Ads 468x60px

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Việt Nam-Formosa: Cá hay Thép?

Biểu tình tại Hà Nội phản đối công ty Formosa
gây ô nhiễm, ngày 01/05/2016
Báo công giáo La Croix hôm 07/06/2016, có một bài viết về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung nước này. Tác giả Dominique Lang lấy lại câu hỏi của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), một lãnh đạo của tập đoàn Formosa đã bị triệu hồi về nước đặt đầu đề bài viết : « Cá hay là Thép ? ».
Thứ nhất, hình ảnh đăng trên mạng xã hội Việt Nam đã thật sự gây sốc : hàng trăm nghìn con cá chết nổi trắng mặt nước trên các bờ biển dài 200 km. Đó là chưa kể đến hàng tấn nghêu và hải sản trong các trại nuôi, không thể nào bán được.
Đây quả là một trong những thảm họa môi trường tệ hại nhất tại Việt Nam, từ hôm 06/4/2016. Một tình trạng ô nhiễm này đã gây sốc đến nổi nhiều cuộc biểu tình bất ngờ đã diễn ra. Một sự kiện hiếm thấy tại đất nước cộng sản này trong những ngày qua. Và người dân Việt Nam cũng đang nổi dóa khi thấy cuộc điều tra về nguyên nhân cá chết cho đến giờ vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo tác giả, chừng nào chưa có một kết luận chính thức thì nhiều thông tin trái ngược nhau vẫn tiếp tục loan truyền: nào là tảo độc đang sinh sôi nảy nở, các chất như phốt-phát, amoniac, crom hay nhiều hóa chất độc hại khác có hàm lượng cao trong nước.
Và đương nhiên là mọi cặp mắt đều đổ dồn về Formosa, doanh nghiệp sản xuất thép của Đài Loan. Đây là một dự án đầu tư lớn, có tổng số vốn lên đến 10 tỷ đô la. Nhiều ngư dân cho biết, hai ngày trước khi xảy ra thảm họa, đã nhìn thấy một lượng lớn chất lỏng mầu đỏ được thải ra biển. Doanh nghiệp này đã làm một đường ống dài 1,5 km dẫn nước thải ra biển.
Một loạt câu hỏi được đặt ra : Liệu đường ống dẫn này có hợp pháp hay không ? Việc xử lý nước thải theo quy định bắt buộc có được tuân thủ hay không ? Thế nhưng, sau gần hai tháng, các thông tin đưa ra vẫn không đầy đủ.
Trong khi chờ đợi, một lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp đã có những phản ứng không mấy thích đáng. Ông Chu Xuân Phàm đã không ngần ngại khẳng định : « Quý vị không thể nào có tất cả. Quý vị phải chọn : cá hay là thép. Nếu quý vị muốn cả hai, tôi nói cho quý vị biết đó là điều không thể. Cho dù quý vị có là thủ tướng đi chăng nữa ».
Hàng triệu cư dân mạng đã chọn câu trả lời dưới hình thức từ khóa « #toichonca ». Theo gải thích của một nhà nghiên cứu hải dương học, ông Nguyễn Tắc An được La Croix trích dẫn : « Các nhà khoa học trong nước đã biết rõ hàm lượng các chất độc hại được thải ra, từ những hình ảnh vệ tinh thu được từ ngày 6-20/4. Chúng tôi có thể dự đoán được tiến triển của thảm họa và các hệ quả về môi trường. Nhưng chính các lãnh đạo phải xem xem họ có nên phát tán các thông tin này hay không ».
Thế nhưng theo tác giả, chưa có gì chắc chắn tại một đất nước mà phát triển kinh tế là ưu tiên : chỉ riêng ngành xuất khẩu thép không thôi cũng đã mang về cho Việt Nam 5 tỷ đô la trong năm 2012. Nhưng La Croix lưu ý là con số đó vẫn còn ít hơn mức 6 tỷ đô la thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cá và hải sản.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét