Tha
hương ngộ cố tri – Đi xa gặp bạn cũ! Những lần ra nước ngoài, lạ quá dù
ở Đông hay Tây tôi cũng gặp ông bạn cũ này. Ông già hơn tôi nhiều, vậy
mà lúc nào cũng vui vẻ trẻ trung nhưng lịch lãm, phong độ không kém.
Sứ thần thiêng liêng
Này nhé ở City of London - khu tài chính chứng khoán, tôi thấy ông cầm sẵn ổ bánh mì – chao ôi thơm phúc mùi paté trộn với ngò thơm và đồ chua. Và rồi sang Geneve, đã thấy ông ngồi uống café và nghe nhạc êm đềm, nhìn ra hồ Leman quyến rũ. Qua Hà Lan, lại thấy ông mở siêu thị nhỏ. Đến Hồng Kông và Paris, bỗng gặp ông nấu phở, làm chả giò. Tới Melbourne và Sydney bên Úc, thấy ông dựng cả chợ, cả phố. Ghé California ở San Jose hay ở Quận Cam, chèn đéc ơi, ở đâu ông cũng có mặt! Nào là nhà hàng, cà phê, nhà in, tiệm nail, tiệm uốn tóc, siêu thị, thương xá, trường học, xe đò và cho đến cả một thành phố đều mang tên ông trìu mến. Vui nữa, lại thấy ông được khắc tên trang trọng trên bản đồ thế giới ở cả đài thiên văn Greenwick và tháp Eiffel lộng lẫy. Ông là ai mà vừa oai, vừa dễ thương như thế ?
Tôi xin tự hào tiết lộ: thì ông Sài Gòn chứ ai! Ở Paris và Hồng Kông- hai đô thị quốc tế, tôi từng thấy có đường mang tên Sài Gòn. Với nhiều nước xa gần, tên Sài Gòn thân thương không chỉ trở thành tên gọi của hàng quán, món ăn, phố thị hay nơi tụ họp dân ta nơi đất khách mà còn trở thành một thương hiệu lâu bền cho nhiều sản phẩm Việt Nam thu hút cả dân sở tại. Người Sài Gòn và kể cả người sinh ra ở đâu đó nhưng đã có thời gian sinh sống, qua lại thường xuyên nơi đây và dù ở phương trời nào, vẫn luôn khắc ghi trong tim hai chữ Sài Gòn vị tha và kiêu hãnh.
Sứ thần thiêng liêng
Này nhé ở City of London - khu tài chính chứng khoán, tôi thấy ông cầm sẵn ổ bánh mì – chao ôi thơm phúc mùi paté trộn với ngò thơm và đồ chua. Và rồi sang Geneve, đã thấy ông ngồi uống café và nghe nhạc êm đềm, nhìn ra hồ Leman quyến rũ. Qua Hà Lan, lại thấy ông mở siêu thị nhỏ. Đến Hồng Kông và Paris, bỗng gặp ông nấu phở, làm chả giò. Tới Melbourne và Sydney bên Úc, thấy ông dựng cả chợ, cả phố. Ghé California ở San Jose hay ở Quận Cam, chèn đéc ơi, ở đâu ông cũng có mặt! Nào là nhà hàng, cà phê, nhà in, tiệm nail, tiệm uốn tóc, siêu thị, thương xá, trường học, xe đò và cho đến cả một thành phố đều mang tên ông trìu mến. Vui nữa, lại thấy ông được khắc tên trang trọng trên bản đồ thế giới ở cả đài thiên văn Greenwick và tháp Eiffel lộng lẫy. Ông là ai mà vừa oai, vừa dễ thương như thế ?
Tôi xin tự hào tiết lộ: thì ông Sài Gòn chứ ai! Ở Paris và Hồng Kông- hai đô thị quốc tế, tôi từng thấy có đường mang tên Sài Gòn. Với nhiều nước xa gần, tên Sài Gòn thân thương không chỉ trở thành tên gọi của hàng quán, món ăn, phố thị hay nơi tụ họp dân ta nơi đất khách mà còn trở thành một thương hiệu lâu bền cho nhiều sản phẩm Việt Nam thu hút cả dân sở tại. Người Sài Gòn và kể cả người sinh ra ở đâu đó nhưng đã có thời gian sinh sống, qua lại thường xuyên nơi đây và dù ở phương trời nào, vẫn luôn khắc ghi trong tim hai chữ Sài Gòn vị tha và kiêu hãnh.
Phải chăng, tên Sài Gòn cứ như là một Sứ thần thiêng liêng và tự
nguyện nhắc nhở: đã và đang có một thành phố lớn số 1 Việt Nam, mặc dầu
không phải là thủ đô nhưng vẫn là nơi hội tụ tinh hoa của cả một đất
nước giàu đẹp. Có nhiều người nước ngoài khi mới gặp đã hỏi tôi: Tên Sài
Gòn còn dùng không ? Tôi không ngần ngại nói ngay: Có chứ, tên Sài Gòn
vẫn còn, vẫn xài, vẫn sống và đã trở thành một trong những cái tên quốc
tế từ mấy trăm năm nay rồi !
Sài Gòn và định mệnh ra biển
Mới đây, đầu tháng Tư, khi la cà ở phố đồ cổ Cecil Court – London,
tôi bắt gặp một tấm bản đồ “An Nam thế kỷ 19” tại một cửa hàng bản đồ
xưa. Tấm bản đồ này xuất bản tại Anh – 1834, có ghi rõ hai chữ ‘Sai
Gon’, bên một dòng sông đổ ra biển. Phải chăng các nhà hàng hải và
thương nhân Anh cũng như thế giới phương Tây đã biết đến địa danh Sài
Gòn từ trước khi quân Pháp đổ bộ năm 1862? Chắc là thế, bởi nhiều sử gia
ngày nay đã phát hiện trước khi Pháp vào xâm chiếm, từ nửa đầu thế kỷ
19 đã có một con đường giao thương Gạo xuất phát từ Sài Gòn, nối đến
Singapore và Hồng Kông- hai thành phố cảng láng giềng do Anh tạo nên.
Con đường Gạo (Rice route) – có thể gọi như thế để đối sánh với con
đường Tơ Lụa (Silk route), có được chính là nhờ sông Sài Gòn!
Tiệm phở Saigon ở Melbourne-Úc. Nguồn hình: eatandbemerryfortomorrowwediet.blogspot.com |
Định mệnh đã cho
sông Sài Gòn, con đường ra biển của sông Đồng Nai rất gần với đồng bằng
Tiền Giang và Hậu Giang tươi trẻ và phì nhiêu. Định mệnh cũng đã cho
người Việt tiến dần đến đây, cùng dân bản địa khai khẩn thành công đồng
hoang thành vựa lúa. Và rồi chính thương nhân người Hoa - “khách trú”
Chợ Lớn và mạng lưới thương mại Anh-Hoa-Pháp-Ấn đã mở đường cho kho lúa
dư giả của Nam Bộ, qua sông Sài Gòn xuất đi các nước khác. Đến giữa thế
kỷ 20, ở khu vực China Town- Singapore vẫn còn dấu tích một cây cầu Sài
Gòn, một khu nhà kho bến thuyền mang tên Sài Gòn- nơi những chiếc thuyền
chở Gạo Sài Gòn thường xuyên cập bến. Chính nhờ vào Gạo và con đường
Gạo, tên Sài Gòn, người Sài Gòn, chứng tích Sài Gòn đã ra với năm châu
từ 200 năm trước.
Đi sau nhưng buôn bán làm ăn thịnh vượng xuyên suốt, Sài Gòn đã có
may mắn hơn Hội An (Quảng Nam) và Phố Hiến (Hưng Yên), nơi từng có các
thương điếm nhộn nhịp của nước ngoài được dựng nên từ thế kỷ 17, nhưng
sau đấy điêu tàn vì binh đao và những chính sách cai trị sai lầm. Và
định mệnh, đã khiến Sài Gòn đi nhanh hơn, mạnh hơn, đi trước rất nhiều
so với những vùng đất khác trên con đường ra với đại dương, ra với thế
giới bên ngoài mới lạ.
Tàu viễn dương Sài Gòn
Có thể nhiều người chưa biết khu nhà máy Ba Son cuối Bến Bạch Đằng
(đường Tôn Đức Thắng, quận Một) chính là nhà máy đóng tàu đầu tiên của
Việt Nam theo lối công nghiệp hiện đại. Trước khi Pháp vào, từ thời
Nguyễn Ánh chưa trở thành Vua Gia Long, hàng trăm chiến thuyền đi biển
theo kiểu Pháp đã được đóng trên đất Sài Gòn vào những năm 1780 -1800.
Hy vọng ở Ba Son hiện giờ vẫn còn giữ được ụ tàu cổ tương truyền xuất
phát từ thời Nguyễn Ánh. Và cũng xin kỳ vọng nay mai khi nhà máy này
được dời đi để xây dựng một khu phức hợp cao tầng sang trọng, người ta
sẽ không quên dựng bia kỷ niệm và làm một nhà bảo tàng để ghi dấu thủy
tổ của công nghiệp đóng tàu hiện đại của Việt Nam đã ra đời từ đây!
Thương cảng Sài Gòn năm 1866. Nguồn hình: Tư liệu |
Kể từ Ba Son, kể
từ con đường Gạo sau này trở thành con đường giao thương lớn nhất giữa
Việt Nam và thế giới, Sài Gòn đã dần dần trở thành một con tàu viễn
dương hùng dũng, tích hợp trong mình sức mạnh của ba miền đất nước, của
nhiều quốc gia và của một thế giới hiện đại, khác biệt với thế giới cổ
của Việt Nam rất nhiều !
Khi Pháp vào, nhà máy Ba Son hiện đại ra đời, cảng Sài Gòn bề thế
được xây dựng. Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Sài Gòn là vùng đất
Việt Nam đầu tiên có được những phát minh công nghệ mới nhất của các
nước công nghiệp tiên tiến lúc ấy như nhà dây thép (bưu điện), đường
điện thoại, đường xe lửa, ô tô, taxi, xe bus, xe điện, máy bay và sân
bay. Kể cả những tiện nghi văn hóa mới lạ như nhà hát lớn, quán cà phê,
rạp chiếu phim, kịch nói... Và đặc biệt, quan trọng hơn cả là một đô thị
hiện đại được quy hoạch đàng hoàng và xây dựng đâu ra đó, cùng với một
loạt cơ sở công nghiệp, thương mại ở trình độ cao.
Cộng đồng dân cư của Sài Gòn thuở đó không chỉ có người Việt, người
Pháp, người phương Tây và người Hoa mà còn có người Ấn, người Baba
(Peranakan, người lai Hoa và Malay), người Philippines…Đến trước 1945,
một đô thị Sài Gòn theo kiểu Pháp nhưng lại kết hợp hài hòa yếu tố
Âu-Á, một Paris phương đông, một hòn ngọc Viễn Đông đã hiện diện khá
hoàn chĩnh. Xem lại những bức ảnh xưa, phim xưa về Sài Gòn những năm
tháng đó, chúng ta có thể nhận ra Sài Gòn không chỉ ngang hàng mà còn có
những nét vượt lên trước về giao thông và quản lý đô thị so với
Singapore, Hồng Kông là những đô thị do người Anh điều hành hay Manila
do người Tây Ban Nha quản trị.
***
Sài Gòn đã trở thành một con tàu viễn dương với thủy thủ đoàn quốc
tế tiếp tục ra khơi, vượt qua những thách thức chưa bao giờ có cho bất
cứ đô thị nào của Việt Nam ngày ấy. Gần hết thế kỷ 20, cái vốn tích hợp
quốc gia và quốc tế đó, về cả cơ sở vật chất và con người, về cả sức
mạnh kinh tế và văn hóa có bị mai một lúc này lúc khác. Song đến nay,
đầu thế kỷ 21, nhìn lại Sài Gòn, ta vẫn thấy đây vẫn là đô thị trẻ khỏe,
năng động, giàu có tài năng và cơ hội nhất Việt Nam. Những thế hệ
thuyền trưởng giỏi giang đã và sẽ đưa được con tàu Sài Gòn lấy lại và
phát triển hơn nữa phong độ từng có, tên tuổi từng có, thủy thủ đoàn
từng có.
Đường Sài Gòn đã và đang đưa Việt Nam ra với 5 châu, không thể nói gì hơn, đó vừa là nghĩa vụ, vừa là định mệnh của Sài Gòn. Một “Sài Gòn đẹp lắm, SAIGON ƠI, SAIGON ƠI! “ như bài ca bất hủ của Y Vân, nhiều người đã và đang hát, vẫn đang mời gọi nhiều người cùng hát.
Phúc Tiến
Đường Sài Gòn đã và đang đưa Việt Nam ra với 5 châu, không thể nói gì hơn, đó vừa là nghĩa vụ, vừa là định mệnh của Sài Gòn. Một “Sài Gòn đẹp lắm, SAIGON ƠI, SAIGON ƠI! “ như bài ca bất hủ của Y Vân, nhiều người đã và đang hát, vẫn đang mời gọi nhiều người cùng hát.
Phúc Tiến
0 nhận xét:
Đăng nhận xét