Hạ Trắng
Báo lề đảng hôm 6/10 đưa tin tỉnh Thừa Thiên Huế lại mọc lên một nhà nọ làm quan ở huyện A Lưới, nối tiếp câu chuyện cả họ làm quan các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Quảng Bình, Hà Nội…
Báo lề đảng hôm 6/10 đưa tin tỉnh Thừa Thiên Huế lại mọc lên một nhà nọ làm quan ở huyện A Lưới, nối tiếp câu chuyện cả họ làm quan các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Quảng Bình, Hà Nội…
Chắc hẳn, với cái gọi là “đúng quy trình”, thì việc bổ nhiệm người thân
vào làm lãnh đạo ở các cơ quan, bộ - ngành hay các huyện, tỉnh, thậm chí
cấp trung ương cũng không phải chuyện hiếm. Thậm chí nó trở thành luật
ngầm với nhau. Có điều, khi nào những chuyện như thế được xuất hiện trên
mặt báo thì phải phụ thuộc vào quyết định của Ban Tuyên giáo, còn có
hỗn danh là “tuyên láo”.
Hầu như ai cũng thuộc lòng câu thành ngữ “một người làm quan cả họ được nhờ” và mặc nhiên cho rằng đó là tệ nạn thời phong kiến.
Song ít ai biết rằng từ thế kỷ thứ 15, thời vua Lê Thánh Tông, luật Hồi
tỵ lần đầu tiên đã được ban hành, quy định về việc bổ dụng đội ngũ quan
lại trong cuộc cải cách nền hành chính quốc gia. Cụ thể: “những người
thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng
quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp
nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố
trí chuyển đi chỗ khác. Luật "hồi tỵ" cũng được áp dụng nghiêm ngặt
trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn
chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết
với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực
hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền”.
Luật Hồi tỵ đến đời vua Minh Mạng được áp dụng triệt để và bổ sung chặt chẽ hơn khiến bộ máy nhà nước hoạt động hiểu quả hơn.
Thời cộng sản, luật Hồi tỵ bị biến tướng thành các thể loại “Luật Cán bộ
công chức”, “Luật phòng chống tham nhũng”; các kiểu quy định, quy chế,
điều kiện, hướng dẫn về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ v.v... Bản thân
những luật, những quy định (dưới luật) đã cho thấy nó có nhiều điểm lạc
hậu và rối rắm hơn so với luật Hồi tỵ thời phong kiến. Không phải chế độ
cộng sản không nhận ra những bất cập, hạn chế đó mà họ cố tình tạo ra
những quy định như thế để phục vụ cho thiểu số cầm quyền. Nói cho rõ
ràng, thì đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi cướp được chính quyền đã
chủ trương “làm luật pháp” để xây dựng và củng cố Nhà nước độc tài cai
trị.
Trong trường hợp các nhu cầu, tham vọng của giới chóp bu cộng sản vượt
quá giới hạn luật pháp cho phép thì các loại nghị định, thông tư, các
quy định mới sẽ lập tức ra đời mà không cần thông qua Quốc hội. Có khi
còn không cần “giả vờ” đưa ra các văn bản nọ, nghị định kia để hợp pháp
hóa những sai phạm hoặc tham vọng của giới cầm quyền vì “luật là tao,
tao là luật”, thằng dân nào dám chất vấn. Muốn nữa, thì ngay cả việc sửa
đổi Hiến pháp cũng là chuyện dễ như trở bàn tay.
Không xét yếu tố luật pháp, dựa trên thực tế thì từ khi có luật Hồi tỵ
thời vua Lê Thánh Tông đến thời vua Minh Mạng và về sau này, thì chưa
thấy tài liệu nào “tố cáo” chuyện bổ nhiệm cả nhà, cả họ làm quan như
thời cộng sản. Xem ra, cái “văn minh” và “đạo đức” của “đảng ta” muôn
đời cũng không theo kịp cái khiếm khuyết, hạn chế thời phong kiến của
mấy trăm năm trước.
Nói thì nói thế thôi, chứ đảng ta khôn như rận váy. Nếu cứ áp dụng cái
luật Hồi tỵ thuở xưa thì làm sao mà tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN, mà
vơ vét của dân bỏ vào túi quan được.
Cho nên vu khống các cụ thời phong kiến “một người làm quan cả họ được nhờ” là oan lắm lắm.
Còn thời nay, phi vụ bổ nhiệm nào mà chả đúng quy trình. Một khi đã là
“đúng quy trình” thì không còn “cửa” gì để bới móc chuyện tám người anh
em, họ hàng trong gia đình Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đều
đang nắm giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban, ngành, địa phương tại
tỉnh này.
Cũng không có “vị” gì để phê phán bà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị
Thanh Trà về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
(TN-MT) cho em trai là ông Phạm Sỹ Quý.
Càng không có lý do nào để lôi chuyện năm người nhà của chủ tịch huyện A
Lưới (Thừa Thiên -Huế) làm quan cả huyện. Rồi chuyện họ hàng hang hốc,
dây mơ rễ má ông nọ bà kia làm quan ở Lào Cai, Hà Nội, Quảng Bình hay
bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước.
Đúng quy trình quá đi chứ. Đầu tiên là dùng tiền để mua ghế, chạy chức.
Rồi làm quan, rồi bổ nhiệm người nhà. Sau đó là ra sức vơ vét. Tiền ở
đây được hiểu là lên tới con số triệu và đơn vị là USD. Đấy, trường hợp
của Châu Thị Thu Nga là một ví dụ. Để có tên trong danh sách ứng cử đại
biểu Quốc hội khóa 13, Nga đã phải chi tới 1,5 triệu USD. Lọt vào danh
sách “đỏ” rồi, lại lo lót làm sao nẫng được một vị trí trong Quốc hội.
Thời buổi ghế ít đít nhiều, càng chi mạnh tay càng có cơ hội thăng tiến,
rồi tha hồ hút máu hút mủ của dân.
Người dân nào cũng biết mỗi tên chóp bu cộng sản đều là một tên trùm
tham nhũng. Nhưng không ai có thể tưởng tượng nổi khối tài sản mà chúng
vơ vét được từ xương máu của nhân dân lại “khủng” như thế.
Theo một số tài liệu từ Mỹ và Canada thì cách đây hơn 20 năm (giữa thập
niên 90 của thế kỷ trước), giới chóp bu cầm quyền cộng sản đã sở hữu số
tài sản hơn 20 tỉ USD. Và VN giai đoạn ấy đã có “khoảng từ 80 đến 100
người có tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán
bộ cao cấp của đảng”. Thời kỳ còn là đương kim Thủ tướng, Phan Văn Khải
đã có số tài sản hơn 2 tỉ USD. Trần Đức Lương khi còn làm Chủ tịch nước,
cũng vơ vét được số tài sản tương đương với Khải. Hơn hai mươi năm sau,
tài sản của những chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch quốc
hội hay các bộ trưởng chắc phải hơn hẳn bọn đàn anh, “đồng chí” đi
trước.
Sở dĩ vơ vét được số tài sản “khủng” như thế, các đồng chí đảng ta phải
huy động cả họ hàng hang hốc nào vợ cả, vợ bé, bồ lớn, bồ nhỏ, anh chị
em ruột, anh chị em họ, anh rể chị dâu, cô dì chú bác bên nội, bên
ngoại, con đẻ con rơi, con dâu con rể chưa kể cháu chắt các loại và
những mối quan hệ xa gần để phân phối vào các chức vụ, công việc chủ
chốt. Kẻ thì được bổ nhiệm chỗ này, người thì giữ trọng trách chỗ kia.
Chưa kể việc thâu tóm hầu hết các công ty, tập đoàn kinh tế các loại.
Đấy, quy trình nó là thế. Chứ cứ dựa vào đồng lương 17 triệu một tháng
kiểu thủ tướng ma-dzê-in Việt Nam, thì chả đủ mua một chai rượu tây loại
xịn.
Cho nên phải nói rằng, thời cộng sản là thời “một người làm quan cả họ
làm cướp”. Cướp hết, cướp sạch, cướp không chừa một chút gì của người
dân. Cướp cả máu xương của đồng bào.
08.10.2016
0 nhận xét:
Đăng nhận xét