Nhà giáo Trần Hữu Tá |
Nguyễn Phúc
Hy vọng rằng ở bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ tới không có các tên gọi giáo sư, phó giáo sư đi trước các tên của quan chức, và của cả Bộ Chính trị.
Luật sư Trần Hồng Phong chia sẻ về ý kiến trên của nhà giáo Trần Hữu Tá
(ảnh): “Ủng hộ quan điểm của nhà giáo Trần Hữu Tá. Theo tôi, giáo sư mà
làm gì khi tư duy thì cổ hũ, lú lẫn, kiến thức lạc hậu, chỉ nhằm "phục
vụ" cho tham vọng chức quyền.
Giáo sư mà chẳng làm "sư", chỉ làm quan, lại còn tham nhũng, vô cảm, chỉ biết vun vén tiền bạc... thì dân khinh chứ đâu có nể trọng gì. Nếu anh giỏi, thì hãy có những công trình nghiên cứu, phát minh sáng tạo... góp phần làm đất nước phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội”.
Ý kiến nói trên của nhà giáo Trần Hữu Tá nằm trong câu trả lời báo chí, khi ông được hỏi có suy nghĩ gì về quyết định tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
Nhà giáo Trần Hữu Tá, nói: “Việc bổ nhiệm giáo sư nội bộ nhà trường là chuyện cũ người mới ta. Ở phương Tây, việc này được thực hiện từ lâu. Nếu để ý trên namecard các trí thức nước ngoài liên hệ với ta sẽ thấy họ giới thiệu là giáo sư của trường nào. Căn cứ vào tên trường để biết người đó giá trị đến đâu. Phương Tây làm như vậy vì có lý lẽ riêng. Khi giảng dạy người đó là GS, PGS, hết giảng dạy họ còn lại học vị tiến sĩ, thạc sĩ. Tên gọi giáo sư chỉ mang tính thời vụ.
Ở Việt Nam chưa có tiền lệ nên vấn đề trở nên quá mới và thành dư luận phân cực. Chức danh GS,PGS được nhà nước phong hẳn hoi. Nhiều người không làm công tác giảng dạy vẫn là giáo sư, phó giáo sư nên có chuyện giáo sư bộ trưởng, giáo sư thứ trưởng, giáo sư vụ trưởng… rất buồn cười!
Chuyện ĐH Tôn Đức Thắng làm có cơ sở, suy nghĩ và thực hiện. Đây là một trong những nội dung của quyền tự chủ đại học. Tất nhiên, việc tự chủ phải đứng dưới dự giám sát của nhà nước. Nhưng trường phải tính toán, cân nhắc đã đủ điều kiện để tự bổ nhiệm chưa. Việc quan trọng nhất, hội đồng giáo sư trường mạnh hay yếu, có bao nhiêu người thực sự có trình độ cao, có học vị, học hàm đàng hoàng.
Nếu trường có đủ điều kiện nên để cho họ làm. Nếu chưa đủ điều kiện nên khuyên họ xây dựng đội ngũ vững vàng, chờ thời gian, không nóng vội. Đây là chuyện không nên cấm”.
Nguyễn Phúc
Giáo sư mà chẳng làm "sư", chỉ làm quan, lại còn tham nhũng, vô cảm, chỉ biết vun vén tiền bạc... thì dân khinh chứ đâu có nể trọng gì. Nếu anh giỏi, thì hãy có những công trình nghiên cứu, phát minh sáng tạo... góp phần làm đất nước phát triển, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội”.
Ý kiến nói trên của nhà giáo Trần Hữu Tá nằm trong câu trả lời báo chí, khi ông được hỏi có suy nghĩ gì về quyết định tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư của Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
Nhà giáo Trần Hữu Tá, nói: “Việc bổ nhiệm giáo sư nội bộ nhà trường là chuyện cũ người mới ta. Ở phương Tây, việc này được thực hiện từ lâu. Nếu để ý trên namecard các trí thức nước ngoài liên hệ với ta sẽ thấy họ giới thiệu là giáo sư của trường nào. Căn cứ vào tên trường để biết người đó giá trị đến đâu. Phương Tây làm như vậy vì có lý lẽ riêng. Khi giảng dạy người đó là GS, PGS, hết giảng dạy họ còn lại học vị tiến sĩ, thạc sĩ. Tên gọi giáo sư chỉ mang tính thời vụ.
Ở Việt Nam chưa có tiền lệ nên vấn đề trở nên quá mới và thành dư luận phân cực. Chức danh GS,PGS được nhà nước phong hẳn hoi. Nhiều người không làm công tác giảng dạy vẫn là giáo sư, phó giáo sư nên có chuyện giáo sư bộ trưởng, giáo sư thứ trưởng, giáo sư vụ trưởng… rất buồn cười!
Chuyện ĐH Tôn Đức Thắng làm có cơ sở, suy nghĩ và thực hiện. Đây là một trong những nội dung của quyền tự chủ đại học. Tất nhiên, việc tự chủ phải đứng dưới dự giám sát của nhà nước. Nhưng trường phải tính toán, cân nhắc đã đủ điều kiện để tự bổ nhiệm chưa. Việc quan trọng nhất, hội đồng giáo sư trường mạnh hay yếu, có bao nhiêu người thực sự có trình độ cao, có học vị, học hàm đàng hoàng.
Nếu trường có đủ điều kiện nên để cho họ làm. Nếu chưa đủ điều kiện nên khuyên họ xây dựng đội ngũ vững vàng, chờ thời gian, không nóng vội. Đây là chuyện không nên cấm”.
Nguyễn Phúc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét