Con mương “chết” Thụy Khuê luôn đầy rác bốc mùi hôi thối quanh năm. (Hình: báo Lao Ðộng) |
Con
mương “chết” Thụy Khuê, quận Tây Hồ, luôn ùn ứ rác thải, bốc mùi hôi
thối, ai đi qua đây cũng phải nín thở. Mặc cho sự ô nhiễm, hàng trăm hộ
dân vẫn phải sống trong nhiều năm qua.
Theo tin báo Lao Ðộng, ngày 17 tháng 3, 2016, con mương “chết” Thụy
Khuê, một nhánh sông Tô Lịch cũ nay đã trở thành đường cống thoát nước
chính của hai quận Ba Ðình và Tây Hồ. Hai bên bờ mương, có gần 1,000 hộ
dân sinh sống với đầy đủ quán ăn, chợ, trường học, cơ sở chế biến thực
phẩm...
Với chiều dài gần 3
cây số, chạy dài từ dốc La Pho đến chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô
Lịch, nhiều năm nay rác thải luôn phủ kín mặt nước mương. Nước dưới
mương đen kịt, rác thải trôi nổi kín mặt nước.
Mặc dù bị ô nhiễm nặng, nhất là đoạn từ dốc La Pho đến chợ Tam Ða,
nhưng hai bên bờ người dân bán đủ loại thức ăn phục vụ cho khu dân cư.
Sự mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường trên đoạn mương này chính là mầm mống
của bệnh tật, đe dọa sức khỏe của cả ngàn người sinh sống, kiếm ăn và
qua lại nơi này.
Nhiều người dân ở phường Thụy Khuê cho biết, khi có mưa to, nước bẩn dâng lên tràn cả vào nhà. Ngay đến nhà văn hóa của phường cũng phải kê đồ đạc lên cao để phòng nước thối tràn vào.
Bà Nguyễn Thị Tâm, ở tổ dân phố số 11, phường Thụy Khuê ta thán: “Chúng tôi ở đây mấy chục năm nay rồi, hàng ngày luôn phải ngửi mùi hôi thối từ mương bốc lên. Ruồi muỗi bay vào kín cả nhà. Càng ngày mức ô nhiễm càng nặng, nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng đóng kín cửa.”
Tin cho biết, nguyên nhân khiến con mương bị ô nhiễm là do chính sự thiếu ý thức của người dân. Nhiều gia đình không xây nhà tắm nên mọi chất thải chưa được xử lý đều đưa trực tiếp xuống lòng mương, gây tắc cống. Chưa hết, nhiều hộ dân còn đổ bê tông lấn chiếm diện tích bề mặt của con mương để kinh doanh, khiến nước bị dồn ứ và dâng lên mỗi khi có mưa to.
Song, theo một viên chức của phường Thụy Khuê cho biết, nguyên nhân chính là do dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” được khởi công từ cuối năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ.”
Hơn 10 năm qua người dân vẫn trông ngóng, chờ đợi không dám bỏ tiền của để sửa sang nhà cửa, cải thiện cuộc sống. Hàng ngày, cả trăm em học sinh vẫn miệt mài tới lớp, nô đùa bên dòng mương đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Nhiều người dân ở phường Thụy Khuê cho biết, khi có mưa to, nước bẩn dâng lên tràn cả vào nhà. Ngay đến nhà văn hóa của phường cũng phải kê đồ đạc lên cao để phòng nước thối tràn vào.
Bà Nguyễn Thị Tâm, ở tổ dân phố số 11, phường Thụy Khuê ta thán: “Chúng tôi ở đây mấy chục năm nay rồi, hàng ngày luôn phải ngửi mùi hôi thối từ mương bốc lên. Ruồi muỗi bay vào kín cả nhà. Càng ngày mức ô nhiễm càng nặng, nhà tôi lúc nào cũng trong tình trạng đóng kín cửa.”
Tin cho biết, nguyên nhân khiến con mương bị ô nhiễm là do chính sự thiếu ý thức của người dân. Nhiều gia đình không xây nhà tắm nên mọi chất thải chưa được xử lý đều đưa trực tiếp xuống lòng mương, gây tắc cống. Chưa hết, nhiều hộ dân còn đổ bê tông lấn chiếm diện tích bề mặt của con mương để kinh doanh, khiến nước bị dồn ứ và dâng lên mỗi khi có mưa to.
Song, theo một viên chức của phường Thụy Khuê cho biết, nguyên nhân chính là do dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” được khởi công từ cuối năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ.”
Hơn 10 năm qua người dân vẫn trông ngóng, chờ đợi không dám bỏ tiền của để sửa sang nhà cửa, cải thiện cuộc sống. Hàng ngày, cả trăm em học sinh vẫn miệt mài tới lớp, nô đùa bên dòng mương đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Tr.N-Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét