Vệt khói của thiên thạch nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk vùng núi Ural nước Nga, ngày 15 tháng 2 năm 2013. (Hình: AP/Chelyabinsk.ru, Yekaterina Pustynnikova) |
Tạp
chí Nature and Science số phát hành ngày Thứ Tư đăng ba bản nghiên cứu
của các khoa học gia nói rằng thiên thạch rớt xuống Trái Đất là hiểm họa
lớn hơn người ta vẫn nghĩ trước đây.
Trước vụ một thiên
thạch cháy và nổ trên không phận thành phố Chelyabinsk vùng phía Nam dãy
núi Ural nước Nga một buổi chiều hồi tháng 2, NASA chỉ chú ý đến những
thiên thạch lớn hơn 100 feet vì cho rằng nhỏ hơn cỡ ấy không gây nguy
hiểm đáng kể.
Thiên thạch rớt xuống Chelyabinsk chỉ lớn cỡ 62 feet, nhưng đi vào bầu khí quyển với vận tốc 42,000 dặm/giờ, nổ với sức mạnh bằng 40 lần trái bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima. Sóng chấn động gây ra làm vỡ nát hàng ngàn cửa sổ và 1,600 người bị thương, 70 người tạm thời mất thị lực vì ánh sáng lóa mắt và hàng chục người khác cháy da như khi phơi nắng.
Thiên thạch rớt xuống Chelyabinsk chỉ lớn cỡ 62 feet, nhưng đi vào bầu khí quyển với vận tốc 42,000 dặm/giờ, nổ với sức mạnh bằng 40 lần trái bom nguyên tử đã thả xuống Hiroshima. Sóng chấn động gây ra làm vỡ nát hàng ngàn cửa sổ và 1,600 người bị thương, 70 người tạm thời mất thị lực vì ánh sáng lóa mắt và hàng chục người khác cháy da như khi phơi nắng.
Trước vụ Chelyabinsk, các khoa học gia
vẫn ước lượng trường hợp tương tự như vậy chỉ xảy ra một lần mỗi 150
năm. Các nghiên cứu mới bây giờ dự đoán trung bình 30 năm có thể có một
vụ như vậy. Những tính toán này căn cứ theo con số thiên thạch và ,
những tảng đá đi lang thang trong không gian, mà đến nay người ta đã
biết. Nhưng cũng còn nguy cơ của những thiên thạch từ vũ trụ đi tới mà
người ta chưa khám phá ra được.
Mới trong tuần này, NASA loan báo phát hiện 2 tảng đá vũ trụ lớn cỡ 12 dặm và một thiên thạch 1.2 dặm trước đây chưa từng biết đến. Cả 3 vật trong không gian ấy đều không đi đến Trái Đất nhưng sự khám phá bất ngờ khiến người ta phải đặt câu hỏi là vì sao trước kia đã không tìm thấy chúng.
Thiên thạch là những tảng đá vũ trụ quay xung quanh Mặt Trời từ những vật chất đã không tập họp lại thành hành tinh hàng tỷ năm trước. Cũng có những thiên thạch khác từ vũ trụ đi tới và sức hút của Mặt Trời kéo vào quỹ đạo.
Mỗi ngày có hàng ngàn những thiên thạch nhỏ, từ cỡ hạt bụi trở lên, đi vào khí quyển Trái Đất và cháy tiêu, ban đêm tạo thành những vệt sáng dài trên bầu trời gọi là sao băng hay sao xẹt. Nhưng những thiên thạch lớn, hoặc đi vào khí quyển bằng một góc tới lớn có thể xuống gần hoặc tới mặt đất.
Thiên thạch rớt và nổ như ở Chelyabinsk nếu xảy ra giữa một vùng đô thị có thể gây hàng trăm ngàn tổn thất nhân mạng, nếu rớt và nổ trên biển có thể gây nên sóng thần cao hàng chục mét với múc tàn phá khủng khiếp. (HC)
Mới trong tuần này, NASA loan báo phát hiện 2 tảng đá vũ trụ lớn cỡ 12 dặm và một thiên thạch 1.2 dặm trước đây chưa từng biết đến. Cả 3 vật trong không gian ấy đều không đi đến Trái Đất nhưng sự khám phá bất ngờ khiến người ta phải đặt câu hỏi là vì sao trước kia đã không tìm thấy chúng.
Thiên thạch là những tảng đá vũ trụ quay xung quanh Mặt Trời từ những vật chất đã không tập họp lại thành hành tinh hàng tỷ năm trước. Cũng có những thiên thạch khác từ vũ trụ đi tới và sức hút của Mặt Trời kéo vào quỹ đạo.
Mỗi ngày có hàng ngàn những thiên thạch nhỏ, từ cỡ hạt bụi trở lên, đi vào khí quyển Trái Đất và cháy tiêu, ban đêm tạo thành những vệt sáng dài trên bầu trời gọi là sao băng hay sao xẹt. Nhưng những thiên thạch lớn, hoặc đi vào khí quyển bằng một góc tới lớn có thể xuống gần hoặc tới mặt đất.
Thiên thạch rớt và nổ như ở Chelyabinsk nếu xảy ra giữa một vùng đô thị có thể gây hàng trăm ngàn tổn thất nhân mạng, nếu rớt và nổ trên biển có thể gây nên sóng thần cao hàng chục mét với múc tàn phá khủng khiếp. (HC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét