Ads 468x60px

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN TẠI HUẾ...!!!

Từ năm 1967 Hà Nội đã quyết định tổng tấn công VNCH vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân 1968. Trong số 44 tỉnh, thị tại miền nam bị đột kích, thì Saì Gòn và Huế là quan trọng hơn cả. Vì trại Lực lượng đặc biệt A-Shau rút đi, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngõ và VC đã lợi dụng dịp này để chuyển một số lớn bộ đội vào tấn công cố đô với sự dẫn đường chỉ lối của đám Việt Gian tại Huế. Trận chiến mở màn vào sáng mồng hai Tết nhằm ngày 31-1-1968, bằng hai cánh quân : Ðoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1,K2,K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BT/.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Ðại Nội. Ðoàn 5 gồm các tiểu đoàn K4A,K4B,K10 và K21 từ phía nam bên hửu ngạn sông Hương, hợp với Thành đội tấn công các cơ sở hành chánh phía nam. Ngoài ra còn có Ðoàn 9 gồm hai tiểu đoàn 416,418 hợp với một đơn vị mang tên Ðường 12 tấn công mặt tây.
Cũng nói thêm là VC đã lợi dụng những xáo trộn tại Huế trong các năm 1965,1966, xâm nhập hoạt động cũng như móc nối dụ dổ một số học sinh,sinh viện, quá mê thầy mà phản nước hại dân. Thật ra mặt trận quan trọng nhất của VC ở Huế là mặt trận chính trị, vì vậy Hà Nội bất chấp máu xương của cán binh và thường dân vô tội, ra lịnh cho đám tàn binh phải cố thủ trong Ðại Nội dù thực trạng bi thảm tuyệt vọng bởi các vòng vây của quân lực Hoa Kỳ và VNCH.
Phụ trách công tác tổng khởi nghĩa, để lập chính quyền cách mạng ở Huế là Hoàng kim Loan và Hoàng Lanh, đã vào nằm vùng từ lâu trong nhà một giám thị trường Quốc Học là Nguyễn Ðoá. Ngoài ra còn có Nguyễn trung Chính, Nguyễn hửu Vân (giáo sư trường Âm nhạc kịch nghệ), Phan Nam, Nguyễn Thiết. Ngày 14-2-1968 đài VC phát thanh tại Hà Nội cho biết đã lập xong chính quyền cách mạng tại Huế do Lê văn Hảo làm chủ tịch, còn Ðào thị xuân Yến và Hoàng phương Thảo làm phó. Ngoài ra còn có cái Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình được Hà Nội nặn ra ngày mồng ba Tết (1-2-1968) cũng do Lê văn Hảo, tiến sĩ giảng sư về nhân chủng học tại Ðại Học Huế và Sài Gòn làm chủ tịch liên minh.
Theo Hảo vì muốn trốn lính, nên 1953 qua Pháp du học nên bị tiêm nhiểm chủ nghĩa cọng sản của Trần văn Khê, Nguyễn khắc Viện. Vì vậy vào các năm 1965,1966 dù đang sống trong cảnh tột đỉnh giàu sang, chức trong, lại được trốn lính nhưng vẫn tán tận lương tâm, theo VC nằm vùng là Hoàng phủ ngọc Tường và Tôn thất Dương Tiềm vào MTGPMN và ra bưng cuối tháng 12/1967. Trong Liên Minh Ma này còn có Hoàng phủ ngọc Tường, Thích Ðôn Hậu, Nguyễn Ðoá, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân.. Tóm lại mặt trận được chỉ huy tổng quát bởi Lê Minh, trưởng ban an ninh khu ủy Trị Thiên, còn Tống hoàng Nguyên và Nguyễn đình Bảy Khiêm chỉ lo về phần thủ tiêu, giết người vô tội tại Huế. Theo Bảy Khiêm , chính Y đã giết rất nhiều sĩ quan và cán bộ, công chức VNCH bị kẹt tại Huế, cùng các giáo sư người Ðức dạy tại Ðại học Y Khoa, qua chỉ điểm của VC nằm vùng và sau này Lê Minh lẫn Bùi Tín đều xác nhận Việt Cộng đã tận tuyệt tàn sát vô nhân đạo đồng bào vô tội tại Huế vào Tết Mậu Thân 1968.
Ngay từ đầu nhờ lợi dụng dịp hưu chiến, nhiều đơn vị cho các quân nhân về nhà ăn Tết, nên VC đã chiếm được hầu hết các cơ sở hành chánh, khu Ðại Nội, chợ Ðông Ba, cửa Thượng Tứ, An Hòa, Chánh Tây.. ngoại trừ BTL/SD1BB tại đồn Mang Cá, cơ sở MACV,Tiêu khu Thừa Thiên, Ðài phát thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn do QLVNCH kiểm soát.
Mồng ba Tết (1-2-1968) một ngày sau đó, Chiến đoàn Dù với 2 tiểu đoàn 2,7 và chi đoàn 2/7 Thiết giáp từ phía bắc vào giải vây Huế. Hai đại đội TQLC Hoa Kỳ cùng 4 chiến xa M48 trong Chiến doàn X-Ray đóng tại Phú Bài cũng về Huế tăng cường phòng thủ MACV.. Chiều ngày mồng 4 Tết, TÐ 9 Dù được trực thăng vận vào chiến trường, từ đây cho tới ngày 12-2-1968 , cuộc chiến trở nên khốc liệt bạo tàn với sự tổn thất nhân mạng rất cao của cả hai phía.
Cùng ngày đó Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến VN gồm các tiểu đoàn 3,4,5 thay thế chiến đoàn Dù, tiếp tục giải tỏa áp lực VC tại sân bay Tây Lộc và Ðại Nội. Ngày 19/2 TQLC mở chiến dịch Sóng Thần 739/68. Ngày 22/2 hai tiểu đoàn 21 và 39 BDQ được tăng cường tại Huế và VC cũng bắt đầu tháo chạy. Ngày 25/2/1968 Biệt động quân chiếm lại Khu Gia Hội, chấm dứt chiến cuộc tại Huế với đổ nát, điêu tàn, nhà cửa, cầu cống, cây cối, đường xá, biến thành tử địa với xác người nằm la liệt đã sình thối. Tất cả chỉ còn là sự tàn nhẩn, thê lương, từ bàn tay đẳm máu của VC và bọn Việt gian mang đủ loại mặt nạ gây nên. Tóm lại không còn lời nào để đủ viết về Huế đang quằn quại trong lửa máu, giống như những nhịp cầu Tràng Tiền trên Hương Giang đớn đau gãy xập. Hởi ôi sắt thép, gổ đá còn biết rơi nước mắt với Huế thê lương, trong khi đó lại có không ít người thản nhiên đứng vổ tay cười.
Những hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế , làm nhớ tới Nga Sô tàn sát hơn 5000 hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cọng sản, dù chúng là ai chăng nửa, tất cả đều giống nhau vì cùng chung một tổ,một lò.Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sỡ dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng , do VC được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà,lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn, đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu theo KGB và Maoit .
Trong số các hung thần can dự tới bửa tiệc máu tại Huế, dư luận trước sau vẫn nhắm vào Lê văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân. Năm 1966 khi còn là một sinh viên, Nguyễn đắc Xuân từng tổ chức đoàn “Phật Tử Quyết Tử” quậy nát Huế, sau đó trốn theo VC và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội “Công tác thanh niên” và khuyến dụ các quân nhân VNCH bị kẹt, để lập cái gọi là đoàn nghĩa binh.. Trái với dự đoán của cộng sản, dân chúng Huế không hưởng ứng tổng khởi nghĩa,trái lại bỏ trốn sang các khu vực có QLVNCH như Mang Cá,Trường Kiểu Mẫu, Tiểu Khu Thừa Thiên, Bến Tàu,Phú Bài.. Bắt đầu ngày mồng ba Tết, QLVNCH và Hoa Kỳ phản công, ngày 7-2-1968 VC giựt xập cầu Trường Tiền. Ngày 15-2 Quân Ủy cọng sản tại Hà Nội ban lệnh cho VC tử thủ tại Huế, nhưng tình hình càng lúc càng bi đát cho VC nên Lê Minh muốn rút quân. Ngày 23-2 VC bị đẩy ra khỏi Huế, lá cờ VNCH lại tung bay trên kỳ đài ở Phú văn Lâu.
Nói chung cọng sản tàn sát đồng bào Huế nhiều nhất là tại khu dân cư Gia Hội vì vùng này bị VC chiếm lâu nhất từ ngày mùng 2 Tềt đến 22-2-1968 mới được Biệt Ðộng Quân giải tỏa, bởi vậy giặc và Việt gian mới có cơ hội giết nhiều đồng bào vô tội. Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn sát tại Huế là bao nhiêu nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một số hầm chôn tập thể sau khi giặc bị đánh duổi khỏi thành phố, tại các địa điểm Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bải Dâu,Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự Ðức, Ðồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Ðông Ba, Trường An Ninh Hạ,Trường Vân Chí, Chợ Thông,Chùa Từ Quang,Lăng Gia Long, Ðồng Di,Vịnh Thái,Phù Lương , Phú Xuân,Thượng Hòa,Thủy Thanh,Vĩnh Hưng và Khe Ðá Mài.. tổng cộng đếm được 2326 xác.
Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay Hà Nội vẫn tránh né, còn Võ nguyên Giáp thì đểu giả hơn khi bị các ký giả ngoại quốc phỏng vấn sau Tết Mậu Thân, đã trả lời là Bắc Việt không hề biết vì đó là chuyện của MTGPMN và VNCH. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thì động cơ cọng sản tàn sát dân chúng tại Huế, ngoài một lý do nhỏ là sự trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân và cá nhân, thì tàn sát theo kế hoạch phá huỷ và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH, điều này đã được ghi lại trong một tài liệu cuả cán bộ VC , bị SD1 Không kỵ Hoa Kỳ bát được tại tỉnh Thừa Thiên ngày 12-6-1968 .Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng tòng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo cho tới ngày VC cưởng chiếm dược miền Nam mới chấm dứt vì VC độc tài đảng trị, cấm biểu tình xuống đường, nên bốn bên bốn phía bình đẳng chịu sống chung hòa bình. Từ đó mới không thấy tự thiêu, tuyệt thức và ra báo chống đối, bêu xấu, hạ nhục chính quyền như cơm bửa thời VNCH. Tàn sát dân chúng để gây tiếng vang với thế giới.
Ðem các biến cố năm1885 tại Huế và 1946 ở Hà Nội để so sánh với Mậu Thân 1968 tại Huế, bổng thấy lạnh mình về những lời chạy tội của Ðại Tá VC Bùi Tín, khi trả lời về cuộc tàn sát của VC đối với thường dân tại Huế năm 1968. Theo nhận xét của Nguyễn đức Phương trong " Chiến Tranh toàn tập " thi Bùi Tín không biết gì về qui ước Geneve dành cho tù binh chiến tranh, hoặc biết nhưng giả bộ ngây thơ không biết để có lý do bào chửa sự tàn ác dã mang của cán binh VC và biết thêm về quan niệm của Hà Nội, luôn qui chụp tất cả những ai chống đối họ, đều bị gán là tù binh với kết quả như Bùi Tín nói là phải được chết để giữ gìn bí mật quốc phòng.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, thì những hành động dã man của Việt Cộng, tại Thành Nội và Gia Hội,do cái gọi là Toà Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Hòa Bình, là Lê văn Hảo,Thích Ðôn Hậu, bà Nguyễn Ðình Chi.. nhưng chủ chốt và dã man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng phủ ngọc Tường (giáo sư), Hoàng phủ ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên).. dẫn an ninh VC như Tống hoàng Nhân, Bảy Khiêm.. đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán,chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế.
Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt tìm đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của mình. Năm 1988,trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newswwek ở Hoa Kỳ, Ðại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lý do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được .
Còn thủ phạm chính Hoàng phủ ngọc Tường thì đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ý là miền nam mất vì cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997 Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, vì lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Còn nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng phủ Ngọc Phan.. mà người Huế tưởng lầm ? Lê văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng phủ Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân vì lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ.. nên người Huế ai cũng nhận được, vì vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời.
Ngày nay ai cũng biết Tết Mậu Thân VC thua lớn và Tổng thống Hoa Kỳ là Johnson phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã cố tình tạo nên một lỗi lầm nghiêm trọng về đạo đức, gây tử vong cho nhiều người có thể tránh khỏi nếu được báo trước sự thật.
Tóm lại dù Hà Nội đã chuẩn bị kế hoạch cưởng chiếm VNCH thật chu đáo, cũng như đã tin tưởng tuyệt đối vào đám Việt gian Miền Nam nhưng cuộc tổng tấn công đã hoàn toàn thất bại về quân sự. Chúng cũng thua VNCH về phương diện đạo đức và chính nghĩa, khi đã tàn nhẩn bất lương xô đẩy hàng trăm ngàn người vào cỏi chết, kể cả bắt các thiếu niên đi lính đở đạn "sanh bắc tử nam". Hồ, Duẩn lẫn Giáp đã phỉnh gạt cán binh chết lót đường cho chúng khi nói láo rằng "Miền Nam đã được giải phóng, nên miền Bắc chỉ vào tiếp thu mà thôi".
SamBo SamBo 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét