Ngôn
ngữ biểu hiện trình độ văn hoá của con người. Những năm gần đây, việc
sử dụng ngôn ngữ hết sức bừa bãi, đáng lưu ý nhất là nạn viết sai chính
tả xảy ra ở khắp nơi, nhưng ai thấy cũng ...cười, rồi thôi.
Theo
các nhà ngôn ngữ học, chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, nói sao
viết vậy, nếu nói một đằng mà ghi một nẻo có thể làm sai nghĩa, hoặc vô
nghĩa, gây khó hiểu và khó chịu cho người đọc. Tiếng Việt đặc biệt có
các cặp phụ âm như n/l, s/x, tr/ch, gi/d (ví dụ: nên - lên, suất - xuất,
gia - da, trung - chung) rất dễ viết sai chính tả. Trên thực tế, những
lỗi chính tả này đã xuất hiện ở nơi công cộng mà ai ai cũng có thể phát
hiện ra. Có thể hiểu những lỗi này của người có trình độ văn hoá thấp,
vì họ không được học và không phân biệt được việc sử dụng phụ âm.
Những bảng hiệu của ngành giao thông bị sai lỗi chính tả không ít, như “cấm bán hàng dong”, “cấm giẽ trái”...
Những bảng hiệu của ngành giao thông bị sai lỗi chính tả không ít, như “cấm bán hàng dong”, “cấm giẽ trái”...
Chỉ có thể “sẩy thai”, chứ không thể “sẩy ra tai nạn giao thông”, nên cần gì phải đề phòng? |
Nhưng ngay cả người
làm trong ngành văn hoá, tất nhiên là phải có trình độ văn hoá tối
thiểu, tổ chức liên hoan mang tính “nghệ thuật” và “văn hoá” cũng bị sai
chính tả.
Không hiểu những người đoạt giải thưởng này đã nấu “bánh trưng” như thế nào. |
Gần đây nhất là những
tấm pano treo ngoài công cộng để kỷ niệm một sự kiện quan trọng của đất
nước, cũng bị sai lỗi chính tả, mà lỗi lại là sai tên nước! Tệ hơn nữa,
người làm trong ngành báo chí, người sử dụng ngôn ngữ để truyền tải
thông tin, cũng mắc lỗi chính tả.
Lỗi chính tả ngay ở tựa đề của một bài báo trên tờ báo của Bộ Kế hoạch và đầu tư VN. |
Nhưng ở một môi
trường sư phạm, hoàn toàn “chính quy” chứ không phải “tại chức” mà mắc
lỗi chính tả thì không thể chấp nhận được, dù đó là lỗi đánh máy. Có hơn
700 bằng tốt nghiệp của Đại học Khoa học đã bị lỗi chính tả trong khâu
đánh máy, khiến các cử nhân tức giận vì họ rất khó xin việc làm với tấm
bằng có thể bị coi là giả khi sai chức danh, thiếu tem chống giả của Bộ
Giáo dục và đào tạo.
Người ta đã phát hiện nhiều lỗi chính tả ngay trong vở dạy viết chữ dành cho lớp Một của tác giả Đặng Thị Lanh, do nhà Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép và được in ở Hà Nội. Ví dụ trong câu “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba” được in thành “dỗ tổ”, ở phần luyện viết, sách dạy các em luyện sai chính tả, thay vì “giỗ tổ” thành “dỗ tổ”;”cây nêu” thành “câu lêu”; “thước đo” thành “thướt đo”,...
Người ta đã phát hiện nhiều lỗi chính tả ngay trong vở dạy viết chữ dành cho lớp Một của tác giả Đặng Thị Lanh, do nhà Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép và được in ở Hà Nội. Ví dụ trong câu “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba” được in thành “dỗ tổ”, ở phần luyện viết, sách dạy các em luyện sai chính tả, thay vì “giỗ tổ” thành “dỗ tổ”;”cây nêu” thành “câu lêu”; “thước đo” thành “thướt đo”,...
Ở nhiều địa phương
thuộc miền Bắc, trong giao tiếp với nhau hàng ngày và qua các mạng xã
hội, giới trẻ đã dùng tiếng mẹ đẻ để trao đổi với nhau bằng những từ ngữ
hoàn toàn sai chính tả, và cho đó là bình thường. Ví dụ, một bạn trẻ
viết trên facebook: “Hôm lay nà ngày khai giảng lăm học mới, em giẫn con
của em đến chường. Ló khóc, không chịu vô nớp cùng cô dáo. Em thấy con
khóc nóc thê nương thì dất nà đau nòng.” (Hôm nay là ngày khai giảng năm
học mới, em dẫn con em đến trường. Nó khóc, không chịu vô lớp cùng cô
giáo. Em thấy con khóc lóc thê lương thì rất là đau lòng.” Có thể đó là
những câu đùa giỡn, nhưng ai có thể chấp nhận việc sử dụng tiếng mẹ đẻ
để đùa như thế!
Sử dụng tiếng mẹ đẻ như thế sao! Hình minh hoạ, chụp từ Facebook. |
Theo kết quả của
cuộc khảo sát gần đây nhất do Công ty cổ phần Truyền thông và Công nghệ
VieGrid và Báo điện tử VietNamNet thực hiện cho thấy lỗi chính tả tiếng
Việt đang ở mức báo động. Tỷ lệ lỗi chính tả có trong 67,000 văn bản
của 177 đơn vị tham gia khảo sát là 7,79%, trong khi tiêu chuẩn quốc tế
chỉ cho phép 0,1% và tiêu chuẩn do các chuyên gia ngôn ngữ trong nước
đưa ra là 1%. Trong đó, báo chí và nhà xuất bản là những nơi mắc lỗi
chính tả nặng nhất, có tỷ lệ lỗi trung bình lên tới 9,58%. Ở khu vực
chính quyền địa phương, các cơ quan trực thuộc bộ, tỷ lệ mắc lỗi chính
tả trong khâu ban hành văn bản cũng không thấp hơn là bao. Ví dụ, ở Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, con số này là 7,47%; tại Cục Vệ sinh an
toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có tỷ lệ văn bản mắc lỗi chính tả lên tới
38,46%.
Báo VietnamNet dẫn lời GS-TS Nguyễn Đức
Tồn, một chuyên gia về ngôn ngữ, về nạn sai chính tả. Ông cho rằng,
hiện tượng sai chính tả trong nội dung biển hiệu, biển báo là do người
thực hiện có văn hóa thấp, không có ý thức trách nhiệm với sản phẩm của
mình. Cơ quan chức năng thì tắc trách, cẩu thả, thậm chí là non kém về
mặt trình độ, bởi lẽ trước khi được trưng ra đường phố, biển báo, biển
hiệu phải được ngành văn hóa thông tin duyệt từ nội dung cho đến cách
bài trí, kiểu chữ.
Viết sai chính tả trên các
phương tiện thông tin đại chúng gây hậu quả nghiêm trọng. Độc giả luôn
nghĩ rằng từ ngữ sử dụng trên báo chí là phải chuẩn xác, họ có thể xem
đó để tự sửa lỗi của mình. Như thế, một lỗi có thể lan thành diện rộng.
Báo
chí tiếng Việt ở hải ngoại lại càng phải đặt nặng vấn đề này, do người
Việt ở các nước ngoài Việt Nam ngày càng đông. Người đi định cư đã ở
tuổi trưởng thành và có vốn tiếng Việt tốt nếu phát hiện lỗi chính tả
sai, họ có thể chỉ khó chịu khi bắt gặp. Nhưng với trẻ em đang học tiếng
Việt, đọc báo viết bằng tiếng Việt là cách để các em thực tập hiệu qủa
nhất. Báo chí mắc lỗi chính tả, sẽ làm độc giả trẻ tuổi đang học tiếng
Việt sai theo.
Nếu đúng ngôn ngữ biểu hiện văn
hoá của con người, thì tình trạng sai lỗi chính tả cao hơn nhiều so với
tiêu chuẩn cho phép như kết quả khảo sát trên đã dóng lên tiếng chuông
báo động về trình độ văn hoá của người Việt, và tiếng Việt rồi đây sẽ bị
“biến thái” như thế nào, nếu nhà chức trách vẫn coi đây là “chuyện nhỏ”
mà không màng tới việc chỉnh đốn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét