Ads 468x60px

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Hắn làm phó giáo sư...

Thời báo KTSG
Ra trường, mỗi đứa đi một nẻo. Tôi nhận công tác nơi xa, còn hắn được giữ lại trường. Bố hắn, cán bộ cấp cao ở tỉnh. Học bình thường nhưng được cái tính tình vui vẻ, hòa đồng, bạn bè trong lớp nhờ việc gì hắn chẳng nề hà.
Hắn có sở thích cũng lạ, những đêm lớp trực tại trường, một - hai giờ sáng, hắn rủ tôi lên ga (tàu hỏa), gọi mấy cái kẹo lạc và ấm chè. Tôi không thích nhưng nhìn hắn nhâm nhi... chè chén rồi trầm ngâm kể về những ngày còn nhỏ ở quê, giọng Bắc của hắn dễ nghe, dần cuốn hút tôi. Lúc lên trường nhận quyết định phân công, gặp hắn để tạm biệt, tôi hỏi: “Ở lại trường làm gì?”, hắn trả lời gỏn lọn: “Chẳng quan tâm”.
Thấm thoắt, vậy mà hơn 20 năm..., tôi và hắn giờ công việc, gia đình, con cái đều đủ đầy, căn bản. Hôm rồi họp lớp gặp lại, tàn tiệc hắn mời tôi về nhà chơi. Vẫn kẹo lạc và ấm chè nóng, vẫn giọng Bắc âm ấm, chỉ có khác là không ngồi ở nhà ga mà trong phòng khách nhà hắn. Tài liệu ngập cả phòng, hắn bảo đang làm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm phó giáo sư. Tôi hỏi hắn: “Khó lắm không?”. Lại... nhấp “chén chè”, hắn thong thả: “Chuyên môn thì vẫn thế, vấn đề là biết quan hệ”. Hắn kể, ra các hội đồng xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tại đây, được hay hỏng quyết định nhiều ở cách biết xử sự với những thành viên trong hội đồng. Đã có vị, chuyên môn tốt lắm nhưng do không biết quan hệ, vậy là hai ba bận ra hội đồng đều không được.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Đã đến lúc Nhân Dân Việt Nam phải giải tán bầy khỉ dòm nhà

Phàm ở đời cùng là loài người sống chung trong xã hội với nhau, tất nhiên có nhiều thứ hạng. Nơi đây tôi chỉ đề cập một khía cạnh về kiến thức. Ai cũng hiểu kiến thức là nền tảng của ý thức và vạch lối chỉ đường cho ý thức và hành động. Do đó khi ta nhìn, nghe những việc một ai đó làm, nói là ta đã có một khái niệm nhận biết về kiến thức, hiểu biết người đó đến đâu. Nhưng không phải lúc nào cũng lấy nền tảng kiến thức mà đánh giá, kết luận bản chất hay giá trị của một con người

Đoán bệnh qua vị trí mụn mọc trên mặt

Mụn mọc trên trán cảnh báo bàng quang và ruột già hoạt động không tốt; mụn ở mũi cho thấy các vấn đề tim mạch như huyết áp cao và căng thẳng.
Mụn trên khuôn mặt tiết lộ nhiều vấn đề về sức khỏe. Để điều trị mụn, bạn cần biết nguyên nhân gây ra mụn. Chữa ngoài da song bạn cần được điều trị bên trong cơ thể bởi nhiều bộ phận hoạt động không tốt cũng gây ra mụn trứng cá.
Dưới đây là những vị trí mụn cho thấy bạn đang mắc một số bệnh:
Mụn trên trán
Mụn mọc trên trán cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề ở bàng quang và ruột già. Người bị mụn trên trán thường có hệ tiêu hóa kém và nhiễm trùng đường tiết niệu. Để hết mụn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa, nên chú ý đến chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà chua, quả anh đào, táo, chanh, trà xanh...

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm

Viết từ Sài Gòn
Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc.” Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng Sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”?
Ở đây, có ba vấn đề cần nêu: Mối liên hệ giữa loa sắt, tượng đài và ống tiêm; Sự đánh tráo môn học lịch sử với tuyên truyền chính trị và; Phá bỏ sự đánh tráo để đi đến một cuộc tẩy não kiểu mới.

Tàu chiến Trung Quốc đe dọa tàu tiếp tế của Việt Nam tại Trường Sa

Chuyển hàng tiếp tế cho công nhân các trạm hải đăng.
(Hình: Thanh Niên)
Tàu chiến và tàu bán quân sự của Trung Quốc, chận đường, chĩa súng đe dọa tàu tiếp tế cho các trạm hải đăng của Việt Nam trên vùng biển Trường Sa.
Hôm Thứ Sáu, hai báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đưa tin kèm theo hình ảnh và video clips về một số vụ việc gần đây mà các nguồn tin vừa kể chứng minh sự ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa đối với các tàu tiếp tế dân sự của Việt Nam.
Tờ Thanh Niên viết rằng, thời gian gần đây, các tàu dân sự Việt Nam làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực - thực phẩm cho công nhân các trạm hải đăng ở quần đảo Trường Sa, liên tục bị các tàu chiến đấu, hải cảnh Trung Quốc vây ép, đe dọa suốt hải trình. Các tàu dân sự bị tàu chiến Trung Quốc vây ép thuộc công ty Bảo Đảm An Toàn Hàng Hải (BĐATHH) Biển Đông và Hải Đảo (thuộc tổng công ty BĐATHH miền Nam, Bộ GTVT).

Người Trung Quốc bị mai phục bắn chết ở Đà Nẵng

Nơi xảy ra án mạng. (Hình: Tiền Phong)
Do vết thương quá nặng sau khi bị mai phục bắn một phát đạn vào người ngay trước cửa nhà tại quận Sơn Trà, một người Trung Quốc đã chết. Vụ án đang gây chấn động dư luận.
Ông Trần Mưu, phó giám đốc công an Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng xác định đây là vụ trọng án “nổ súng giết người nước ngoài” với thủ đoạn manh động, được tính toán kỹ, lần đầu tiên xảy ra tại thành phố Đà Nẵng.
Theo tin Tiền Phong, sáng 26 tháng 11, ông Li Muzi (31 tuổi), quốc tịch Trung Quốc vừa dắt xe ra khỏi nhà ở đường Nguyễn Duy Hiệu, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thì bị mai phục bắn gục.

Đậm đà hương quê với bún riêu, canh bún

Món canh bún nấu theo kiểu Bắc, ngoài rau muống luộc xắt khúc, còn có rau rút 
(còn gọi là rau nhút). (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Văn Lang
Chúng tôi đặt bún riêu bên cạnh canh bún là bởi vì, ngoài việc hai món này có một số nguyên liệu giống nhau, lâu nay không ít người vẫn cho rằng bún riêu là của người Bắc, còn canh bún là của người Nam.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

‘Cuộc chiến khoai tây’ Việt-Trung ở Ðà Lạt

Khoai tây Trung Quốc sau khi “mặc áo mới”
để trở thành “khoai tây Ðà Lạt.”
(Hình: Nguyễn Sài Gòn/Người Việt)
Nguyễn Sài Gòn
Những chuyến xe tải chuyên chở hàng trăm tấn khoai tây Trung Quốc vượt biên qua một quãng đường dài Bắc-Nam, xuất phát cửa khẩu Lạng Sơn, đổ hàng xuống tận Cao Nguyên Lâm Ðồng. Từ đây, sau khi đã được hóa kiếp “mông má” thành “khoai tây Ðà Lạt,” mặt hàng nông sản đặc biệt nầy sẽ làm một cuộc hành quân ngoạn mục đi ngược ra Hà Nội, hay trực tiếp tấn công về Sài Gòn với giá cao ngất ngưởng.
Chuyện tưởng như đùa nhưng lại có thật 100/100 đến nỗi chính quyền thành phố Ðà Lạt phải “rối lên” hốt hoảng ra một thông báo “cấm nhập khoai tây Trung Quốc” cùng với một đội liên ngành trấn giữ ngay chợ đầu mối nông sản thực phẩm nhằm đối phó với nạn “khoai giả mạo” có một không hai này.
Nhưng vì sao lại giả thì chỉ có những người buôn bán mới biết được mánh khóe này. Họ cho biết chỉ cần bôi lên một lớp đất đỏ bazan đặc trưng của cao nguyên Lâm Viên Ðà Lạt là khoai tây của Tàu đã biến hình ngay thành khoai tây Ðà Lạt chính hiệu. Một cách nào đó thì Chung Vô Diệm với khuôn mặt nhem nhuốc dính đầy đất đen đã biến thành hồng tươi ngay trên chính thủ phủ của Tây Thi xinh đẹp.
Muốn biết thật hay giả chỉ có thể chế biến và “ăn” ngay thì mới biết đâu là khoai thực khoai giả. Nhưng nói cho đúng hơn thì khoai nào cũng thiệt chỉ khác “chất lượng” mà thôi.

Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim “Terror In Little Saigon”

Giám Sát Viên Michael Getler của PBS
BBT - Web Việt Tân
Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau:
1- Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

“TERROR IN LITTLE SAIGON”, MỘT ĐIỀU TRA HÌNH SỰ HAY ĐÒN PHÉP CHÍNH TRỊ?

Định Nguyên
ĂN CƠM MỚI NÓI CHUYỆN CŨ
  Phim phóng sự “Terror In Little Saigon” xuất hiện mấy tuần nay gây xôn xao dự luận trong các cộng đồng người Việt.  Nội dung của nó là chuyện cũ, khơi lại vụ năm nhà báo Việt Nam bị ám sát tại Mỹ vào thập niên 80 thế kỷ trước.  Theo tuyên bố, những người làm phim muốn tìm công lý cho những nạn nhân bị ám sát cùng gia đình của họ.  Nhưng sau gần một tiếng đồng hồ trình chiếu, cuốn phim không chứng minh được ai là kẻ sát thủ, ai là người ra lệnh mà chỉ nói một cách chung chung rằng năm người bị giết đều là những người chống đối Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”, tiền thân của Đảng Việt Tân hiện nay.  Như vậy, nếu cuộc “điều tra” của PBS chỉ có thế thì sẽ không có ai bị truy tố mà chỉ có Đảng Việt Tân là chịu ảnh hưởng chính trị nặng nề nhất.

Chương trình gây quỹ yểm trợ quốc nội CLB Thân Hữu Việt Tân

Kính mời cùng xem:
Chương trình gây quỹ yểm trợ quốc nội CLB Thân Hữu Việt Tân

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Tâm tình của một thành viên Mặt Trận/Việt Tân Về Terror in Little Saigon


Nhà tù “cải tạo” cộng sản Việt Nam sau 30-4-1975
Trần Diệu Chân
Xin chia sẻ với quý vị tâm tình của một người dân bị mất nước vào tay một thể chế phi nhân, suýt mất hết cả gia đình trên đường đi tìm tự do, và 40 năm sau vẫn mục kích nỗi thống khổ kéo dài của dân tộc.
Con người bất hạnh đó đã vui mừng tìm lại được lẽ sống của đời mình nhờ đâu? lấy lại niềm tự tin về ý chí quật cường của dân tộc ra sao? và cảm nhận được niềm hạnh phúc vô biên như thế nào trên con đường phục vụ Tổ Quốc, giành lại tự do, no ấm cho dân tộc?
Ngày 30-4-1975, tôi đang là sinh viên theo học năm cuối cùng tại New Zealand. Tin mất nước đến như sét đánh bên tai đối với một người ít lưu tâm tới thời cuộc như tôi. Từ đấy, tôi mất liên lạc với gia đình sau khi bức màn sắt đổ ập lên đất nước. Tôi hình dung ra một biển máu sau bức màn sắt ấy, như thời cải cách ruộng đất năm 1953-1956 đã giết hại hàng trăm ngàn sinh linh vô tội.

Đi một vòng nghe và thấy đoạn trường dân kêu

Nghệ sĩ violon Tạ Trí Hải bị một nhóm côn đồ
tấn công khi đang chơi đàn ở khu vưc hồ Gươm
đối diện ngân hàng ANZ lúc 22h00 ngày 11/11/2015
Lê Hải Lăng
Làm công dân nước CHXHCNVN có cái sướng là cái gì cũng để “đảng NO”, vì đảng bắt dân phải thế. Giặc vào Quốc hội, giặc vừa phủi đít ra đi, giặc phán ngay rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của giặc thời cổ đại. Dân nhìn nhau ngạc nhiên giặc thì ít, mà nhận diện bộ mặt thật “đảng NO” thì hết còn thắc mắc. Vì nhờ “đảng NO” cho nên thằng dân tui đói quá, con cu cái kiến cũng teo theo. Thế là đi một cuốc vào bệnh viện nhờ ông y tá vườn chích, à quên bác sĩ nhà thương khám, may ra cho thuốc ngủng ngẳng một tí cho bà xã khỏi lườm nguýt chắt lưỡi giữa đêm hôm gà chưa gáy sáng. Chưa tới cổng tui đã gặp cò mồi chạy đến cầm tay vá cổ như quan đỏ ôm hôn thằng cướp biển. Chàng ta ca bài vọng cổ dồn dập:
- Ông ơi! Tui có chỗ sẵn sàng, mau lẹ lắm khỏi sắp hàng vô trong chầu chực ngày này qua ngày nọ, tui lấy giá hời thôi ạ!

Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng- Chuyện tình Lan và Điệp 1

Nhạc sĩ Anh Bằng (trái) và nhạc sĩ Trần Chí Phúc.
Photo: Trần Củng Sơn
Trần Chí Phúc
Thời còn trẻ ở Sài Gòn, tôi thất tình khi người yêu lấy chồng, lang thang trên con đường vắng, miệng ngêu ngao hát mấy câu “ Có người hỏi tôi tại sao ưa ca bài ca sầu nhớ, ưa ngắm trăng mờ hoàng hôn. Ưa đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn, mà nghe cô đơn”. Lời ca đồng điệu với nỗi sầu, câu nhạc dài hơi làm tôi thích và nhớ nó cùng kỷ niệm năm xưa, sau này mới biết đó là bài Lẻ Bóng của nhạc sĩ Anh Bằng.
Đi ngược thời gian một chút, lúc còn học lớp tiếp liên- lớp luyện thi vào đệ thất trường công lập; tôi là trưởng ban văn nghệ, sang lớp con gái dự tiệc liên hoan cuối năm, hát bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 sai mấy chữ bị chọc quê, nhớ mãi.

Một giai thoại có thật về Lý Tiểu Long được đem lên màn ảnh

Một giai thoại có thật về Lý Tiểu Long.
Photo Courtesy:EW.com
Chủ đề chính của bộ phim là trận đánh sinh tử giữa họ Lý với thủ lĩnh Thiếu Lâm Bắc Phái  Wong Jack Man trong những năm 1960. Tài tử Yu Xia vào vai võ sư Wong và tài tử Billy Magnussen thủ vai Steve McKee, một võ sĩ trẻ cứ bị dằn vặt giữa họ Lý và võ sư Wong. 
Trận đấu có thật này đã được bàn tán trong nhiều thập niên qua với nhiều chi tiết chưa rõ như nó kéo dài bao lâu và ai đã thắng, nhưng chắc chắn trận đấu quan trọng này đã ảnh hưởng đến triết lý quyền thuật của họ Lý sau đó rất mạnh. 
Bộ phim sẽ do đạo diễn George Nolfi chỉ huy và bộ phim sẽ được bấm máy ở Vancouver, Canada. Chuyện phim do Christopher Walkinson và Stephen J.Rivele đảm nhiệm. Đây chắc chắn sẽ là một bộ phim rất hấp dẫn cho giới hâm mộ Lý Tiểu Long. 

Người Việt ăn gì để khỏi chết?

Những chiếc thùng chứa chất độc hại được phát hiện
tại một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ảnh: Báo Lao Động
Sống ở Việt Nam mỗi ngày phải đối diện với hàng trăm nỗi bất an thường trực. Ngoài chuyện lo lắng cho con cái trong việc học hành, đến lo sợ chuyện tai nạn giao thông. Trước những tin tức tràn lan về thực phẩm độc hại, nhiều khi tai nạn giao thông hay giáo dục cho con cái không đáng lo bằng việc ăn thứ gì để khỏi chết.
Thực phẩm bẩn, chất độc hại không phải chỉ được tuồn từ Trung Quốc sang, mà ngay chính người Việt tự đầu độc chính đồng bào của mình. Từ trái cây, rau chứa đầy thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, đến dư lượng chất cấm có trong thực phẩm chăn nuôi khiến người không khỏi bàng hoàng. Để được lợi, người chăn nuôi thoải mái sử dụng những chất tạo nạc, kháng sinh. Báo chí không ngừng đăng tải tin tức trái cây chưa chín, chỉ cần ngâm trong thùng hóa chất vài tiếng sau đã có thể ăn ngon lành. Hoặc thực phẩm hôi thối sau một thời gian ngâm hóa chất đã có thể đem bán ngoài thị trường. Bởi vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới.

5 loại thức uống giúp chống lão hóa

1. Cà phê
Không chỉ mang lại năng lượng làm việc cho mỗi sớm mai thức dậy mà tách cà phê hằng ngày còn mang đến cho bạn nhiều điều khác nữa.
Một ly cà phê ngon có chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại sự tàn phá, chống sự lão hóa. Người ta nói cà phê có khả năng chống lại một số bệnh như Parkinson, trầm cảm, tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa việc uống cà phê với việc giảm nguy cơ ung thư tế bào biểu mô, một loại ung thư da phổ biến.

Nhìn Miến Ðiện, nghĩ về Việt Nam

Người dân tham gia bầu cử
Nguyễn Hưng Quốc
Cuộc bầu cử tại Miến Ðiện đã kết thúc. Ðây là cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại nước này kể từ năm 1990, năm bà Aung San Suu Kyi cũng thắng cử lớn nhưng giới quân nhân lại không công nhận, hơn nữa, còn quản thúc bà, có lúc còn bắt bà bỏ tù để tiếp tục nắm giữ quyền hành một cách độc đoán trong suốt gần 25 năm vừa qua.
Trong lần bầu cử này, tình hình có vẻ khả quan hơn. Với sự hiện diện đông đảo của các nhà quan sát quốc tế, cuộc bầu cử diễn ra một cách tự do và minh bạch, không hề có bất cứ dấu hiệu đàn áp hay gian lận lớn nào. Khi kết quả bầu cử đã khá rõ, đảng Liên Minh Ðoàn Kết và Phát Triển hiện đang cầm quyền tuyên bố thua cuộc và chấp nhận phán quyết của các cử tri. Tổng Thống Thein Sein, sau khi chúc mừng bà Suu Kyi, đã tuyên bố tôn trọng kết quả bầu cử và hứa hẹn sẽ sớm tiến hành các cuộc thương thảo với bà Suu Kyi để thành lập chính phủ mới.

Dân sợ thịt heo sau vụ '5 tấn thịt thối'

Những bao tải thịt heo đã chuyển màu, bốc mùi hôi thối.
(Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)
Gần 5 tấn thịt heo bốc mùi, chuyển màu đã bị bắt giữ khi đang phân phối cho tiểu thương ở chợ khiến người dân Bình Dương lo lắng, tránh xa thịt heo.
Ngày 20 tháng 11, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã ra quyết định phạt ông Nguyễn Văn Cao (43 tuổi), quê Thanh Hóa, chủ cơ sở mua bán thịt heo thối ở thị xã Thuận An 11 triệu đồng.
Theo tin tờ Phụ Nữ Sài Gòn, tối 18 tháng 11, quản lý thị trường phối hợp với cảnh sát môi trường Bình Dương đã bắt giữ 2 xe tải chở thịt heo bẩn của ông Cao đến phân phối tại khu chợ Đông Đô, nơi chủ yếu bán thực phẩm cho tiểu thương và công nhân ở thị xã Thuận An.
Điều đáng sợ là gần 5 tấn thịt heo bẩn này không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật. Mặt khác đã bốc mùi hôi thối, có dấu hiệu chuyển màu, nổi hạch. Khi làm việc với ngành chức năng, ông Cao khai nhận, mua thịt từ các lò mổ ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, rồi chuyển về Bình Dương phân phối.

Hạ giá hay xóa bỏ môn lịch sử?

Ngô Nhân Dụng
Ngày Chủ Nhật tuần rồi, 15 Tháng Mười Một, 2015, Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo trong đó nhiều vị giáo sư báo động học sinh nay mai sẽ không còn được học môn lịch sử đầy đủ, theo dự thảo chương trình bậc Trung Học Phổ Thông, mà Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo có thể thi hành. Theo chương trình soạn thảo, từ năm 2018 các học sinh sẽ không được học riêng môn Lịch Sử, mà môn này sẽ được gộp chung vào thành một môn học mang tên là “Công dân với Tổ quốc;” trong đó có thêm hai môn khác là Giáo Dục Công Dân và An Ninh Quốc Phòng. Trước đó hai tuần, Bộ Giáo Dục đã họp các nhà giáo để giải thích việc cải cách này; nhưng giới sử học nghe không xuôi tai!

Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển ‘lạc điệu’

Nền kỹ nghệ của Việt Nam phần lớn chỉ là gia công.
Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu.”
Đây là ý kiến của những người từng đóng góp vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam trước đây, nay không còn ở trong guồng máy của chế độ mới đưa ra những lời thú nhận muộn màng về đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đầu ngô mình sở đã và đang làm hại nước Việt Nam.
Ngày Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015, tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tường thuật cuộc hội thảo có nội dung “tổng kết 30 năm đổi mới giai đoạn 1986 - 2015” được tổ chức cùng ngày tại Hà Nội. Tham dự và phát biểu là những người như ông Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, Tiến Sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến Lược Phát Triển, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ông Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Chiến Lược, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư v.v...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về thư ngỏ gửi TT Obama

Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.
Trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama lên đường sang Đông Nam Á tham dự các Thượng đỉnh, hôm 12 tháng 11 vừa qua, 12 tổ chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 chữ ký của các nhân vật trên thế giới, từ những Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư pháp, nhà văn, nhà báo, 23 Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Thượng viện Anh quốc, đến các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, dân chủ, đã ký Thư ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức lâu năm nhất tại Việt Nam, là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua.

Ai muốn làm ‘Thein Sein Việt Nam’?

Trước khi trở thành người ghi công dân chủ cho
Myanmar, Thein Sein từng là một đại tướng quân đội.
Phạm Chí Dũng
Nhân vật “được kỳ vọng” Nguyễn Tấn Dũng? Hay người có hơi hướng trở về đường lối “dân tộc - dân chủ 1946” Trương Tấn Sang? Hoặc Nguyễn Phú Trọng - người đã “kết luận” để nhà nước Việt Nam chấp nhận Công đoàn độc lập? Và cả “ẩn số” Trần Đại Quang?...
Độ trễ 5 năm?
Hai sự kiện chấn động “Bình thường hóa Mỹ - Cuba” cuối 2014 và “Cách mạng dân chủ Myanmar” cuối 2015 có lẽ là khá đủ để giới lãnh đạo Việt Nam không còn mấy tơ tưởng về chuyện trở thành “tiền đồn canh giữ hòa bình thế giới”.
Hoặc mơ mộng độc đảng trừng trị dân chủ như bao năm trước.
Bây giờ là lúc phải tính đến một thay đổi nào đó. Phải thay đổi gấp rút để đánh đổi lấy sự tồn tại không biết được bao lâu.

Tình hình không còn như trước nữa

Biểu tình chống Tập Cận Bình tại Hà Nội,
ngày 5/11/2015. (Ảnh: Danlambao/Fb Dung Mai)
Bùi Tín
Thế là mọi sự đã rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Điều mà một số cán bộ suy nghĩ và mong muốn đã không xảy ra. Mong muốn của họ là Bộ Chính trị phải tính đến chuyện xa rời dần bọn bành trướng và xích lại ngày càng gần các nước dân chủ như Hoa Kỳ, các nước Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Indonesia, theo đúng nguyện vọng rộng rãi của nhân dân Việt Nam, vì theo cơ quan điều tra quốc tế Pew, 80 % người dân Việt Nam muốn kết bạn với phương Tây, chỉ có 17 % muốn gắn bó với Trung Quốc.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

ISIS công bố hình quả bom đặt trên máy bay Nga

Hình do ISIS tung ra có một lon nước giải khát
mà họ nói là bom. (Hình: AP)
Nhóm ISIS vừa tung ra hình ảnh một quả bom mà họ nói đã nổ và làm rớt máy bay của Nga trên bán đảo Sinai làm thiệt mạng tất cả 224 người hồi tháng trước. 
Bức hình này được công bố trên tạp chí mới nhất của ISIS được viết bằng tiếng Anh, với hàng chữ “ĐỘC NHẤT – hình của IED làm cho máy bay Nga bị rớt.”
Bức hình cho thấy một lon nước giải khát màu vàng, hiệu Schweppes Gold, một loại bia không có chất cồn được bán ở thị trường Ai Cập, và một vài vật bằng nhựa và kim loại nằm kế bên, có vẻ như là thành phần của quả bom. ISIS cũng tung ra một tấm hình mà họ nói là những sổ thông hành của người bị thiệt mạng trong vụ rớt máy bay.
ISIS, có một nhóm đồng minh ở bán đảo Sinai, trước đây từng lên tiếng nhận trách nhiệm vụ rớt máy bay Metrojet của Nga, nhưng không đưa ra chi tiết. Nhóm này nói rằng họ làm như vậy để trả thù vụ Nga mở các cuộc tấn công vào nhóm của họ ở Syria.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

ĐẠI DIỆN VIỆT TÂN, ÔNG ĐỖ HOÀNG ĐIỀM GẶP GỠ CỘNG ĐỒNG TẠI NAM CALIFORNIA LIÊN QUAN ĐẾN CUỐN PHIM “TERROR IN LITTLE SAIGON”

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân
Vào trưa Thứ Bảy 14/11/2015 (giờ địa phương), ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân, đã có buổi gặp gỡ cùng cộng đồng và đại diện các đoàn thể người Việt tại Nam California, Hoa Kỳ. Mục đích của buổi gặp gỡ nhằm chia sẻ và giải đáp về quan điểm của Việt Tân trước những cáo buộc vô căn cứ mà cuốn phim “Terror In Little Saigon” đã quy chụp cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng như cho tổ chức Mặt Trận và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, một trong những người sáng lập ra Đảng Việt Tân.
Cùng lúc với Nam Califournia, tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, cũng đã diễn ra buổi sinh hoạt tương tự do ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân gặp gỡ với cộng đồng và giới truyền thông tại đây.

'Khủng bố ở Little Saigon' có giá trị không?

Phim tài liệu “Terror in Little Saigon”, cáo buộc Mặt trận Hoàng Cơ Minh dính líu năm vụ giết nhà báo hồi thập niên 1980, đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
BBC đã phỏng vấn phóng viên điều tra A.C. Thompson, người thực hiện phim, và ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi tìm đến giới nghiên cứu, những người đã xem bộ phim để nghe đánh giá của họ.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

VÌ SAO CẦU ĐÚC 100 TUỔI LONG AN CÓ BỘ MẶT MỚI

FB Hữu Danh Trương
"Cầu quá yếu nên phải đập bỏ". Nhà thầu đưa chiếc xe 28 tấn lên, xe đập ầm ầm. Kết quả: Xe hư!
ĐẬP KHÔNG XONG, XÂY LẠI KHÔNG NHƯ CŨ, TẠM THỜI ĐỂ VẬY?
Chính quyền tỉnh Long An đã dừng phá cầu để "họp". Việc dừng phá cầu đã thực hiện được 2 ngày. Nhưng, nếu chính quyền không dừng thì đơn vị thi công cũng đã tự dừng trước đó.

Chính quyền CSVN lấy máu dân làm thảm đỏ rước Tập Cận Bình vào quốc hội

Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.
Ảnh: Facebook
Người Quan Sát
Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình đã làm cho bầu không khí chính trị ở Việt Nam nhộn nhịp hẳn lên. Trước và cho đến bây giờ, rất nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối chuyến đi này. So với trước nay, những cuộc biểu tình chỉ được diễn ra vào những ngày cuối tuần, thì nay nổ ra ngay cả những ngày trong tuần. Đặc biệt hơn, tại Hà Nội, sau khi bị bắt vào đồn công an thành phố, chỉ được thả ra vào buổi tối nhưng những người biểu tình vẫn diễu hành trên đường phố để phản đối Tập Cận Bình.
Ngược lại với phía người dân, chính quyền CSVN coi chuyến thăm của Chủ tịch Trung Cộng là một niềm vinh dự và đã đón ông với nghi thức chào đón cao nhất cấp nhà nước. 21 phát đại bác đã được bắn lên từ Hoàng thành Thăng Long. Không những vậy, ông Tập còn được nói trước Quốc hội CSVN. Sự ưu ái của chính quyền dành cho Chủ tịch nhà nước Trung Hoa chưa dừng ở đó. Thay vì nói 10 phút thì ông Tập đã nói đến 20 phút vào sáng 6/11.

Hải Quân Việt Nam sẽ tập trận với Hải Quân Nhật

Ông Gen Nakatani và ông Phùng Quang Thanh tại
Bộ Quốc Phòng Việt Nam. (Hình: Bộ Quốc Phòng VN)
Việt Nam và Nhật đồng ý hải quân hai nước sẽ tập trận chung trong thời gian tới. Đó là một trong những thỏa thuận giữa ông Gen Nakatani, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, và ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, theo tường thuật trên trang web của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Ông Nakatani đến Việt Nam cùng thời điểm với ông Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nhà nước Trung Quốc, đến Hà Nội thăm hai ngày.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo của Nhật ngày 6 Tháng Mười Một loan báo Việt Nam cũng đã chính thức mời hải quân Nhật ghé thăm cảng Cam Ranh.
Trong cuộc hội đàm giữa hai người đứng đầu quân đội hai nước, Việt Nam và Nhật cùng nhận định rằng với Biển Đông, các bên cần “kiềm chế, không làm tình hình phức tạp hơn” và các bất đồng về chủ quyền cẩn được “giải quyết bằng các biện pháp ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Cựu Đại tá Vũ Văn Lộc: 'Terror in Little Saigon' là phim dở, đầu voi đuôi chuột...

Kính mời Quý Vị cùng xem video nói chuyện của Ông Vũ Văn Lộc phê bình đài PBS và nói nhiều về “Dương Trọng Lâm” trong phim 'Terror in Little Saigon' chiếu ngày 3 tháng 11, 2015.

'Khủng bố ở Little Saigon' tiết lộ gì?

Nếu nghe tới chữ K-9 và Mặt Trận, những ai từng sống ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 chắc đang liên tưởng đến Mặt trận Giải phóng Miền Nam và một tổ đặc công ám sát.
Nhưng không.
K-9 ở đây được phóng viên điều tra A.C. Thompson nói đó là một nhóm đặc trách ám sát những nhà báo Việt ở Hoa Kỳ trong những năm từ 1981 đến 1990, còn Mặt Trận là tên tắt của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được thành lập năm 1982 dưới sự lãnh đạo của cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh.

MÀU SẮC TÁC ĐỘNG VÀO CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO?

Chúng ta có thể tốn nhiều tiếng đồng hồ để chọn màu sơn giúp căn phòng tạo ra tâm trạng mà mình muốn. Chúng ta nghiên cứu các biểu đồ màu sơn, mang về nhà những hộp sơn mẫu. Các phòng phẫu thuật được sơn màu trắng để tạo cảm giác sạch sẽ, các cửa hàng thức ăn nhanh được sơn đỏ hoặc vàng và một số phòng giam nhà tù được sơn màu hồng với hy vọng làm giảm sự hung hăng từ các tù nhân.
Chúng ta cứ ngỡ rằng mình biết bản thân thích màu gì. Quan niệm phương Tây lâu nay vẫn cho rằng màu đỏ sẽ làm trỗi dậy các cảm xúc, trong khi xanh dương làm đằm tính, đến nỗi nhiều người trong chúng ta tin rằng đó là thực.
Thế nhưng liệu màu sắc có tác động đến cử chỉ của chúng ta theo cách mà chúng ta nghĩ?
Các kết quả nghiên cứu khoa học về chủ đề này cho đến nay vẫn thiếu đồng nhất và đôi lúc, gây tranh cãi.
Màu đỏ là màu được nghiên cứu nhiều nhất và thường được so sánh với màu xanh dương hoặc xanh lá cây.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Chính phủ "chơi" Facebook nhưng lại không hiểu luật chơi

Ông Nguyễn Bắc Son: "Chính phủ chơi Facebook
là để gần dân". Ảnh: VnEconomy
Ngày 21/10, Chính phủ Việt Nam chính thức có tài khoản trên Facebook với tên gọi "Thông tin Chính phủ". Một điều mà cách đây 2 năm, người lạc quan nhất cũng không thể nghĩ nó có thể xảy ra. Tuy nhiên, vật đổi sao dời, có những thay đổi mà chỉ sau một giấc ngủ đã thấy mọi thứ hoàn toàn khác hẳn, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ ngày càng trở nên thân thiết.
Còn nhớ cách đây hơn 4 năm, trên tờ "Tạp chí Cộng sản", cơ quan lý luận và chính trị của trung ương đảng CSVN đã có bài viết, trong đó tố cáo CIA đã lợi dụng Facebook như là công vụ để thực hiện các mưu đồ chính trị. Nói cách khác, chính quyền CSVN vào thời đó vẫn coi Facebook như là "thế lực thù địch", là nơi đăng tải những tin tức "xuyên tạc" chống lại sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Mạng di động ở Sài Gòn và 'chiêu' móc túi khách hàng

Một bảng quảng cáo dịch vụ điện thoại của MobiFone
trên phố Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Văn Lang
Ra đời từ năm 1993, với nhà cung cấp mạng điện thoại di động đầu tiên mang tên MobiFone, hơn 22 năm sau, trải bao cuộc “tàn sát” trên thương trường, chỉ còn có ba cái tên tồn tại, đó là MobiFone, VinaPhone (thuộc VNPT); và Viettel - thuộc tập đoàn viễn thông quân đội. Ba nhà mạng này chiếm trên 95% thị trường. Còn vài nhà mạng nhỏ, như: Vietnamobile; Gmobile...
Năm 2003 ra đời mạng S-Fonne, là sự liên doanh với nhà mạng của Nam Hàn. S-Fone sử dụng công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access). Nhưng chỉ vài năm sau, S-Fone với đầu số 095... đã lặng lẽ rời thị trường Việt Nam không kèn, không trống. Và cho đến nay S-Fone cũng chưa tuyên bố phá sản, dù đã ngưng hoạt động hơn 5 năm. Nhiều khách hàng của S-Fone vẫn giữ 'sim' của S-Fone để làm... kỷ niệm.
Lý do S-Fone bị sập tiệm, theo một nhà quản lý của S-Fone “đổ thừa” là do làm gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền, do vậy họ bị chậm trễ không bắt nhịp kịp với diễn biến nhanh của thị trường.

Truyền đơn phản đối Tập Cập Bình xuất hiện tại Sài Gòn

RadioCTM
Rạng sáng ngày mồng 1/11 vừa qua tại Sài Gòn, hàng ngàn tờ truyền đơn kêu gọi đồng bào cùng lên tiếng phản đối chuyến viếng thăm và phát biểu tại quốc hội của Tập Cận Bình trong chuyế
n viếng thăm Việt Nam hai ngày 4-6/11 sắp tới.
Truyền đơn xuất hiện tại 4 địa điểm chính: Cầu vượt Phạm Văn Đồng (Gò Vấp 1), Cầu Vượt 3-2, Ngã tư Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng, Khu Nhà Thờ Đức Bà. Một đoạn trong truyền đơn đã viết như sau:
Kính thưa đồng bào. Đứng trước thảm họa xâm chiếm Biển đảo, đất liền, tài nguyên và khủng bố ngư dân Việt Nam.
Kính mong toàn thể đồng bào hãy đồng thanh phản đối chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình trong tháng 11 này. Và kêu gọi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải có hành động cụ thể và dứt khoát đối với hành động bá quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc.
Đứng tên trong truyền đơn kêu gọi gồm các tổ chức: Hội Nhân Quyền Và Dân Quyền Việt Nam (Ông Lê Văn Trinh), Hội Đồng Liên Tôn (Hòa Thượng Thích Không Tánh), Hội Tù Nhân Lương Tâm (Ông Nguyễn Bắc Truyển), Hội Dân Oan 3 Miền (Bà Nguyễn Thị Thanh Tùng), Liên Minh Dân Tộc Việt Nam (Ông Hồ Khắc Tường).

Bị cấm tập trung biểu tình thì làm gì?

Vũ Thạch@S:
Trong lúc Hoa Kỳ và các nước Nhật, Úc, Phi, Singapore, ... đồng thanh chống bá quyền TQ tại Biển Đông nhân việc tàu Lassen cố tình đi qua vùng biển gần các căn cứ quân sự do Bắc Kinh mới tạo dựng tại Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ biết im lặng, rồi tường thuật như chuyện bàng quan của thiên hạ, không liên hệ gì đến Việt Nam.
Thay vào đó, giới lãnh đạo Ba Đình chỉ biết duy trì chính sách nguy hiểm, bao gồm:
- Tiếp tục tuyên bố sẽ không chống cự lại hành vi xâm lược của TQ bằng các biện pháp quân sự;