Đào
Như
“Đảng sợ ai mà diễn tập
rùm beng?” đó là câu hỏi được trang mạng BBC London trưng ra hôm 10-1-2016 (1).
Để trả lời câu hỏi này tôi mạn phép thưa rằng Đảng Sợ Chính Mình. Càng tiến gần
đến ngày Đại Hội XII đảng CSVN càng chia rẽ trầm trọng. Họ thù địch bươi móc lẫn
nhau tranh dành quyền lực. Bản chất độc tài chuyên chính bao cấp, tham nhũng bừa
bãi, những bẩn thỉa của họ trong thời gian lãnh đạo đất nước được tung lên trên
các trang mạng, bloggers, facebook… một cách vô trách nhiệm làm dơ dáy ô nhiễm
môi trường đao đức xã hội Việt Nam vốn dĩ đã xuống cấp từ lâu. Từ đối đầu bằng
đối thoại có cơ hội tiến đến đối đầu bằng bạo lực vũ trang sẽ không xa mấy. Lịch
sử cộng sản quốc tế đã cho thấy việc thanh trừng nội bộ trong hàng ngũ đảng Cộng
sản rất là tàn bạo ghê gớm đẫm máu còn hơn cả sự đối đầu giữa người Cộng sản với
người Quốc gia, giữa Cộng sản với Tư bản.
Có những câu
hỏi:
- Các ông diễn tập rùm
beng để đối phó với ai?
- Rồi tình huống sẽ diễn
ra như thế nào?
- Tại sao phải bảo vệ Đại
Hội Đảng ghê gớm đến như vậy?
- Ai là kẻ thù của
Đảng?
- Nhân
Dân?
- Tại sao Nhân dân không
còn tin đảng CSVN nữa?
- Tại sao đảng nghi kỵ
người dân?
- Ai có lý và ai có
lực?
Ghê gớm thật! Ai là kẻ
bạo loạn vũ trang? Nhân dân làm gì có vũ trang? Hay là chính các lãnh đạo của
ĐCSVN trá hình trong hàng ngũ nhân dân?
Phải chăng những nhà lãnh
đạo Ba Đình hôm nay hoàn toàn đánh mất chính mình, họ là những kẻ vong thân
không còn đủ tư cách của người lãnh đạo nhân dân đất nước, rồi đâm ra ngờ vực
mọi người. Thảm trạng của Đảng CSVN hôm nay là ngờ vực chính
mình...
Bốn mươi năm sau cuộc
chiến Đạo đức Xã hội trong Nước ta ngày càng xuống cấp, đến nay vấn đề đã trở
nên quá tải có thể vượt quá khả năng vãn hồi. Phải chăng đó là di sản của hai
cuộc chiến (1945-1975) dưới sư lãnh đạo của Chuyên Chính Vô Sản của ĐCSVN, người
dân không được phép nói ra điều mình suy nghĩ và hành động theo những gì tập thể
cho là đúng. Tự do cá nhân bị triệt tiêu. Những thói quen xã hội như thế này đã
ăn sâu bám rễ vào tư tưởng người dân qua nhiều đời, qua gần 70 năm Xã Hội Chủ
Nghĩa nó có thể trở nên một căn bịnh bẩm sinh.
Sau 30-4-75, người Cộng
sản miền Bắc khống chế, trấn áp, vu khống, tước đoạt tài sản người quốc gia miền
Nam. Do đó những quan hệ xã hội, giữa con người với con người trong xã hội Việt
Nam là quan trọng và quan hệ tình cảm hợp thành nền tảng đạo đức xã hội đã bị
đảo lộn, con người bị tha hóa. Rất sợ sự thật, không dám nói sự thật là đặc
trưng của nền văn hóa Việt Nam hôm nay.
Có nhiều nhà trí thức
trong nước phản ảnh: Có những kẻ dù cho tài giỏi uyên bác đến đâu mà không có
quan hệ tốt dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hôm nay vẫn không có chỗ dung
thân phát triển tài ba, tư tưởng của mình. Một phương châm lập thân vang dội
trong xã hội Việt Nam hiện đại:
Thứ nhất hậu
duệ
Thứ hai quan
hệ
Thứ ba tiền
tệ
Thứ tư trí
tuệ
Còn lại… mặc
kệ!...
Đó là những tiêu chí để
bổ nhiệm nhân sự tại Việt Nam hôm nay… Để chấn hưng hay ít ra để chống lại sự
thoái hóa đạo đức xã hội trong nước hôm nay, về mặt xã hội chúng ta phải dứt
khoát từ bỏ, không chấp nhận chuyên chính, độc tài độc đảng, bao cấp. Mọi quá
trình tuyển chọn bổ nhiệm nhân sự phải dựa trên năng lực, đạo đức, kinh nghiệm
và phải được diễn ra công khai, minh bạch rõ ràng và công bằng. Về mặt cá nhân,
mỗi chúng ta phải nói lên sự thật, phải hành động đúng theo sự thật, đúng theo
tư duy của mình. Và nhất định không bao giờ đánh mất chính
mình.
Chúng tôi muốn nói với
các nhà lãnh đạo của DCSVN hôm nay người dân không quan tâm đến những gì gọi là
Đại Hội XII của ĐCSNVN. Việc ông này đi ông kia ở, là việc tranh giành quyền lực
địa vị riêng tư của các ông, ai đi ai ở đối với người dân cũng thế thôi. Đi hay
ở mặt ông nào cũng “dính lọ”. Về việc tham nhũng và chống tham nhũng được chính
các ông dấy lên nó càng được chính các ông ĐCSVN bảo vệ, bao che chỉ vì chính
sách của TBT Nguyễn Phú Trọng ”đánh chuột mạnh quá sẽ làm vỡ bình”- nghĩa là
chống tham nhũng nhiệt tình quá sẽ làm sụp đổ cả chế độ, cả Đảng.
Chống tham nhũng nghĩa là
đánh vào cột sống của Đảng-cốt lõi bản chất của ĐCSVN.
Vấn đề quan trọng hôm nay
không phải là việc thay đổi cho bằng được thể chế bề ngoài, mà việc người dân và
chúng tôi đòi hỏi thay đổi thể chế tận gốc rễ, đổi mới toàn diện, như Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng chủ trương. Chính phủ Nhà nước Việt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa Mác
Lênin, phải thành lập xã hội dân sự, chế độ Dân Chủ Đa nguyên, Độc lập Tự Do và
Pháp trị, tôn trọng nhân quyền để phát triển đất nước, văn hóa, chính trị và
kinh tế. Mặc dầu quá muộn nhưng vẫn còn hơn.
Mong rằng Đại Hội XII là
cơ hội để cho các đảng tiến bộ của ĐCSVN vượt lên chính mình quay đầu về quyền
lợi của Tổ quốc và nền Độc lập, Tư Do Dân Chủ của toàn
dân./.
Đào
Như
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak
park-Illinois-USA
Jan-17-2016
Ghi chú:
(1)- Đảng Sợ Ai Mà Diễn
Tập “Rùm Beng”?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160110_buivanbong_congress_question
0 nhận xét:
Đăng nhận xét