Thiện Tùng
Đối với Đảng CS theo chủ thuyết Mác Lê Mao luôn coi
trọng và thậm chí đặt lên hàng đầu về công tác chính trị, tư tưởng. Thực
hiện một chủ thuyết tất nhiên phải có bài bản, có chủ điểm, chủ đích.
Muốn áp đặt Chuyên chính Vô sản, Đảng CSVN chủ trương tiến hành đồng
thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỷ thuật, tư tưởng và văn hóa. Để làm được việc ấy, lúc sinh thời, cụ Hồ luôn nhắc nhở thuộc hạ: “muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”. Thế rồi, cụ ấn định chuẩn chất con người mới XHCN: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vậy
là cuộc Cách mạng Vô sản long trời lở đất, gần như phủ định tất cả
những gì vốn có trong quá khứ. Bài viết nầy, Tùng tôi chỉ xoáy sâu vào
cuộc cách mạng Tư tưởng Văn hóa mà Đảng CSVN đã và đang tiến hành nhầm
tham kiến với quí đọc giả.
Ghê gớm thật, những nước không theo chủ thuyết Cộng
sản, về quản lý con người, họ chỉ quản nơi ăn chốn ở, việc làm của người
dân, còn những nước theo chủ thuyết Cộng sản còn quản lý thêm tư tưởng
của người dân. Tư tưởng không phải là vật thể (trừu tượng), quản lý nó
như quản lý “hồn ma” – Nếu ép quá, người ta “dạ trước mặt, đấm c… sau
lưng” cũng khó mà biết.
Công tác Tư tưởng Văn hóa là thực hiện một trong ba
cuộc cách mạng vừa nói trên. Nói đến công tác Tư tưởng Văn hóa thì phải
nói đến Ban Tuyên huấn của Đảng, tư lịnh các binh chủng “tai, mắt, mũi,
họng”. Để sát hợp với “tầm phủ sóng” của mình, Tuyên huấn bao lần thay
đổi tên gọi, nhưng không thay đổi chức trách.
Ban Tuyên huấn gồm Tuyên truyền và Huấn học. Tuyên truyền
hoạt động bề nổi, đối tượng là quần chúng, dùng cả hệ thống thông tin
& truyền thông đại chúng (4T) làm phương tiện giáo dục quần chúng. Huấn học
hoạt động chiều sâu, đối tượng là Đảng viên CS, phương tiện là trường
lớp như học viện chính trị ở Trung ương, trường chính trị ở địa phương.
Làm công tác tuyên truyền phải bám chắc 4 tính: Tính Đảng (không được thiếu), cái gì có lợi cho Đảng thì nói, không lợi cho Đảng phớt lờ, giấu; Tính quần chúng, dùng ngôn từ thích hợp với từng đối tượng quần chúng; Tính kịp thời (thời sự), phải phản ứng nhạy bén, kịp thời để hướng dẫn dư luận; Tính linh hoạt, lấy bất biến ứng vạn biến, phải biết xào nấu, tráo trở, linh hoạt.
Trong chiến tranh, công tác Tuyên truyền được xem là nửa (1/2) cuộc kháng chiến. Giờ đây có lẽ vẫn như vậy hoặc hơn như vậy.
Ban Tuyên Văn Giáo gồm Tuyên huấn, Văn hóa văn nghệ, Giáo dục. Tuyên huấn như đã nói. Văn hóa Văn nghệ phải mang tính Đảng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. Giáo dục phải nhuộm đỏ dần thế hệ trẻ, hình thành những tổ chức Đội, Đoàn, đây là lực lượng trù bị kế thừa về sau.
Ban Tuyên Giáo : Tách
Văn hóa nhập với Thông tin; tách Văn nghệ (Văn học Nghệ thuật) ra riêng
hình thành Hội Nhà văn. Dầu cho ra riêng nhưng Văn hóa, Văn nghệ vẫn
phải chịu sự giám sát của Ban Tuyên huấn Đảng.
Tất cả những tổ chức thuộc diện “tai, mắt, mũi, họng”
được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở, do Ban Tuyên huấn
Đảng đứng sau rèm giựt dây. Tuyên huấn Đảng thật sự trở thành tổng tư
lịnh các binh chủng “tai, mắt, mũi, họng”, nó thay mặt Đảng, chuyên lo
phần hồn cho cả cộng đồng dân tộc, lấy tính Đảng làm kim chỉ Nam cho mọi hành động.
Đảng cũng chỉ bao gồm những người phàm xác thịt, ỉa
cũng thúi quắc, mà cứ tưởng mình là thần thánh, muốn đội đá vá trời, bất
chấp quy luật tự nhiên và xã hội. Vừa cầm quyền, Đảng CSVN chủ trương
tiến hành đồng thời ngay 3 cuộc cách mạng long trời lở đất. Cách mạng
quan hệ sản xuất: cải tạo XHCN làm cho nền kinh tế nát bét. Cách mạng
khoa học kỹ thuật: sau hơn nửa thế kỷ quanh đi quẩn lại cũng chỉ
lấp ráp và lấp ráp, còn “lên dầu sống” năm 2020 hoàn thành Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa. Cách mạng Tư tưởng Văn hóa: từ trong nội bộ Đảng ra
quần chúng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, thậm chí thù hằn nhau,
không tin nhau, nói dối để lừa đảo chính trị; không đạt được chuẩn nào
trong “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà trước lúc ra đi cụ Hồ trối lại.
Khi giành được chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Chúng ta là nhà nước XHCN, chúng ta không cần pháp luật, chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”.
Thế là những người cộng sản vô thần không sợ “quả
báo”, sống ngoài vòng pháp luật, có sai trái đóng cửa “phê tự phê”, “xử
lý nội bộ” với nhau. Vì vậy, Đảng cầm quyền xem đất nước, dân tộc Việt
Nam nầy là của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Đảng là kho tàng vô tận,
bằng mọi cách chui cho kỳ được vào để thụ hưởng bỗng lôc. Vào Đảng như
vào dân Tây, có cạc xanh cạc đỏ, chẳng sợ gì ai, sung sướng như thần
tiên:
Bằng có người chạy lo
Chức to có người bầu
Đi đâu có xe chở
Làm dở có người khen
Đê hèn có người giấu
Ăn nhậu có người bao
Ốm đau có người bóp
Hội họp có người nghi
Hụt chi có người bù
Tội tù có người chạy v.v..
Cho đến giờ nầy, sai lầm, sai phạm trong Đảng không
sao kể xiết. Dường như Đảng CSVN hết khả năng sửa sai, chỉ còn tìm cách
né tránh sự thật, quanh co chối tội. Nói dối toàn phần không được thì
nói dối từng phần – chung quy vẫn là nói dối. Đã là nói dối, giấu đầu
cũng lòi đuôi khiến cho công chúng ngày thêm mất lòng tin đối với chế
độ.
Trước thảm trạng, không còn cách nào khác, Ban Tuyên
giáo Đảng ra lịnh cho hệ thống thông tin & truyền thông đại chúng,
lận theo tính Đảng bên người, vào cuộc cứu giá. Nói thật thì dễ – có chi
nói nấy, đàng nầy xúm nhau nói dối, mỗi người mỗi kiểu, tránh sao khỏi
trống đánh xuôi kèn thổi ngược, sáng đăng lên chiều gở xuống, loạn thông
tin. Dân chúng vốn đói nghèo, giờ đây thêm khát sự thật!
Tùng tôi dám quả quyết: không phải tất cả những người
đang hoạt động trong lĩnh vực “tai mắt mũi họng” không biết đâu là sự
thật (chân lý), chính bị tính Đảng, nó như vòng kim cô siết chặt
vào đầu, khiến họ không dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật. Bằng
chứng là khi rời chức vụ, gở được vòng kim cô ra khỏi đầu, một số người
trong họ nói thật nghe thấy thương, như trường hợp phó Ban Tuyên Giáo
Vũ Ngọc Hoàng chẳng hạn.
Lại thêm nỗi khổ: Không nói nội dung, phần lớn các em
phát thanh viên trên đài truyền hình trung ương và các phóng viên
thường trú ở các nước, dường như được đào tạo từ một lò, ngoài mặc không
nghiêm chỉnh, nói năng giục chạc, vào ra như thét, đoạn giữa ém từ,
chẳng những không truyền cảm, còn gây khó hiểu, khó chịu đối với người
nghe (thử xem + nghe khắc biết). Bực mình, công chúng thắc mắc: tại sao
trong chiến tranh, phát thanh viên đài phát thanh Hà Nội nói rõ ràng, êm
như ru, truyền cảm mãnh liệt, còn bây giờ…?! Tại sao phát thanh viên
Việt Nam ta không học cách mặc nghiêm chỉnh, phát âm rõ ràng, truyền cảm
sâu sắc…của những phát thanh viên đài RFA? – Đài Á Châu Tự Do ở Hoa Kỳ.
Nói dối, lừa đảo đồng nghĩa với tội ác. Đầu độc vật chất, đầu độc tinh thần, nói dối, nói giục chạc, hách dịch,… đến thế là cùng. Liệu người dân chịu nổi thảm cảnh nầy được bao lâu nữa?!
Thiện Tùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét