Một góc căn cứ huấn luyện ở Pha Châu - Paju, Hàn Quốc (Ảnh chụp ngày 08/02/2016)REUTERS |
Mỹ- Hàn Quốc thảo luận bố trí hệ thống lá chắn THAAD tối tân tại Hàn Quốc là
điều tối kỵ đối với Trung Quốc. Sự kiện này làm nổi bật bất đồng sâu rộng giữa
Washington và Bắc Kinh trong việc đối phó với tham vọng trang bị vũ khí hạt nhân
và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng với nhiều hệ quả bất lợi cho Bắc
Kinh.
Vài giờ sau khi Bắc Tiều Tiên loan báo đưa một vệ tinh vào quỹ đạo hôm Chủ
nhật 07/02/2016, quân đội Mỹ và Hàn Quốc thông báo mở đàm phán để trang bị cho
Seoul hệ thống lá chắn đánh chận tên lửa từ trên không trung THAAD ( Terminal
High Altitude Area Defense) .
Theo thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hàn Quốc Yoo Jeh Seung, mục đích chính của THAAD là « mối de dọa càng ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên » buộc Seoul phải tăng cường khả năng phòng thủ.
Theo các chuyên gia quốc tế thì không thể nào phủ nhận lập luận của Hàn Quốc sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm đến lần thứ tư một quả bom hạt nhân vào ngày 16/01 và ba tuần sau lại phóng tên lửa đạn đạo ngụy trang dưới hình thức hỏa tiễn mang vệ tinh.
Ben Goodlad, chuyên gia quốc phòng của viện nghiên cứu IHS Aerospace, Defence and Security nhận định, Seoul có nhu cầu tự vệ phải cải tiến hệ thống vũ khí quốc phòng với hệ thống lá chắn THAAD.
Một công hai việc : Bắc Kinh cự Kim Jong Un , Tây phương kềm Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu chiến lược còn có một lý do khác thúc đẩy Mỹ ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc trang bị lá chắn THAAD mà từ trước đến giờ chỉ được đặt ở đảo Guam cách vùng duyên hải Trung Quốc đến 3000 km. Theo AFP, thông điệp của Mỹ là nhắm vào Trung Quốc.
Vì Trung Quốc là kẻ bảo trợ, là đồng minh của chế độ Bình Nhưỡng cho nên Washington và Seoul gây áp lực để Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn thay vì chỉ « tỏ ý quan ngại » rồi thôi .
Vấn đề là Trung Quốc cũng có lý do, cũng không muốn phản ứng mạnh vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất trong chế độ thân Tây phương. Do vậy, Hoa Kỳ không thể nào thuyết phục được Trung Quốc, trong thể chế chính trị hiện nay, chận đứng tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng xem là « lá chắn » bảo vệ triều đại họ Kim.
Theo nhận định của chuyên gia Joe Wit, do thất vọng vì thái độ của Trung Quốc, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc nảy sinh ý định đem hệ thống chống hỏa tiễn THAAD đến phía nam vĩ tuyến 38. Thông điệp này mang ý nghĩa cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc là quyền lợi an ninh của chính họ đang bị tác động vì thái độ thiếu hợp tác.
Trung Quốc lập tức phản ứng. Một mặt họ « lấy làm tiếc » vụ tên lửa của Kim Jong Un , mặt khác họ tuyên bố « rất bận tâm » vì hệ thống lá chắn của Mỹ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì việc bố trí THAAD tại Hàn Quốc chỉ làm « căng thẳng nghiêm trọng thêm » và « tác hại đến nỗ lực chống chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng ».
Trên thực tế, Bắc Kinh sợ THAAD sẽ là « tai mắt » của Mỹ, theo dõi nhất cử nhất động của hệ thống tên lửa chiến lược của Trung Quốc cho đến tận vùng Tây An ở tây bắc xa xôi.
Hiện nay, Hàn Quốc dựa trên hai lá chắn : hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot của Mỹ cung cấp và vũ khí phòng không do chính Hàn Quốc chế tạo chận đánh tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Song song với nỗ lực an ninh quốc phòng, tổng thống Park Geun Hye cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà thí dụ điển hình là, vào tháng 8/2015, bà đích thân sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm Thế chiến thứ hai kết thúc bất chấp khuyến cáo của Washington.
Qua hệ Trung Quốc - Hàn Quốc cải thiện, nhưng Bắc Kinh vẫn giữ lập trường bất di bất dịch trong hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm Hàn Quốc thất vọng.
Seoul buộc phải phát tín hiệu bất bình : Nếu Trung Quốc không « quản lý » được đồng minh của mình thì Mỹ-Hàn Quốc sẽ có cách.
Theo AFP, tình hình rõ ràng là nguy hiểm. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ không thống nhất một lập trường chung với Bắc Triều Tiên thì tình hình căng thẳng hiện nay sẽ xấu thêm.
Một đồng minh khác của Mỹ là Nhật Bản cũng đang tính chuyện trang bị THAAD. Hoa Kỳ sẽ bị áp lực của các đồng minh châu Á xin được bảo vệ. Thay vì ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ gây bất ổn toàn khu vực.
Tú Anh
Theo thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hàn Quốc Yoo Jeh Seung, mục đích chính của THAAD là « mối de dọa càng ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên » buộc Seoul phải tăng cường khả năng phòng thủ.
Theo các chuyên gia quốc tế thì không thể nào phủ nhận lập luận của Hàn Quốc sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm đến lần thứ tư một quả bom hạt nhân vào ngày 16/01 và ba tuần sau lại phóng tên lửa đạn đạo ngụy trang dưới hình thức hỏa tiễn mang vệ tinh.
Ben Goodlad, chuyên gia quốc phòng của viện nghiên cứu IHS Aerospace, Defence and Security nhận định, Seoul có nhu cầu tự vệ phải cải tiến hệ thống vũ khí quốc phòng với hệ thống lá chắn THAAD.
Một công hai việc : Bắc Kinh cự Kim Jong Un , Tây phương kềm Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu chiến lược còn có một lý do khác thúc đẩy Mỹ ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc trang bị lá chắn THAAD mà từ trước đến giờ chỉ được đặt ở đảo Guam cách vùng duyên hải Trung Quốc đến 3000 km. Theo AFP, thông điệp của Mỹ là nhắm vào Trung Quốc.
Vì Trung Quốc là kẻ bảo trợ, là đồng minh của chế độ Bình Nhưỡng cho nên Washington và Seoul gây áp lực để Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn thay vì chỉ « tỏ ý quan ngại » rồi thôi .
Vấn đề là Trung Quốc cũng có lý do, cũng không muốn phản ứng mạnh vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất trong chế độ thân Tây phương. Do vậy, Hoa Kỳ không thể nào thuyết phục được Trung Quốc, trong thể chế chính trị hiện nay, chận đứng tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng xem là « lá chắn » bảo vệ triều đại họ Kim.
Theo nhận định của chuyên gia Joe Wit, do thất vọng vì thái độ của Trung Quốc, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc nảy sinh ý định đem hệ thống chống hỏa tiễn THAAD đến phía nam vĩ tuyến 38. Thông điệp này mang ý nghĩa cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc là quyền lợi an ninh của chính họ đang bị tác động vì thái độ thiếu hợp tác.
Trung Quốc lập tức phản ứng. Một mặt họ « lấy làm tiếc » vụ tên lửa của Kim Jong Un , mặt khác họ tuyên bố « rất bận tâm » vì hệ thống lá chắn của Mỹ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì việc bố trí THAAD tại Hàn Quốc chỉ làm « căng thẳng nghiêm trọng thêm » và « tác hại đến nỗ lực chống chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng ».
Trên thực tế, Bắc Kinh sợ THAAD sẽ là « tai mắt » của Mỹ, theo dõi nhất cử nhất động của hệ thống tên lửa chiến lược của Trung Quốc cho đến tận vùng Tây An ở tây bắc xa xôi.
Hiện nay, Hàn Quốc dựa trên hai lá chắn : hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot của Mỹ cung cấp và vũ khí phòng không do chính Hàn Quốc chế tạo chận đánh tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Song song với nỗ lực an ninh quốc phòng, tổng thống Park Geun Hye cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà thí dụ điển hình là, vào tháng 8/2015, bà đích thân sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm Thế chiến thứ hai kết thúc bất chấp khuyến cáo của Washington.
Qua hệ Trung Quốc - Hàn Quốc cải thiện, nhưng Bắc Kinh vẫn giữ lập trường bất di bất dịch trong hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm Hàn Quốc thất vọng.
Seoul buộc phải phát tín hiệu bất bình : Nếu Trung Quốc không « quản lý » được đồng minh của mình thì Mỹ-Hàn Quốc sẽ có cách.
Theo AFP, tình hình rõ ràng là nguy hiểm. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ không thống nhất một lập trường chung với Bắc Triều Tiên thì tình hình căng thẳng hiện nay sẽ xấu thêm.
Một đồng minh khác của Mỹ là Nhật Bản cũng đang tính chuyện trang bị THAAD. Hoa Kỳ sẽ bị áp lực của các đồng minh châu Á xin được bảo vệ. Thay vì ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ gây bất ổn toàn khu vực.
Tú Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét