Một loài kiến kỳ quái vừa rộ
lên tại miền Nam nước Mỹ với khẩu vị chẳng giống ai - chỉ thích tấn công và ngấu
nghiến các loại thiết bị điện tử công nghệ cao như smartphone và
tablet.
Những thiết bị sau khi bị kiến
tấn công và ăn mòn hầu hết đều bị hỏng và không thể sử dụng được nữa, theo phản
ánh của báo chí địa phương. Hiện nhiều bang của Mỹ đã phát hiện được loài kiến
điên này - vốn được cho là thuộc họ kiến điên Raspberry có nguồn gốc ở Nam Mỹ.
Bằng cách nào đó, chúng đã di cư đến Mỹ và phá hủy hàng loạt thiết bị điện tử
trên diện rộng.
Trên thực tế, loài kiến này
được phát hiện lần đầu tại Texas từ năm 2002 và nhanh chóng lây lan sang các
bang lân cận. Chúng đã gây náo loạn không ít do tấn công vào máy tính xách tay
của người dân, cũng như các linh kiện điện tử RV. Nhờ kích thước nhỏ (chưa đầy
0.5mm), chúng dễ dàng chui vào các khu vực chật hẹp, thậm chí là bên trong điện
thoại di động để ăn sạch vi mạch.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa
biết chính xác bằng cách nào mà loài kiến có tên khoa học N.fulva này lại đột
nhập được vào Mỹ, dù khả năng cao nhất là ai đó đã vô tình vận chuyển chúng theo
hành lý của mình, hoặc chúng đã chui vào bên trong một laptop/điện thoại di động
vào Mỹ. Đây cũng chính là cách thức chính mà kiến điên lan từ bang này sang bang
khác. Điều nguy hiểm hơn là N.fulva đang miễn nhiễm với thuốc diệt côn trùng nên
rất khó tiêu diệt chúng.
"Ít nhất đã có 21 hạt tại
Texas và 20 hạt tại Florida bị kiến điên tấn công. Chúng không chỉ nhắm đến đồ
điện tử và thiết bị công nghệ mà còn hung hãn tấn công cả động vật hoang dã khi
đói", cảnh sát cho hay. Cũng chính vì vậy mà chúng đã đánh bật một dân số kiến
lửa đông đảo ra khỏi nơi trú ngụ của chúng. "Bình thường, kiến lửa khá lịch sự.
Chúng sống bình yên trong sân nhà của bạn, xây tổ và cư trú tại đó. Chúng chỉ
đốt khi chẳng may bị bạn dẫm chúng mà thôi", một nhà côn trùng học cho biết.
Việc hàng đàn kiến lửa bị mất tổ và phải di chuyển ra đường sẽ là một nguy cơ
lớn, ông này cảnh báo.
Ngược với kiến lửa, kiến điên
lại có xu hướng di trú liên tục. Chúng sẽ đi bất cứ nơi nào mà chúng có thể tiếp
cận được - cũng đồng nghĩa với tất cả mọi nơi. Các thiết bị có chứa bảng mạch
dường như là địa điểm mà chúng yêu thích nhất và theo ước tính, N.fulva đã gây
tổn thất về đồ điện tử lên tới 146.5 triệu USD riêng tại Texas trong năm
2012.
Sưu Tầm
Sưu Tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét