếu, khí hậu vốn đã nóng cộng thêm đám đông ồn ào khiến nơi đây càng thêm nóng bức. Trong khi đó, phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn chỉ được xếp vào hạng trung bình khá với mức độ tiện nghi tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ sạch sẽ vẫn còn chưa ổn định.
Nhận xét về việc này, TS Lương Hoài Nam, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không bày tỏ: “Tôi thấy cách họ đánh giá khá toàn diện. Những thứ họ chê ở hai phi trường của Việt Nam cũng không có gì là oan ức. Chúng ta cũng thấy thế, biết thế, nhưng không nói ra thôi. Tôi chưa thấy có cách gì các phi trường của Việt Nam có thể sánh được với xung quanh như ở Singapore, Thái Lan, Hồng Kông... Chỉ riêng mỗi việc xếp hàng taxi lộn xộn, chẳng giống ở đâu, đã làm cho nhiều hành khách rất khó chịu.”
Theo ông Nam, đánh giá trên phản ánh góc nhìn của nhiều hành khách trẻ tuổi, trong đó có “du lịch ba-lô.” Họ chú trọng danh mục các dịch vụ ở một phi trường như khu nghỉ tiện nghi chờ chuyến bay, nước uống miễn phí, wifi, có nhiều quán ăn không.... Chính đây lại là những thứ mà các phi trường ở Việt Nam thiếu nhất.
“Nếu nói về khoảng cách giữa Top 10 phi trường tệ nhất và Top 10 phi trưởng tốt nhất Châu Á thì khoảng cách rất xa. Tôi cũng chưa hình dung được làm thế nào để các phi trường của Việt Nam lọt được vào Top 10 tốt nhất khu vực trong 10 năm tới...,” ông Nam bổ sung.
Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc tổng công ty Cảng Hàng Không Việt Nam lý giải, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạ tầng, chất lượng dịch vụ của Nội Bài, Tân Sơn Nhất hạn chế là do 2 phi trường này quá tải nặng nề (?!).
“Các dịch vụ tại đây không thể tối thiểu hơn được nữa, thiếu quá nhiều dịch vụ mà các phi trường khác có như: mua sắm, ẩm thực, giới thiệu văn hóa và du lịch địa phương, nghỉ ngơi, giải trí...,” ông Hùng thừa nhận. (Tr.N)
Phi trường Nội Bài nằm ngay tại thủ đô Hà Nội bị du khách than phiền quá hỗn loạn và bẩn thỉu, trộm cắp. Hệ thống điều hòa yếu, khí hậu vốn đã nóng cộng thêm đám đông ồn ào khiến nơi đây càng thêm nóng bức. Trong khi đó, phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn chỉ được xếp vào hạng trung bình khá với mức độ tiện nghi tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ sạch sẽ vẫn còn chưa ổn định.
Nhận xét về việc này, TS Lương Hoài Nam, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không bày tỏ: “Tôi thấy cách họ đánh giá khá toàn diện. Những thứ họ chê ở hai phi trường của Việt Nam cũng không có gì là oan ức. Chúng ta cũng thấy thế, biết thế, nhưng không nói ra thôi. Tôi chưa thấy có cách gì các phi trường của Việt Nam có thể sánh được với xung quanh như ở Singapore, Thái Lan, Hồng Kông... Chỉ riêng mỗi việc xếp hàng taxi lộn xộn, chẳng giống ở đâu, đã làm cho nhiều hành khách rất khó chịu.”
Theo ông Nam, đánh giá trên phản ánh góc nhìn của nhiều hành khách trẻ tuổi, trong đó có “du lịch ba-lô.” Họ chú trọng danh mục các dịch vụ ở một phi trường như khu nghỉ tiện nghi chờ chuyến bay, nước uống miễn phí, wifi, có nhiều quán ăn không.... Chính đây lại là những thứ mà các phi trường ở Việt Nam thiếu nhất.
“Nếu nói về khoảng cách giữa Top 10 phi trường tệ nhất và Top 10 phi trưởng tốt nhất Châu Á thì khoảng cách rất xa. Tôi cũng chưa hình dung được làm thế nào để các phi trường của Việt Nam lọt được vào Top 10 tốt nhất khu vực trong 10 năm tới...,” ông Nam bổ sung.
Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc tổng công ty Cảng Hàng Không Việt Nam lý giải, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạ tầng, chất lượng dịch vụ của Nội Bài, Tân Sơn Nhất hạn chế là do 2 phi trường này quá tải nặng nề (?!).
“Các dịch vụ tại đây không thể tối thiểu hơn được nữa, thiếu quá nhiều dịch vụ mà các phi trường khác có như: mua sắm, ẩm thực, giới thiệu văn hóa và du lịch địa phương, nghỉ ngơi, giải trí...,” ông Hùng thừa nhận. (Tr.N)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét