BÀI 3: QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam |
Nguyễn Ngọc Bảo
Hiện Hoa Kỳ đang có nhiều điểm tranh chấp trầm trọng với Trung
Quốc: về lãnh vực giao thương, với các nỗ lực tranh đoạt ưu thế bất
chính của Trung Quốc trên thương trường, bất chấp các điều khoản của Tổ
Chức Thương Mại Quốc Tế, về lãnh vực bản quyền và kỹ thuật tiền tiến,
với chủ trương tấn công qua mạng để chiếm đoạt (hacking) các dữ kiện mật
về kỹ thuật quân sự, công nghệ cao, về Biển Đông, với nỗ lực chiếm đoạt
các đảo, xây dựng căn cứ quân sự để khống chế vùng biển chiến lược này.
Theo Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, các cạnh tranh bất chính, tấn công lấy cắp
qua mạng Internet đã làm cho Hoa Kỳ mất 300 tỷ MK và hơn 1,2 triệu việc
làm tại Hoa Kỳ. Hiện nay, người dân đang tiến hành việc tẩy chay hàng
hóa Trung Quốc, nhiều hãng Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Trung Quốc và chủ
trương “Buy Made In America” đang thịnh hành.
Hoa Kỳ đã vận động
sự hình thành một TPP rộng lớn trên toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương
nhằm cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế. Trước các hành động xâm lược bất
chấp Công Pháp Quốc Tế của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ lúc đầu giữ
thai độ trung lập, nay đã nghiêng dần về khuynh hướng đối đầu và hỗ trợ
trực tiếp các đồng minh.
Sau khi chấm dứt tham gia bộ chiến tại
Irak và A Phú Hãn, Hoa Kỳ đang dồn hải lực về vùng Tây Thái Bình Dương.
Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ (CinCPAC) gồm 300.000 người, trong đó
Lục quân 80.000, Hải quân 140.000, Không quân 50.000, với 200 chiến hạm,
tầu ngâm, và hơn 1.500 phi cơ chiến đấu, nhằm đối phó với sự bành
trướng của Trung Quốc, trấn an các đồng minh như Nhật, Đài Loan, Phi,
Úc.
Hiện nay, về số lượng hải quân Trung Quốc đã trở thành lực
lượng thứ nhì thế giới với 300 tầu chiến hạm (53 tầu ngầm loại diesel, 3
tầu ngầm nguyên tử, 1 hàng không mẫu hạm, 21 khu trục hạm, 52 khu trục
hạm hạng nhẹ, 57 tầu đổ bộ, khoảng 100 tầu nhỏ loại tuần duyên), trong
lúc đó hải quân Nhật tuy ít hơn về số lượng nhưng rất hiện đại với 4
hàng không mẫu hạm chở trực thăng, 26 khu trục hạm, 11 khu trục hạm loại
nhẹ, 16 tầu ngầm, 3 tầu đổ bộ và 41 tầu tuần duyên, huấn luyện.
Tuy nhiên nếu so sánh với Hoa Kỳ (gần 4 triệu tấn và 300 chiến hạm
lớn), hải quân Trung Quốc (1,5 triệu tấn) hiện vẫn còn thua kém xa về số
lượng trọng tải và hiệu năng chiến đấu, về phẩm chất, kỹ thuật chế tạo
tầu chiến, tầu ngầm; mức độ đa năng và tầm sát hại rộng lớn của các hệ
thống võ khí, tầm bao phủ xa cả ngàn cây số và chính xác của các hệ
thống kiểm báo hỗn hợp (Aegis, vệ tinh, phi cơ Awacs, trực thăng,
drone), hỏa lực của phi cơ trên các mẫu hạm, khả năng tác chiến tinh
nhuệ rút từ kinh nghiệm trận địa hàng ngày trên khắp thế giới.
Nếu cộng thêm với hải quân Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, hải quân Trung Quốc hoàn
toàn ở thế yếu, không có khả năng để đương đầu với một tập hợp hải quân
của siêu cường Hoa Kỳ và 3 quốc gia lớn trong vùng Á Châu Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương.
KẾT LUẬN
Cái giá mà Trung Quốc phải
trả cho việc chiếm được một số đảo trên Biển Đông và biến những đảo này
thành cứ điểm quân sự trở thành quá cao: Trung Quốc bị cô lập trên
trường quốc tế, hình ảnh Trỗi dậy trong Hòa Bình bị gẫy đổ, đầu tư vào
Trung Quốc từ Hoa Kỳ, Nhật, Liên Âu bị suy giảm, hàng hóa bị tẩy chay,
khiến mức phát triển kinh tế giảm gần 10% xuống dưới 7% và sẽ còn tiếp
tục suy giảm (mức độ suy giảm kinh tế trong thực tế có lẽ còn trầm trọng
hơn nhiều so với các con số chính thức được công bố).
Chiến lược
xâm lược một cách yên lặng của Trung Quốc thất bại. Bộ mặt bán nước,
độc tài, tham ô, bạo tàn, của lãnh đạo đảng CSVN đã lộ rõ. Trong năm
2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ phán quyết bác bỏ Đường Lưỡi Bò 9
điểm của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN sẽ hợp lực để đầy lùi các tham
vọng đế quốc của Trung Quốc, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Người dân và các lực lượng dân tộc dân chủ sẽ khai thác vấn đề Biển
Đông và bảo vệ chủ quyền nhằm tạo thế đoàn kết rộng lớn để đầy lùi chế
độ CSVN.
Nguyễn Ngọc Bảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét