Một kẻ mặc thường phục đang vung tay đấm vào mặt ông Nguyễn Văn Phương (phải). Lai lịch của kẻ mặc thường phục đó đã được xác định là một hạ sĩ quan cảnh sát tên Lê Ngọc Tùng. (Hình: Internet) |
Một
hạ sĩ quan cảnh sát của Công an thành phố Hà Nội, vừa tự đóng trang cá
nhân trong hệ thống facebook, sau khi bị công chúng xác định là đã tham
gia đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc.
Cuộc biểu tình phản
đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông diễn ra
tại Hà Nội hôm 2 tháng 6 đã bị Công an Hà Nội đàn áp thô bạo. Công an
của thành phố này đã bắt giữ 29 người tham gia biểu tình. Một số người
đã bị đánh đập tàn nhẫn.
Hình ảnh được đưa trên một số blog, trang facebook cho thấy Công an
Việt Nam đã dùng dùi cui quất tét đầu ông Trương Văn Dũng. Công an cũng
đã dùng dùi cui đánh đập và để lại nhiều thương tích trên người các ông:
Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Phương. Cả ba ông này đều là những người
thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Hình ảnh được đưa trên một số blog, trang facebook còn cho thấy nhân
dạng của những kẻ tham gia đàn áp. Đa số mặc thường phục. Cũng vì vậy,
một số blogger, facebooker đã kêu gọi mọi người nhận diện những kẻ tham
gia đàn áp để cảnh tỉnh họ đừng mù quáng thi hành các mệnh lệnh bất
nhân, phi lý của thượng cấp, đàn áp đồng bào của mình.
Cuối tuần vừa qua, những người dùng Internet ở Việt Nam đã chính thức
điểm mặt, chỉ tên Lê Ngọc Tùng - hạ sĩ quan cảnh sát của Công an Hà
Nội, là một trong những người đã đánh ông Nguyễn Văn Phương.
Ngoài việc xác định lai lịch của Lê Ngọc Tùng, những người dùng
Internet ở Việt Nam còn xác định Tùng có một trang cá nhân trong hệ
thống facebook.
Blogger Nguyễn Lân Thắng đã cung cấp nhiều hình ảnh mà Lê Ngọc Tùng giới thiệu trên trang cá nhân ở facebook.
Ông Thắng cho biết, việc điều tra, công bố lai lịch những kẻ tham gia
đàn áp biểu tình nhằm gửi một thông điệp đến những kẻ thừa hành. Đó là
bất kỳ hành động xấu xa nào đối với những người yêu nước cũng sẽ bị phát
giác. Thông điệp đó còn muốn nhắc các sĩ quan cao cấp, đừng lợi dụng
những cảnh sát trẻ làm hại những người yêu nước.
Cũng theo lời ông Thắng, các blogger, facebooker sẽ tiếp tục tìm kiếm
thôg tin để xác định lai lịch những kẻ khác, đã đánh đập người biểu
tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông,
diễn ra tại Hà Nội hôm 2 tháng 6.
Đến nay, Lê Ngọc Tùng đã xóa hết những hình ảnh mà anh ta đã đưa lên
trang cá nhân trên facebook và tự khóa trang cá nhân của mình lại. Trả
lời BBC, ông Nguyễn Lân Thắng phỏng đoán, điều đó có thể vì anh ta bị
nhiều facebooker mắng chửi quá.
Trên facebook, Lê Ngọc Tùng mở trang cá nhân có tên “Tùng trọc”. Tại
đó, “Tùng trọc” thường chửi thề, tâm sự “muốn đâm, muốn chém, muốn đấm
thằng nào quá” vì bị thượng cấp giữ lại không cho về. “Tùng trọc” cũng
chửi “lắm thằng nhìn ngu”!
Nhận diện, công bố lai lịch những kẻ vâng lệnh thượng cấp, đàn áp đồng bào vốn là chuyện không mới.
Người dùng Internet
tại Việt Nam đã từng nhận diện, công bố lai lịch của Phạm Hải Minh – đại
úy, làm việc tại Đội An ninh Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chính là
kẻ đã đạp vào mặt ông Nguyễn Chí Đức, khi ông bị một nhóm công an khiêng
ra xe bus, nhằm giải tán một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, diễn ra
hồi năm 2011.
Người dùng Internet còn xác định Phạm Hải Minh, chính là kẻ đã kẹp cổ
sinh viên Nguyễn Tiến Nam trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc
khác, diễn ra hồi năm 2008. Những tấm ảnh này từng làm nhiều người xúc
động vì cách hành xử tàn bạo của công an Việt Nam, đối với những người
chỉ muốn bày tỏ sự bất bình của họ đối với Trung Quốc một cách ôn hòa.
Trước nữa, cũng chính
người dùng Internet đã nhận diện, công bố lai lịch của Nguyễn Minh Tân –
đại úy, sĩ quan Phòng PA24 Công an Thừa Thiên Huế - sau khi hình ảnh
Tân bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý, tại phiên tòa xử linh mục này –
được công bố vào năm 2007.
Người dùng Internet tại Việt Nam còn công bố hình ảnh, lai lịch của
nhiều sĩ quan an ninh chuyên theo dõi, tra vấn, đánh dập những nhân vật
bất đồng chính kiến, lên tiếng đòi tự do, dân chủ.
Đây cũng là lý do dẫn tới thực trạng, càng ngày, các sĩ quan an ninh,
cảnh sát càng hay chạy trốn, dùng báo, đôi khi dùng cả ghế để che mặt,
lúc bị những người bị họ theo dõi, đàn áp chụp ảnh hay không dám đeo
bảng tên khi “thi hành công vụ”. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét