BÀI 2: CSVN ĐU DÂY
Phạm Bình Minh và John Kerry |
Nguyễn Ngọc Bảo
Hiện nay CSVN vẫn đang giữ thái độ đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, dù ảnh
hưởng Trung Quốc vẫn chi phối nặng nề trong guồng máy đảng, cụ thể qua
việc sai khiến qua quyền lợi, mua chuộc, nắm tẩy được các thành phần
lãnh đạo cao nhất như Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN; Trương
Tấn Sang, Chủ Tịch Nước; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng; Nguyễn Sinh Hùng,
Chủ Tịch Quốc Hội.
MỸ - VIỆT BẮT TAY
Hiện nay tương quan giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trở nên thường xuyên với
Hiệp Ước TPP và vấn đề Biển Đông. Mức giao du giữa quân đội CSVN và Hoa
Kỳ đã gia tăng nhiều trong năm 2015, chiến hạm Hoa Kỳ đã nhiều lần ghé
thăm Việt Nam tại Đà Nẵng, Sài Gòn, Cam Ranh. Ngoài ra có rất nhiều sĩ
quan trung cấp và cao cấp CSVN đã được mời tu nghiệp tại các trường đào
tạo sĩ quan nỗi tiếng tại Hoa Kỳ như West Point, Annapolis, Cao Đẳng
Quân Sự về Không Quân... từ nhiều năm nay.
Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần
lệnh cấm bán võ khí sát thương trên biển vào ngày 18/11/15 và để cho
Nhật chuyển nhượng 10 tầu tuần duyên hạng nhẹ cho CSVN. Với truyền thống
lịch sử bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Nam, đã từng giữ vững đất
nước trước các âm mưu thôn tính của Trung Quốc qua lịch sử và tinh thần
cầu tiến, siêng năng, hội nhập rất nhanh và thành công trong xã hội Hoa
Kỳ của gần 3 triệu người Hoa Kỳ gốc Việt, sự hiện diện của nhiều người
Hoa Kỳ gốc Việt trong guồng máy tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ với những
trách vụ cao cấp hoạch định về chính sách, điều hành, Hoa Kỳ đánh giá
cao khả năng của Việt Nam nhằm đối đầu với Trung Quốc; nếu được hỗ trợ.
Hiện nay, các liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có gia tăng cường độ
trong năm 2015 ở nhiều cấp bộ khác nhau, với các vòng thương thuyết về
TPP (Trans Pacific Partnership) và mức giao thương gia tăng (xuất cảng
19 tỷ MK qua Hoa Kỳ – nhập cảng 4,3 tỷ MK). Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của
Nguyễn Phú Trọng vào ngày 5-7 qua lời mời của Tổng Thống Obama đánh dấu
một mốc điểm quan trọng cho cả hai bên.
Về phần Việt Nam, muốn
nâng quan hệ chiến lược có thêm phần cụ thế với Hoa Kỳ, nhằm quân bình
lại áp lực quá nặng từ phía Trung Quốc, xoa dịu phản ứng phẫn nộ của dân
chúng và của nhiều thành phần trong quân đội.
Phần vụ của các
cộng đồng, tổ chức tại Hoa Kỳ là mở rộng các hướng vận động cho nhân
quyền, đặc biệt các điểm về Công Đoàn, Quyền Sở Hữu Trí Tuệ, Thông Tin,
Hiệp Ước TPP, khai dụng sức mạnh cử tri và vị trí trong xã hội Hoa Kỳ
nhằm hỗ trợ cho các lực lượng dân chủ tại Việt Nam, và cần thuyết phục
lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ là chỉ khi Việt Nam có một chính quyền dân
cử trong một thể chế tự do dân chủ thì lúc đó Việt Nam mới quyết tâm và
có khả năng đương đầu với Trung Quốc.
QUAN HỆ CSVN – TRUNG QUỐC
Việt Nam là một địa bàn chiến lược đối với Trung Quốc. Điều này phản
ảnh qua toan tính thôn tính và đồng hóa Việt Nam của tất cả các triều
đại Trung Hoa từ hơn 2.200 năm nay. Từ 24 năm nay sau khi Liên Xô sụp đổ
(1991), nhu cầu giữ chặt Việt Nam trong vòng kiềm toả của mình lại càng
trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc, khi mà các quốc gia có cùng ý
thức hệ XHCN chỉ còn sót lại vài ba nước. Trong khi đó, để duy trì được
quyền lực của đảng CSVN, hệ thống tuyên huấn của CSVN đều hoàn toàn dựa
trên đường lối và chính sách của Trung Quốc, để làm kim chỉ nam cho
đường lối của Đảng CSVN.
Sự lệ thuộc Trung Quốc về chỗ dựa về
chính trị, theo thời gian với sự vươn lên của Trung Quốc thành sự lệ
thuộc ngày càng chặt chẽ về mặt kinh tế, văn hóa, ngoại giao và mất dần
chủ quyền, Hoàng Sa đã bị thôn tính hoàn toàn, năm 1988 nhiều đảo tại
Trường Sa bị xâm chiếm, và tình trạng này tiếp tục cho đến nay.
Với sự phát triển vượt bực của mạng Internet, thái độ qụy lụy, bán nước
của lãnh đạo CSVN ngày càng lộ rõ. Ngoài ra sự quyết tâm đề kháng để
sống còn, tránh bị đồng hóa thành người Trung Hoa đã là một đặc điểm
chung của người Việt Nam từ lịch sử.
Do đó, trong vài năm gần
đây, trước thái độ xâm lược của Trung Quốc ngày càng rõ nét, ngạo mạn,
xem thường Công pháp Quốc tế, sẵn sàng dùng mọi áp lực bẩn thỉu nhất để
đè bẹp, khống chế các quốc gia nhỏ hơn, một số thái độ đề kháng đã xuất
hiện trong guồng máy trung tầng của đảng, nhất là trong quân đội CSVN
cho nhu cầu truyền thống bảo vệ chủ quyền dân tộc chống ngoại xâm.
Đó là một phần lý do, tại sao cho đến giờ (sau một vài lần cho hải quân
đi tuần tiễu chung với hải quân Trung Quốc trong mấy năm trước), người
ta chưa thấy quân đội CSVN tập trận chung với quân đội Trung Quốc, hay
chiến hạm Trung Quốc đến viếng thăm các hải cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam
Ranh hay Sài Gòn tại Việt Nam.
Hiểu rõ khả năng đề kháng của dân
tộc Việt Nam, lãnh đạo đảng CSTQ đã tìm cách gài bẫy để nắm tẩy, mua
chuộc các thành phần lãnh đạo đảng CSVN hầu thôn tính trong êm thắm đất
nước và đồng hóa dân tộc Việt Nam mà không phải hao tốn sinh mạng và vật
chất qua một cuộc chiến tranh. Qua tất cả các triều đại Tổng Bí Thư, từ
Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả
Phiêu, Nông Đức Mạnh, cho đến Nguyễn Phú Trọng; ảnh hưởng của Trung Quốc
rầt nặng nề và chi phối rất nhiều lên sự lựa chọn thành phần lãnh đạo
và dàn cán bộ cao cấp trong hàng chục năm qua.
Trên mặt Biển
Đông, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và xây dựng sân bay quân sự tại Trường
Sa. Trên đất liền, Trung Quốc đã gởi hàng chục ngàn công nhân và gia
đình xâm nhập vào vùng Cao Nguyên Trung Phần tại Vũng Áng, khống chế các
guồng máy chính trị, kinh tế tại Lào và Cam Bốt để bao vây Việt Nam.
Với tất cả khả năng khống chế đó, Trung Quốc đã chi phối chính trường
Việt Nam trước các Đại Hội Đảng CSVN cũng như lần thứ 12 năm nay, để
chọn lựa các nhân vật lãnh đạo có lợi cho họ. Nhưng âm mưu này đã và
đang gặp phải sức đề kháng mạnh liệt của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Bảo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét