Chú chó bướng bỉnh không chịu đi theo hướng người chủ dắt |
Đôi khi chúng ta phát điên lên vì mọi người làm trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta bảo họ.
Bạn nhắc sếp về báo cáo, và ông ấy mặc kệ. Bạn khuyên một người bạn
đừng làm ở công ty đó, và cô ấy nhận việc luôn. Bạn huých vào khủy tay
đồng nghiệp để nhắc nhở uống ít thôi, cô ta lại tự rót thêm ly rượu nữa.
Bạn nhắc con trai đừng chạm vào bát canh nóng, và cậu bé ngay lập tức
chạm vào.
Đó là vì 3 nguyên tắc sau đây:
1. Trái cấm luôn có vị ngọt ngào
Khi một ai đó cản trở bạn, bạn thường cảm thấy sự tự do của mình đang bị đe dọa. Vì thế, bạn giành lại quyền lựa chọn và kiểm soát bằng cách làm điều trái ngược.
Các thử nghiệm cho thấy trẻ sẽ thích chơi với một món đồ chơi hơn sau
khi chúng bị nghiêm cấm khắt khe. Cả trẻ em và người lớn đều trở nên
thích ăn thực phẩm nhiều chất béo khi trên nhãn hiệu của loại thực phẩm
đó có những cảnh báo không nên ăn.
Nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra "hiệu ứng Romeo & Juliet":
các bậc bố mẹ càng cản trở tình yêu của con cái, tình cảm gắn bó của
đôi trẻ lại càng phát triển mãnh liệt hơn. Như nhà văn Mark Twain từng
viết: "Adam cũng là con người…. Anh không muốn ăn trái táo vì chính trái táo, anh muốn trái táo chỉ vì nó bị cấm".
2. Càng cản, càng nghĩ
Khi
ai đó nói bạn đừng nghĩ về một cái gì đó, tâm trí bạn lại luôn luôn
quay về với ý nghĩ đó. Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý học Daniel
Wegner dẫn đầu, mọi người được nói là không nghĩ về chú gấu trắng. 5
phút tiếp theo họ được yêu cầu nói ra bất cứ gì đã đến trong đầu họ, và
chuông sẽ rung nếu họ nói hoặc nghĩ về gấu trắng. Nhưng, họ không thể
thoát khỏi hình ảnh về chú gấu trắng. Trung bình, gấu trắng xuất hiện
trong ý nghĩ của họ mỗi phút, và hầu hết mọi người đều vô tình thốt ra "gấu trắng"
một hoặc hai lần. Khi 5 phút thử thách trôi qua, mọi thứ còn tệ hơn: họ
nghĩ đến gấu trắng nhiều gấp đôi so với những người được yêu cầu hãy
nghĩ về gấu trắng.
Khi bị cấm đoán làm một điều gì, con người ta luôn tò mò
muốn biết vì sao lại không được làm điều đó
Khi chúng ta cố gắng kìm nén một ý nghĩ, có hai điều sẽ xảy ra.
Một là chúng ta sẽ có ý thức tìm kiếm những ý nghĩ không liên quan đến
gấu trắng. Hai là một cách vô thức, chúng ta cố kiểm soát thất bại. Khi
được yêu cầu không nghĩ đến gấu trắng, ngay trong suy nghĩ của chúng ta,
chúng ta luôn để mắt đến loài sinh vật có bộ lông trắng tinh này dù
chúng ở tít Bắc cực.
3. Vì tò mò
Khi một hành vi nào đó bị cấm hoặc không khuyến khích, con người rất khó kiểm soát nổi sự tò mò.
Nó như thể có một vết ngứa và chúng ta cần phải gãi. Thử nghiệm cho
thấy mọi người thích xem các chương trình TV bạo lực và thích chơi game
bạo lực khi có những cảnh báo không nên xem. Có nhiều ví dụ về các cuốn
sách trở nên nổi tiếng hơn sau khi bị cấm. Bởi vì, mọi người muốn biết bí mật: vì sao lại không được làm điều đó?
Tâm
lý thích làm điều ngược lại này đôi khi có thể vận dụng. Trong một
nghiên cứu, các nhà tâm lý đã hỏi 159 người rằng họ đã bao giờ cố tình
thuyết phục ai đó làm một việc bằng cách đưa ra điều ngược lại chưa. Hơn
2/3 cho biết họ vận dụng tâm lý ngược này trung bình 1-2 lần/tháng. Một
người còn thừa nhận: "Một lần, tôi nói với bạn của tôi rằng cắt tóc
ngắn rất đẹp, và cô ấy không cắt. Cô ấy thường không đồng ý với ý kiến
của tôi. Và lần này sự "không đồng ý" đó thật tuyệt vời".
Nhưng xét về mặt đạo đức thì sao? Một số
người nói rằng khi người khác chống lại ý kiến của chúng ta, và nếu
chúng ta quan tâm đến họ, lừa dối họ một chút vì điều đó tốt cho họ là
điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng một
mối quan hệ ý nghĩa cần sự minh bạch, rõ ràng. Nếu chúng ta không thể
chân thật với một ai đó về suy nghĩ của chúng ta, liệu mối quan hệ đó có
thực sự thân thiết?
Theo trang Business Insider, tốt nhất bạn hãy hòa hợp tâm lý ngược,
xem xét bản thân xem liệu đề nghị của người khác có thực sự tệ đến mức
bạn muốn làm điều trái ngược. Hay bạn chỉ đang cố đấu tranh cho sự tự do
của mình, hoặc đơn giản là bạn đang muốn "gãi ngứa".
Theo Vnreview, Business Insider
0 nhận xét:
Đăng nhận xét