Ads 468x60px

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Tang thương đến từ các đập thủy điện

Đồng ruộng thiếu nước đang bị hoang mạc hóa. Ảnh: Người Lao Động
Những cánh đồng nứt nẻ, bỏ hoang. Hàng ngàn hecta cây cà phê khô trơ trụi. Đó là những gì có thể nhìn thấy khi đến Cao nguyên Trung phần vào thời điểm này. Thiên tai là điều không thể phủ nhận, nhưng việc chính quyền cho phép xây dựng hàng loạt đập thủy điện đã khiến cho người dân trên vùng đất cao nguyên trù phú lâm vào cảnh dở sống, dở chết.
Trên tờ Tiền Phong ra ngày 12/4 cho biết, theo các nhà nghiên cứu khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì năm 2010, cả vùng cao nguyên chỉ dùng hết 14% lượng nước tự nhiên. Vậy đến nay, lượng nước còn lại đi đâu? Câu trả lời chắc chắn là nằm ở các đập thủy điện đang hiện diện ở vùng đất này. Sự ích kỷ của chủ thủy điện, lại được sự bắt tay của các nhà quản lý đã làm cho người dân cao nguyên khốn đốn. Phần lợi thuộc về bọn tư bản đỏ lắm tiền.
Báo Tiền Phong trích dẫn một phần trong đề tài nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Lập Dân cho biết:
"Lượng mưa bình quân 1847,2mm/năm, Tây Nguyên nhận khoảng 100,57 tỷ m3 nước mưa mỗi năm, sinh ra lượng dòng chảy 47,9 tỷ m3 trên hệ thống sông suối, ao, hồ. Cộng với nguồn nước ngầm, Tây Nguyên có khoảng 55 tỷ m3 nước mỗi năm. Nhu cầu sử dụng ở Tây nguyên năm 2010 khoảng 6,67 tỷ m3. Như thế, nhu cầu này mới chiếm 14% lượng nước có được hàng năm của Tây Nguyên. Tức là khoảng hơn 80% nguồn nước tự nhiên của Tây Nguyên chưa được sử dụng".
Với nghiên cứu trên cho thấy, vùng Cao nguyên Trung phần không hề thiếu nước. Vấn đề là do các cơ quan quản lý đã không tìm ra giải pháp hữu hiệu để phân bố lượng nước cho phù hợp. Các đập thủy điện ban đầu được xây dựng là nhằm lưu trữ, phân bố nước cho nông nghiệp. Đến khi xây dựng xong rồi lại vì lợi ích riêng, xảy ra mâu thuẩn giữa thủy điện với nông nghiệp. Các đập thủy điện lớn, nhỏ ở cao nguyên không chịu xả nước khi người dân cần.
Trong một bản phúc trình gửi lên cơ quan có trách nhiệm cho biết, chỉ riêng tỉnh Gia La đã có đến hơn 400 đập thủy điện lớn nhỏ. Với con số kinh hoàng như vậy, phần nào ta hiểu được vì sao Gia Lai lại là tỉnh có tỷ lệ thiệt hại mùa màng do hạn hán cao nhất trong các tỉnh cao nguyên. 
Với con số đập thủy điện kin hoàng như vậy, nhưng mới đây lại thêm một công ty gửi lên chính quyền Gia Lai cho xây dựng thêm 2 đập thủy điện nữa, và chính quyền đã đồng ý để cho công ty đi khảo sát.
Có một điểm đặc biệt quan trọng trong những dự án thủy điện ở Cao nguyên Trung phần là các chủ đầu tư đập thủy điện thường muốn xây dựng đập ở những khu rừng già, rừng nguyên sinh, rừng quốc gia nơi có nhiều cây gỗ quý chưa được khai thác. Ngoài việc xây đập thủy điện, họ còn muốn khai thác gỗ quý trên rừng.
Trường hợp này cũng gặp phải ở tỉnh Đắk Lắk. Mới đây, tỉnh này đã cấp phép cho một công ty phá hơn 53ha rừng khộp ở vườn Quốc gia Yok Đôn để xây dựng đập thủy điện. Ngoài việc lo lắng bị phá vỡ hệ sinh thái, các nhà khoa học và người dân lại phải đau đầu về hạn hán cho những năm tiếp theo.
Người dân bất lực trước cảnh rẫy cà phê thiếu nước chết dần. Ảnh: Người Lao Động
Tình trạng cấp phép cho xây dựng đập thủy điện lan tràn ở cao nguyên và miền Trung đã đến hồi báo động. Vậy nhưng, hàng loạt dự án vẫn đều đặn gửi đến các cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Chỉ cần vài tỷ hoặc vài chục tỷ đút túi cho lãnh đạo cấp cao, những dự án này sẽ được phê duyệt. Chưa nơi đâu mà các đập thủy điện lại được cấp phép xây dựng dễ dàng như ở vùng này. Cho dù miền Trung và cao nguyên trong những năm qua gặp phải những đợt hạn hán khốc liệt. Đi trên những con sông lớn ở miền Trung, cao nguyên mùa này dễ dàng bắt gặp những con sông chỉ còn trơ cạn đáy. 
Trên báo Người Lao Động cho hay, hiện nay cả nước có đến hơn 200 dự án thủy điện đang được cho xây dựng. Trong đó, chỉ riêng 4 tỉnh miền Trung và 2 tỉnh trên cao nguyên là có đến 150 dự án đã được phê duyệt. Còn tỉnh Quảng Nam là 42 dự án. Những con số nói trên khiến cho những người lạc quan nhất cũng phải sửng sốt bàng hoàng.
Với việc vô trách nhiệm trước đời sống, tính mạng của người dân nhưng chính quyền vẫn ngó lơ. Cái cách quản lý của chính quyền CSVN là tranh thủ vơ vét theo kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Hàng ngàn hecta ruộng lúa, cà phê, hoa màu từ cao nguyên xuống miền Trung đều phải bỏ hoang, những đôi mắt buồn rười rượu,  những đứa trẻ đói ăn, những ngôi làng bỏ hoang phải đi nơi khác sinh sống là điều thường gặp. Mối lợi chỉ mang lại cho một nhóm người, trong khi hàng trăm ngàn, hàng triệu người đang phải hứng chịu những tang thương do các con đập thủy điện mang lại. Vậy nhưng chính quyền vẫn vô cảm nhưng nó vẫn tồn tại cả mấy chục năm nay.
Biết đến bao giờ dân ta mới thôi hết khổ!?
Người Quan Sát

0 nhận xét:

Đăng nhận xét