Ảnh hưởng bởi vụ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, vải thiều xứ Bắc thay vì xuất cảng phần lớn sang Tàu thì năm nay chạy chợ khắp miền Nam. (Hình: Phùng Thức/Người Việt) |
Phùng Thức
Những
năm gần đây, vải thiều xứ bắc hầu hết xuất cảng sang Trung Quốc, chỉ có
một phần nhỏ bán tại Việt Nam. Năm nay, tình hình căng thẳng trên biển
giữa hai nước ảnh hưởng đến nông sản.
Trước biến cố 1975, người miền Nam chỉ biết đến trái vải với tên chữ trái lệ chi trong tuồng tàu Ðường Minh Hoàng-Dương Quý Phi; phải chờ đến sau ngày “dép râu-nón cối” xâm chiếm, dân miền Nam mới biết mùi vị thứ trái cây thượng hạng xứ Bắc.
Vậy rồi tới mùa trái vải hàng năm, trái tươi đầu mùa ở các vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà, Lục Ngạn... thời cộng sản bao cấp thì đi tàu lửa, thời cộng sản thị trường thì đi máy bay vô Sài Gòn. Nhưng kỳ lạ thay, khi tới Sài Gòn thì trái vải lập tức chuyển qua đi xe đạp, xe ba gác mà len lỏi khắp các chợ nhỏ, phố hẻm đất Sài thành cho đến hết mùa.
Trước biến cố 1975, người miền Nam chỉ biết đến trái vải với tên chữ trái lệ chi trong tuồng tàu Ðường Minh Hoàng-Dương Quý Phi; phải chờ đến sau ngày “dép râu-nón cối” xâm chiếm, dân miền Nam mới biết mùi vị thứ trái cây thượng hạng xứ Bắc.
Vậy rồi tới mùa trái vải hàng năm, trái tươi đầu mùa ở các vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà, Lục Ngạn... thời cộng sản bao cấp thì đi tàu lửa, thời cộng sản thị trường thì đi máy bay vô Sài Gòn. Nhưng kỳ lạ thay, khi tới Sài Gòn thì trái vải lập tức chuyển qua đi xe đạp, xe ba gác mà len lỏi khắp các chợ nhỏ, phố hẻm đất Sài thành cho đến hết mùa.
Những người Bắc am
tường cho rằng, trái vải ở Sài Gòn dù là trong chợ nhà giàu hay siêu thị
và của dân bán rong không phải là trái vải cao cấp, đó chỉ là vải
thường, còn đúng là vải thiều thì xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ giới
quí tộc cộng sản Tàu. Họ giải thích thêm rằng, “Ðấy, dân ta nhầm thứ
quả to, hạt to, cơm mỏng, ngọt chua, không thơm chỉ là vải vớ vẩn. Vải
thiều đích thực quả nhỏ, hạt bé xíu, cơm dày, ngọt lịm thơm mùi vải ngất
ngây.”
Thật tình mà nói, người Sài Gòn ít để ý đến chuyện vải
thường hay vải thiều. Hễ mua trúng được trái vải ngon thì khen nức nở
ông An Lộc Sơn biết nịnh đầm, còn lỡ mua nhầm trái vải không ngon thì
quen miệng chê luôn cả bà Dương Quý Phi miệng lưỡi không biết ăn trái
cây ngon.
Nhưng dù là vải thiều ngon hay vải thiều dở thì mùa vụ
năm 2014, nhà vườn xứ Bắc và giới thương lái cũng bị giàn khoan HD981
của Trung Quốc khoan cho một phát ngất ngư. Tổng sản lượng vải thiều
hàng năm khoảng 109,000/tấn, nếu như mọi năm thì hơn phân nửa sản lượng
đó được xuất sang Trung Quốc, nhưng năm nay lại chỉ còn mỗi con đường là
“tiến” về Sài Gòn.
Một bà nội trợ ở chợ Bình Thới nói. “Trái
vải đầu mùa có hai lăm ngàn vậy là rẻ lắm rồi, mọi năm phải trên năm
chục ngàn, nhà tôi phải chờ tới lúc trái vải rộ chợ mới dám mua ăn.” Nếu
bà nội trợ này mà biết giá trái vải tại các vườn xứ bắc mội ký chỉ
5,000 VND, chưa bằng giá gói mì ăn liền loại dở nhất thì chắc bà cũng
thương cảm giùm cho dân trồng vải.
Vì sao loại trái cây được xem
là quả ngon bậc nhất của nước ta lại rớt giá tệ hại đến thế? Một nhà báo
quê ở Hải Dương cho biết, bọn thương lái Trung Quốc lấy cớ những biến
động bài Trung ở Bình Dương, Vũng Án... để ép giá. Có thằng còn bảo
không mua, thế đấy.” Anh đưa ra thông tin dẫn chứng: “Mọi năm vào tháng
6, ở Cát Lâm, Quảng Châu thường có lễ hội ăn trái vải và thịt chó. Năm
nay chúng nó bày trò để bọn luật gia Trung Quốc làm kiến nghị và phát
động phong trào cấm lễ hội, tẩy chay trái vải và thịt chó. Anh nghĩ mà
xem, có phải chúng nó có ý đồ phát động chiến tranh kinh tế với dân mình
không.”
Hiện nay, ở Việt Nam nhiều hội đoàn dân sự và cả dân
cộng sản phản tỉnh đang hô hào thực thi việc thoát Trung. Ai cũng biết
chế độ độc tài đảng trị hiện hành, sau hàng chục thập niên dâng hiến hồn
xác để biến thành thứ đệ tử trung thành của Trung Cộng thì chuyện thoát
Trung chỉ là ảo tưởng. Một loại trái cây như trái vải hay các loại trái
cây khác của Việt Nam cũng không thoát khỏi kiếp số nô lệ như những nhà
vườn lam lũ.
Mới đây, để gọi là cứu dân trồng vải thiều sau
chuyện bị Trung Quốc đâm sau lưng. Bà Hồ Thị Kim Hoa, thứ trưởng Bộ Công
Thương của chế độ nói rằng, vụ vải thiều năm nay, hai tỉnh Hải Hưng và
Bắc Giang cung cấp cho thị trường trong nước 50% của tổng sản lượng
190,000 tấn vải. Khối lượng này không phải là quá lớn đối với thị trường
trong nước. Tính ra với 90 triệu dân Việt Nam thì lượng tiêu thụ chỉ là
1 kg trái vải trên đầu người.
Mỗi mùa vải thiều ở Việt Nam chỉ
gói gọn trong một tháng thế nên, cái chuyện bà thứ trưởng công thương
tính giùm trẻ sơ sinh đến người già sắp về chầu tổ tiên mỗi người phải
ăn một ký vải thiều là chuyện đáng buồn cười.
Bình luận về việc
này, một ông xe ôm ở chợ Bến Thành vui miệng nói, “Tui mà thấy bà con
nào có dáng giống Việt kiều vô sạp trái cây mua vải thiều là tui nhắc họ
nhớ đăng ký để cho bà thứ trưởng sớm vượt chỉ tiêu.”
Câu hỏi về
cục diện Biển Ðông và vụ Trung Quốc xâm lăng bằng giàn khoan sẽ có kết
cục như thế nào? Trong bối cảnh xâm lăng của giàn khoan HD-981, trái vải
là một điển hình bị chết đứng bởi Trung Quốc.
Phùng Thức/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét